Tổ tôm diễn ca

Thảo luận trong 'Tổ Tôm Sân Đình' bắt đầu bởi ducthudo, 18/12/11.

  1. NHẶT LẠI BÀI XƯA

    Tuổi già yêu thích Tổ Tôm

    Bởi ghét “lá ổi” với “mồm Trẩu tre”...

    -Mùa Cô-Vít muốn an lành

    “On-Ghêm”mình với chúng mình cùng vui.

    -“Gã Đầu Bạc” xịn “Lão Bô”

    Nhưng đầm “Dương Huyết” vẫn mò “Buồng trong”

    Nhường chân cho các “Lão ông”

    Tham gia Khai Lộc “Nạ dòng Mờ-Xê”.

    -“Khôn ngoan chẳng lọ...”nọc đì

    “Xin nhờ cô cả...”dẫu gì cũng vui.

    -Đàn Ông thích Giám đốc nghèo

    Núi cao mây trắng sớm chiều nhớ thương.
     
    chanvuongvtcl01Mod06 thích điều này.
  2. THUYẾT MINH QUÂN BÀI TỔ TÔM TRONG TỔ TÔM ĐIẾM(P1)

    THUYẾT MINH QUÂN BÀI TỔ TÔM


    I-CHI CHI

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Người đâu gặp gỡ làm CHI

    Trăm năm biết có duyên gì hay không?”.

    - KIỀU-Nguyễn Du.

    1b-“Chữ tình là chữ CHI CHI

    Dẫu CHI CHI cũng CHI CHI với tình”.

    - CHỮ TÌNH-Nguyễn Công Trứ).

    2-DÂN GIAN:

    2a-Nảy lên thích quá còn gì
    Khuỳnh chân,khuỵu gối muốn CHI anh chàng.

    2b-Văn thơ đệ nhất kinh kỳ
    Lỡ thời còn biết làm chi cho đời.
    2c-Chi chi rồi lại chành chành
    Cái đanh thổi lửa bắt anh đi tìm. 3-CA KHÚC: 3a-“Thôi rồi còn CHI đâu em ơi. Có còn lại chăng dư âm thôi.Trong cơn thương đau men đắng môi...”

    -TÌNH LỠ- của Thanh Bình. 3b-“Buồn làm CHI em ơi, lá xanh rồi cũng phai màu”.

    - BUỒN LÀM CHI EM ƠI-của Nguyễn Minh Cường.

    4-TÊN LÓNG: CỤ, MỀM NHŨN, VIAGRA.


    II-ÔNG CỤ(Ông Lão):

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Một lời cậy với Chung công,
    Khất từ tạm lĩnh Vương ông về nhà”.
    -KIỀU-Nguyễn Du

    1b- “Tuổi già như chuối chín cây
    Chỉ mong sức khỏe vui vầy cháu con
    Bữa cơm nửa bát còn non
    Giữa đêm thức giấc không tròn canh thâu”.

    -HẠNH PHÚC TUỔI GIÀ-Cúc Họa Mi.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Mấy cô son phấn làm hàng
    Gặp ngay ông cụ đi hoang nhừ đòn.

    2b-Xưa “Tri Thiên”được lên đình

    Nay già “Thất Thập” vẫn rình “Hót-Gơn”.

    3-CA KHÚC:

    3a-Nhạc chế: “Huân chương không lấy đâu, các cụ đòi lấy trâu dễ chia. Ố hay, ô thật hay. Có cụ già bắn rơi máy bay”.

    -“Ới dô trên đất này, có cụ già bắn rơi máy bay” -HÁT MỪNG CÁC CỤ DÂN QUÂN của Đỗ Nhuận.
    3b-“Rồi bão tố rớt trên vai, đời dài bao gian khó. Tình cha lớn lao hơn ngọn núi cao…”. -NGHĨ VỀ CHA của Nguyễn Nhất Huy.

    4-TÊN LÓNG: CỤ GIÀ, CỤ ÔNG.


    III-THANG THANG(Thương thương)

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Đau đớn thay phận đàn bà!
    Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

    -KIỀU-Nguyễn Du.

    1b-“Hồng quân với khách hồng quần,
    Đã xoay đến thế, còn vần chưa tha”.

    -KIỀU-Nguyễn Du.

    1c-“Duyên em dù nối chỉ hồng,
    May ra khi đã tay bồng tay mang”.

    -KIỀU-Nguyễn Du

    2-DÂN GIAN:

    2a-Đa tình phai sắc tàn hương
    Ôm con vò võ thương thương một người.

    2b-Bắc thang hỏi tận trời cao

    Sữa thơm tình mẹ ngọt ngào yêu thương.

    3-CA KHÚC:

    3a-“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”… -LÒNG MẸ 1- của Y Vân

    3b-“Bao nhiêu năm bồng con đứng đợi chồng về.Bao nhiêu phen thời gian úa phai lời thề…”. -HÒN VỌNG PHU 1-của Lê Thương.

    4-TÊN LÓNG: BỒNG CON, MẪU TỬ, BÀ LANG.


    NHẤT VĂN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Làn thu thủy, nét xuân sơn,
    Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.

    -KIỀU-Nguyễn Du

    1b- “Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
    Bảy nổi ba chìm với nước non.
    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
    Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

    -BÁNH TRÔI NƯỚC-Hồ Xuân Hương.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Cô tiên trông rõ là xinh
    Thẹn thùng che mặt cho anh mủi lòng.

    2b-Đẹp xinh hoa hậu quê mình

    Lượt là khăn áo thông minh ngút trời.
    3-CA KHÚC:

    3a-“Thiên tiên, chúng em xin dâng chàng trai trái đào thơm. Khúc Nghê Thường này cùng múa vui bầy tiên theo đàn…”. –THIÊN THAI- của Văn Cao.

    3b- “Tôi có người em gái tuổi chớm dâng hương
    Mắt nồng rộn ý yêu thương
    Đôi mắt em nói nhiều tha thiết như dáng kiều
    Ôi tình yêu”.

    -GỬI NGƯỜI EM GÁI- của Đoàn Chuẩn-Từ Linh.

    3c- “Da em lụa là, tóc em xoã mềm. Lung linh trời sao sáng trong mắt em. Môi em làm thêm khó câu giã từ Vì đường xa ướt mưa Vì đường xa ướt mưa…”.

    -VÌ ĐƯỜNG XA ƯỚT MƯA-của Đức Huy.

    4-TÊN LÓNG: CÔ TIÊN, HOA HẬU.


    NHẤT VẠN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Đường đường một đấng anh hào,
    Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài”.

    -KIỀU-Nguyễn Du

    1b-“Giơ tay với thử trời cao thấp

    Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài”.

    -TỰ TÌNH-Hồ Xuân Hương.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Giữa đường múa võ luyện công
    Giống như châu chấu ngoài đồng làng ta.
    2b-Múa may dọa dẫm ai đây

    Quặp râu thấy vợ ngoẹo ngay cái đầu.

    3-CA KHÚC:

    3a- “Từ khi anh thôi học, là từ khi anh khoác áo trê-ghi.Từ khi anh xa nhà, một vạn đêm nhung nhớ giữa trời mây”.

    -TÌNH THƯ CỦA LÍNH-của Trần Thiện Thanh.

    3b- “Rừng hoang vu! Vùi lấp bao nhiêu uất căm hận thù. Ngàn gió ru, Muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù.”

    -HẬN ĐỒ BÀN-của Xuân Tiên.

    4-TÊN LÓNG: MÚA VÕ, CHÂU CHẤU.


    NHẤT SÁCH

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Bắt phong trần phải phong trần,
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.

    -KIỀU-Nguyễn Du

    1b-“Nhác trông nhờn nhợt màu da

    Ăn gì to béo đẫy đà làm sao”.

    -KIỀU-Nguyễn Du.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Tăng trọng ăn lắm vào nha
    Anh này mập nhất đùn ra mất quần.
    2b-Khuỳnh khoàng, trán hói bụng to

    Phong bì đầy túi ấy là quan tham.

    3-CA KHÚC:

    3a- “Này bạn thân ơi, số kiếp nhân sinh chỉ là cát bụi trần gian. Dù anh và tôi ai sang giàu ai gian khó. Mai xa kiếp con người, về với cát bụi rồi,cũng đều đôi tay trắng…”.

    -CÁT BỤI CUỘC ĐỜI- của Hà Sơn.

    3b-“Trông thói đời cười ra nước mắt. Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu, giờ giàu sang quên kẻ tâm giao. Còn gian dối cho nhau…”.

    -THÓI ĐỜI của Trúc Phương.


    NHỊ VĂN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Triều đình riêng một góc trời,
    Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà”.

    - KIỀU-Nguyễn Du

    1b-“Tông đường chút chửa cam lòng,
    Nghiến răng bẻ một chữ đồng làm hai”.

    - KIỀU-Nguyễn Du

    2-DÂN GIAN:

    2a-Nghe đồn cậu ấy siêu nhân
    Sao hè đội mũ quàng khăn thế này.

    2b-Đầu đội mũ, cổ quàng khăn
    Hai chân đi đất còn Văn vở gì.

    2c-Văn chương có một không hai Tràng hoa quấn cổ anh tài làng ta. 3-CA KHÚC:

    3a- “Ngày xưa chị hát vu vơ những câu ca cổ cho em nằm mơ
    Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn quàng cổ ấm hơi mẹ tôi”…

    -MẸ TÔI của Trần Tiến.

    3b- “Chiếc khăn Piêu thêu chỉ hồng theo gió cuốn bay về đây
    Vương trên cây”…

    -CHIẾC KHĂN PIÊU của Doãn Nho.

    4-TÊN LÓNG: VẶN NHI, QUÀNG KHĂN, TRÀNG HOA QUẤN CỔ…


    NHỊ VẠN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Biết thân đến bước lạc loài,
    Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”.

    -KIỀU-Nguyễn Du

    1b-“Sớm đào tối mận lân la,
    Trước còn trăng gió sau ra đá vàng”.

    -KIỀU-Nguyễn Du

    2-DÂN GIAN:

    2a-Tuổi xuân chẳng được mấy ngày
    Nhị đào bẻ quách trao tay nhân tình.

    2b-Lên chùa hỏi tiểu sư cô
    Đào tiên hai quả ai vô bẻ rồi.?
    2c-Ra đường thấy cánh hoa rơi
    Thò tay nhặt lấy cũ người mới ta.

    3-CA KHÚC:

    3a-“Thiên Thai chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian.Có một mùa đào cùng ngày tháng chưa tàn phai một lần”.

    –THIÊN THAI của Văn Cao.

    3b-“Ai lên xứ hoa đào, đừng quên bước lần theo đường hoa. Hoa bay đến bên người, ngại ngần rồi hoa theo chân ai”.

    -AI LÊN XỨ HOA ĐÀO của Hoàng Nguyên.

    4-TÊN LÓNG: NHỊ ĐÀO, HOA ĐÀO,ĐÀO TIÊN, HAI VỢ...


    NHỊ SÁCH

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Một mình lưỡng lự canh chầy,
    Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh”.

    -KIỀU - Nguyễn Du.

    1b-“Hai tình vẹn vẽ hòa hai,
    Chẳng trong chăn gối cũng ngoài cầm thơ.
    Khi chén rượu khi cuộc cờ,
    Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên”.

    - KIỀU - Nguyễn Du.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Trống bỏi quyến yến mê oanh
    Chồn chân, lưng khọm biến thành cụ non.
    2b-Lưng còng, gối mỏi, gậy đơn
    Hai chân không guốc, sách cần đọc chi!
    2c- Tuổi xuân chẳng biết kiêng khem.
    Về già chống gậy tòm tem thế nào

    3-CA KHÚC:

    3a- “Ta vẫn yêu hồn ta vẫn say, qua bao nhiêu năm tháng ơ thờ. Một ngày nào đó tóc xanh xưa bạc màu. Một ngày nào đó ta có thôi hết yêu người….”

    -BẢN TÌNH CUỐI của Ngô Thụy Miên.

    3b-“ Rót nữa đi em rồi mai về xứ lạ
    Để mình ta, mình ta buồn cho héo hắt tim gan
    Hết thật rồi sao? Thôi ta xin từ tạ
    Cuộc tình này, cuộc tình này
    Rồi cũng đến dở dang…”.

    -TÚY CA của Châu Kỳ.

    4-TÊN LÓNG: NHỊ CÒNG, CỤ NON, GIÀ CHƠI TRỐNG BỎI...


    TAM VĂN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Có tài mà cậy chi tài,
    Chữ tài liền với chữ tai một vần”.

    -KIỀU - Nguyễn Du.

    1b-“Chuông khánh còn chẳng ăn ai

    Những là mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre”.

    -CA DAO.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Tưởng gì một gã du côn
    Thọt chân làm mất cá tôm của làng.

    2b- Ba cho con hỏi một câu!
    Văn hay chữ tốt có giầu được không?
    2c- Ba lần khăn gói đi thi
    Văn thì phạm huý, võ thì què chân


    3-CA KHÚC:

    3a- “Bài hát có ngọn núi quê anh xa vời
    Bài hát có đồng lúa mênh mang câu hò
    Bài hát có người lính đã hy sinh âm thầm
    Cho hôm nay những gót chân son vui quanh dấu chân tròn”…

    -VẾT CHÂN TRÒN TRÊN CÁT của Trần Tiến.

    3b-“ Ngày trở về, anh bước lê
    Trên quãng đường đê đến bên lũy tre
    Nắng vàng hoe, vườn rau trước hè cười đón người về”.

    -NGÀY TRỞ VỀ của Phạm Duy.

    .4-TÊN LÓNG: TAM VUÔNG, QUÁCH HÒE, TAM QUÈ...


    TAM VẠN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Phong lưu rất mực hồng quần,
    Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê”.

    -KIỀU - Nguyễn Du.

    1b-“ Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

    Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

    -KIỀU – Nguyễn Du.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Lại đây xinh quá một nàng
    Hỏi ra mới biết cái bang a còng.
    2b-Ba vợ lắm mối nằm không

    Tạm van Bà Nguyệt xin đừng vạ ban.

    2c- Thương thay một kiếp má hồng
    Mua danh ba vạn ba đồng bán danh
    2d-Ba
    đồng một mớ trầu cay
    Vạn xuân chàng - thiếp đêm ngày bên nhau

    2d-Ngày xưa ba vợ thì sang

    Ngày nay ba vợ tan hoang cửa nhà.

    3-CA KHÚC:

    3a-“Cứ cúi mặt đi để nghe đời lầm lỡ
    Đừng níu thời gian cho thêm sầu vương mang…”.

    -CỎ ÚA của LAM PHƯƠNG.

    3b- “Ai đi trong giá lạnh chẳng nghĩ chuyện người đan áo Một vầng trăng xẻ bóng chia đôi Áo đan chưa rồi, lỡ mưa đông về giá lạnh người đi…”.

    -CHUYỆN TÌNH NGƯỜI ĐAN ÁO của Trường Sa.

    4-TÊN LÓNG;BA VỢ, VAN TẠM.


    TAM SÁCH


    1-VĂN HỌC:

    1a-“Lạ gì thanh khí lẽ hằng,
    Một dây một buộc ai giằng cho ra”.

    -KIỀU – Nguyễn Du.

    1b-“Những là e ấp dùng dằng,
    Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi”.

    -KIỀU-Nguyễn Du.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Ruộng đồng đã hóa phố phường
    Anh còn đội nón cầm thừng tìm trâu.
    2b-Chồng người đi Nhật đi Tây

    Chồng em đội nón chơi dây ngoài đường

    2c-Nón mê áo cói dây thừng

    Trâu đi tìm cọc anh đừng bắt em

    2d-TAM sinh duyên nợ đèo bồng
    SÁCH bút anh bỏ,tơ hồng anh theo.

    3-CA KHÚC:

    3a- “Lối nhỏ xưa đâu còn và dung nhan thuở ấy Tôi biết đâu mà tìm màu trăng xưa dịu hiền Còn lại mây đen giăng mờ khắp lối Nhuốm màu oán hờn in sâu lòng phố phường…”.

    -KHU PHỐ NGÀY XƯA của Tú Nhi.

    3b-“ Nếu chiều nay lỡ hẹn không về. Thì Xuân năm nay Xuân sẽ buồn. Sẽ buồn hơn mấy cội mai già. Mà mùa Xuân quên mặc áo mới…”.

    -MÙA XUÂN ĐÓ CÓ EM của Anh Việt Thu.

    4-TÊN LÓNG: CẦM THỪNG TÌM TRÂU, BẮT RẮN, TAM NHẢY DÂY...


    TỨ VĂN

    1a-VĂN HỌC:

    “Áo xiêm ràng buộc lấy nhau,
    Vào luồn ra cúi công hầu mà chi”.

    -KIỀU-Nguyễn Du

    1b-“Năng mưa thì giếng năng đầy.

    Càng năng đi họp, càng dầy phong bao”.

    -CA DAO

    2-DÂN GIAN:

    2a-Bác này bê giỏ đi đâu
    Bốn văn, năm võ cúi đầu với ai.

    2b-Ô hay cái sự lạ đời

    Văn nhân hào kiệt tứ thời bưng bê

    2c-Áo chùng bê giỏ thuốc lào
    Tứ phương tụ hội xóm đào hát văn


    2d-Tư vấn quen thói bưng bê

    Cháo lưỡi quan ghét, phong bì mới ưng.

    3- CA KHÚC:

    3a-“Bước chân ra đời em là cô gái phải lo gia đình ,mong đời hiểu cho,nụ cười em vui vẻ trước bao người mà đâu ai hay biết mỗi đêm về lòng em mang bao ưu tư, tìm về tha phương xa xăm có mình em…”.

    -CÔ GÁI BÁN CÀ PHÊ của Tô Tài Năng.

    3b-“Mộng lòng ta mang thêm nỗi sầu hờn suốt đời
    Đường khuya thôi đếm bước âm thầm một mình tôi…”.

    -BÀI CA KỶ NIỆM của Bằng Giang và Tú Nhi.

    4-TÊN LÓNG: TỨ BƯNG, BƯNG BÊ, VẮN TƯ, BÊ GIỎ.


    TỨ VẠN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Đoạn trường thay lúc phân kỳ!
    Vó câu khấp khểnh bóng xe gập ghềnh”.

    -KIỀU – Nguyễn Du.

    1b-“Đùng đùng gió giục mây vần,
    Một xe trong cõi hồng trần như bay”.

    -KIỀU - Nguyễn Du


    2-DÂN GIAN:

    2a-Luật ra cậu ấy ngãng tai
    Xích lô nghễu nghện có ngày lên bưng.
    2b-Quanh quanh với chiếc xe bò.
    Bốn mùa cặm cụi,vẫn lo vạn điều.
    2c-Bốn mùa nghiêng lấy hương quê
    Vạn lời mẹ gửi xum xuê cây đời
    2d-Gặp thời anh tậu xe hơi,
    Đến khi vận hạn anh chơi xe bò
    2e-Tán vợ bốn buổi mỗi ngày Vạn câu thua hết nhịp chày đầm sương.

    3-CA KHÚC: 3a- “Trò chơi thuở bé, anh ưa kéo mo cau Chở em quanh ngõ vườn Cô bé mỹ miều, cười run run bờ vai Tay ôm chắc vành mo…”. -NGƯỜI PHU KÉO MO CAU-Vinh Sử.

    3b- “Ngày lành hăm sáu, hai mươi chiếc xe màu. Chở đám cưới cô dâu, cài hoa trắng sang cầu…”.

    -CĂN NHÀ MÀU TÍM-Hoài Linh

    3c-“Chiều nay em ra phố về. Thấy đời mình là những chuyến xe. Còn đây âm vang não nề. Ngày đi đêm tới trăm tiếng mơ hồ…”.

    -NGHE NHỮNG TÀN PHAI của Trịnh Công Sơn.

    3d-“ Xe ta bon trên dặm đường
    Giữa làng quê ta băng qua bao suối đèo đồi nương
    Mà xe ta bon ra chiến trường…”.

    -CHÀO EM CÔ GÁI LÀM HỒNG của Ánh Dương.

    4-TÊN LÓNG: XE BÒ, BỐN VỢ, VÁN TỰ...


    TỨ SÁCH

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Mấy lòng hạ cố đến nhau,
    Mấy lời hạ tứ ném châu gieo vàng”.

    -KIỀU - Nguyễn Du.

    1b-“Chém cha cái số hoa đào Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi Nghĩ đời mà ngẫm cho đời Tài tình chi lắm cho trời đất ghen. -KIỀU – Nguyễn Du

    2-DÂN GIAN:

    2a-Đắt mối cô chớ vội mừng
    Hãy lo mua sữa liệu chừng "hát-vê" .
    2b-Tứ phương đồn đại lẳng lơ

    Sách xưa đã chép bao giờ hết oan.

    2c-Tứ phương em rót rượu đào
    Sách kia anh đọc trang nào có em?

    3-CA KHÚC:

    3a- “Từng mùa xuân về lòng vẫn cô đơn
    Từng mùa đông lạnh tình vẫn xa xôi
    Loài người vô tình em sẽ về đâu”…

    -TÌNH KỸ NỮ-Nhật Ngân và Duy Trung

    3b- “Khi biết em mang kiếp cầm ca. Đêm đêm phòng trà dâng tiếng hát cho người người, bỏ tiền mua vui…”.

    -TÌNH ĐỜI-Vũ Chương và Minh Kỳ.

    4-TÊN LÓNG: TÁCH SỨ, TỨ LẲNG LƠ...
     
    Mod06Mod01 thích điều này.
  3. THUYẾT MINH QUÂN BÀI TỔ TÔM TRONG TỔ TÔM ĐIẾM(P2)

    NGŨ VĂN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Ngọn đèn khi tỏ khi mờ,
    Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.
    Khi tựa gối khi cúi đầu,
    Khi vò chín khúc khi chau đôi mày”.

    - KIỀU-Nguyễn Du

    1b-“Buồn trông gió cuốn mặt ghềnh
    Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

    -KIỀU – Nguyễn Du.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Cờ bạc, hụi họ, lô đề
    Năm xung, tháng hạn ra đê mà ngồi.
    2b-Lô đề chủ nợ nó đòi Ngồi đê lánh mặt ngẫm đời vẫn ngu. 3-CA KHÚC: 3a- “Biết em quên mùa đông
    Quên được tình xưa không?
    Biết em quên mùa đông
    Quên được người xưa không?”.

    -EM QUÊN MÙA ĐÔNG của Nguyễn Nhất Huy.

    3b- “Dường như ai đi ngang cửa
    Gió mùa đông bắc se lòng
    Chút lá thu vàng đã rụng
    Chiều nay cũng bỏ ta đi”.

    -NỖI NHỚ MÙA ĐÔNG của Phú Quang.

    4-TÊN LÓNG: VẪN NGU, RA ĐÊ MÀ NGỒI, CHI ĐEN, CHI NGỒI...



    NGŨ VẠN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Lạ cho cái sóng khuynh thành,
    Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi”.

    -KIỀU - Nguyễn Du.

    1b-“Mười năm quét lá ngô đồng
    Mười năm tiếng mõ rền cong mái chùa
    Phên thưa mưa tạt gió lùa
    Vẫn không xóa vết tình xưa lỡ lầm”.

    -MỘT LẦN LẦM LỠ - Huỳnh Hữu Võ.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Cá ươn chê muối thế thôi
    NGÔI CHÙA nơi ấy thu người sa cơ.
    2b-Cây đa bến nước sân đình

    Vạn năm còn mãi dáng hình quê hương

    2c--Đầu năm đi lễ đình chùa
    Vạn điều như ý, bán mua đắt hàng
    3-CA KHÚC:

    3a- “Mưa vẫn hay mưa, trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy, thu mắt xanh xao…”.DIỄM XƯA-Trịnh Công Sơn.

    3b- “Chuông đổ chùa xa, chiều tan trường về, Điệp và Lan chung lối…”. LAN VÀ ĐIỆP 1-Mạc Phong Linh.

    4-TÊN LÓNG: NGÔI CHÙA, CÁI ĐÌNH, NGŨ ĐÌNH...




    NGŨ SÁCH

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Thuyền tình vừa ghé tới nơi,
    Thì đà trâm gẫy bình rơi bao giờ”.

    -KIỀU – Nguyễn Du.

    1b-“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
    Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”

    -KIỀU -Nguyễn Du.

    1c- “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
    Có chở trăng về kịp tối nay?”…

    -ĐÂY THÔN VỸ DẠ-Hàn Mạc Tử

    1d-“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

    Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”.

    -THU ĐIẾU – Nguyễn Khuyến.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Còn ai ôm ấp mộng mơ

    CON THUYỀN xuất ngoại đang chờ ở đây.
    2b-Bến xưa người cũ về đâu

    Chiều nay một cánh buồm nâu thẫn thờ

    2c-Năm xưa sách vở chẳng màng
    Thuyền nan sông nước, nghiệp mang cảnh chài.
    3-CA KHÚC:

    3a-“Thuyền ta ra khơi khi chân mây ửng hồng. Thuyền ta ra khơi có ngại chi mưa nắng…”. -TÌNH TA BIỂN BẠC ĐỒNG XANH cuả Hoàng Sông Hương.

    3b-“Ánh trăng mờ chiếu, một con thuyền trôi nơi đâu. Trên sông bao la, thuyền mơ bến nơi đâu…”. -CON THUYỀN KHÔNG BẾN của Đặng Thế Phong.
    4-TÊN LÓNG: NGŨ THUYỀN, CON THUYỀN...


    LỤC VĂN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
    Giữa đường dẫu thấy bất bằng nào tha”.

    -KIỀU-Nguyễn Du

    1b-"Đông Thành vốn thiệt quê ta, Họ là Lục thị tên là Vân Tiên". -LỤC VÂN TIÊN-Nguyễn Đình Chiểu. 2-DÂN GIAN: 2a-Nếu không đủ sức cướp ngày
    VÁC CHÙY, ôm mác, cầm chày trộm đêm. 2b-Văn nhân gác bút vác sào Co chân chọc bưởi khác nào lục lâm. 2c-Lục Ngạn vải chín tươi hồng
    Văn Giang nhãn ngọt vừa lòng khách thăm. 3-CA KHÚC: 3a- “Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi, thành phố sau lưng ôm mộng ước gì. Tôi là người đi chinh chiến dài lâu, nên mộng ước đầu nay như đã chìm sâu…”. -RỪNG LÁ THẤP của Trần Thiện Thanh. 3b-“Hà hú…
    Đi giữa sa mạc mênh mông
    Mơ nước mắt một con sông
    Mơ mái ấm một đêm đông
    Mơ ánh mắt chờ mong…”.

    -NỖI BUỒN SA MẠC của Tú Nhi.

    4-TÊN LÓNG: VÁC CHÙY, ÔM CHẦY, LỤC VÂN TIÊN, CHỌC BƯỞI, VẶT LÔNG…



    LỤC VẠN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Bốn bề bát ngát xa trông,
    Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”.

    1b-“Cánh hồng bay bổng tuyệt vời,
    Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm”.

    - KIỀU-Nguyễn Du

    1c-“Trông trời, trông đất, trông mây

    Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm

    Trông cho chân cứng đá mềm

    Trời yên biển lặng mới êm tấm lòng.

    -CA DAO.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Người ta làm lụng liên miên
    Còn ông CHỐNG CUỐC ngưỡng thiên tháng ngày.
    2b-Phân lô ruộng đất bỏ hoang

    Lão nông chống cuốc nhớ làng quê xưa

    2c-Bán mặt mà đất chẳng ưng

    Chống cuốc mặc cả bán lưng cho trời.

    3-CA KHÚC:

    3a- “Chiều chiều ra đứng Tây lầu Tây Tây lầu Tây,
    thấy anh tang tình gánh nước, tưới cây tưới cây ngô đồng.
    Ai khiến xui trong lòng, trong lòng tôi nhớ thương.
    Thương anh tưới cây ngô đồng”.

    -LÝ CHIỀU CHIỀU-Dân Ca Nam Bộ.

    3b-“Tình nồng thắm xuyên qua bao mái tranh
    Ngọt ngào dâng hương hương mái tóc xanh
    Những tình mặn mà là những tình đơn sơ
    Quê tôi vẫn đẹp, đẹp những tình ngây thơ…”.

    -TÌNH THẮM DUYÊN QUÊ của Trúc Phương.

    4-TÊN LÓNG: LỤC CUỐC, CHỐNG CUỐC, LÃO NÔNG...


    LỤC SÁCH

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Đề huề lưng túi gió trăng,
    Sau chân theo một vài thằng con con”.

    -KIỀU-Nguyễn Du

    1b-“Người lớn không chơi với trẻ con
    Để cho em bé sống mỏi mòn
    Tự kỷ sinh ra là cái chắc
    Cuộc đời là cả sự héo hon…”.

    -KHÔNG GIA ĐÌNH-Lữ Hạnh.

    1c-“Mẹ con không biết có chăng?
    Từ khi biết nói chỉ rằng: tiếng Cha
    Tiếng Cha con gọi thiết tha
    Thay luôn tiếng Mẹ… Cha là Mẹ con…”.

    -GÀ TRỐNG NUÔI CON – Bách Tùng Vũ.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Giàu đôi mắt, khó đôi tay
    ANH NGHÈO bởi vướng một bầy trẻ con.

    2b-Tục danh "Lục- Ếch" làng ta
    Đông con nhiều cháu vợ là "Lục Thư".

    2c-Sách kia lục chẳng ra thơ
    Dắt con bế cháu ngẩn ngơ ra vào.

    3-CA KHÚC:

    3a-“Vòng tay anh đã lỡ, ôm cả một đàn con, ôm cả người vợ hiền. Còn vòng tay nào nữa, anh dành lại cho em, như lời anh đã nói, khi chúng mình yêu nhau…”

    -VÒNG TAY NÀO CHO EM của Ngọc Lan và Hoàng Lê Vũ.

    3b-“Mới sáng tinh mơ, gà cha báo thức cho đời. Ôm ấp con thơ, lặn lội mưu sinh nổi trôi. Cục tác cục tang, thương cha nắng mưa cơ hàn. Tiếng gáy chiều tàn, như thay lời gà cha ngổn ngang…”.

    -GÀ TRỐNG NUÔI CON của Thái Học và Nguyễn Vĩ.
    4-TÊN LÓNG: LỤC ẾCH, ĐÔNG CON NHIỀU CHÁU, CẤU BỐ...


    THẤT VĂN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Sầu đong càng lắc càng đầy,
    Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”.

    -“Dù sao bình đã vỡ rồi,
    Lấy thân mà trả nợ đời cho xong”.

    -KIỀU – Nguyễn Du.

    1b-“Nghĩ đà bưng kín miệng bình,
    Nào ai có khảo mà mình đã xưng”.

    -KIỀU - Nguyễn Du.


    2-DÂN GIAN:

    2a-Chị này bê lọ MẮM TÔM
    Tay kia chẳng biết có thơm thịt cầy.
    2b-Văn nhân bầu rượu túi thơ

    Thất phu chỉ biết mỗi bơ gạo đầy

    2c-Văn thơ mùi vị mắm tôm

    Phen này bảy món mộc tồn mất ăn.

    3-CA KHÚC:

    3a- ‘Ngày lấy chồng, em đi qua con đê, con đê mòn lối cò về, có chú bướm vàng bay theo em…”.

    -SAO EM NỠ VỘI LẤY CHỒNG của Trần Tiến.

    3b-“Em cô gái bán cà phê, bao ngày em vẫn kiếm sống bằng đôi tay. Em đâu có lỗi gì, xin nhân gian đừng hoài chê trách. Vì cuộc sống em đây phải lo toan, vì mẹ cha nay đã già yếu, còn đàn em thơ vẫn còn đang tuổi lớn khôn…”.

    -CÔ GÁI BÁN CÀ PHÊ của Tô Tài Năng.

    4-TÊN LÓNG: THẤT TÔM,VẮT THÂN,BÊ HŨ MẮM TÔM...


    THẤT VẠN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh

    Giận mình, mình lại thương mình xót xa”.

    -KIỀU - Nguyễn Du.

    1b-“Say vì chén rượu bạn mời
    Chân đi vắt sổ khổ đời tôi chưa
    Hôm nay quá chén say xưa
    Chân tay quờ quạng như vừa tập đi”-


    -KHÔNG SAY KHÔNG VỀ - Phụng Hải Đăng.

    1c- “Say sưa nghĩ cũng hư đời!

    Hư thời hư vậy, say thời cứ say!

    Đất say, đất cũng lăn quay

    Giời say, mặt cũng đỏ gay, ai cười”.

    -LẠI SAY - Tản Đà.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Cho người nhậu tít trời mây
    SÚN RĂNG quắp cả bàn tay trong quần.
    2b-Thất cơ chớ vội buồn rầu

    Vạn sự khởi đầu ắt có gian truân

    2c-Mất bạn mất vợ vì mày

    Thằng "nhọ mõm, cắn bánh tây" đây rồi

    3-CA KHÚC:

    3a-“Trông thói đời cười ra nước mắt. Xưa trắng tay gọi tên bằng hữu, giờ giàu sang quên kẻ tâm giao. Còn gian dối cho nhau”.

    - THÓI ĐỜI của Trúc Phương.

    3b-“Này uống đi em từng giọt buồn cay đắng, cho ta cười trong nỗi xót xa đưa. Rót nữa đi em, xin rót đầy ly cạn, say giùm ta, say từ thuở bao giờ”.

    -TÚY CA của nhạc Châu Kỳ.

    3c-“…Vì sao môi em nóng, vì sao tay anh lạnh, vì sao thân anh rung, vì sao chân không vững, vì sao và vì sao?”.

    -KHÚC THỤY DU của Anh Bằng.

    4-TÊN LÓNG: CẮN BÁNH TÂY NHỌ MÕM, MẤT VỢ,SÚN RĂNG....


    THẤT SÁCH

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
    Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”.

    -KIỀU - Nguyễn Du.

    1b-“Hễ mai tớ hỏng tớ đi ngay,
    Cúng giỗ từ đây nhớ lấy ngày!
    Học đã sôi cơm nhưng chửa chín;
    Thi không ăn ớt thế mà cay!”.


    -KHUYÊN HỌC TRÒ ĐI THI – Tú Xương.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Có anh LANG XÓM tần ngần
    Mất sách, quên thuốc biết mần ra răng.
    2b-Một thời hạch sách hành dân

    Nay ông thất thế làm chân phụ hồ

    2c-Thất cơ lỡ vận thì thôi

    Sách thầy nhớ giữ dành đời mai sau

    3-CA KHÚC:

    3a- “Tiếng hát bay trên hàng phố bâng khuâng, chiều đong đưa những bước chân đau mòn, chợt nghe mùa thu bay trên tầng không…”

    -XIN CÒN GỌI TÊN NHAU của Trường Sa.

    3b- “Để người về hát đêm hồng
    Địa đàng còn in dấu chân
    Bước quên…”.

    -DẤU CHÂN ĐỊA ĐÀNG của Trịnh Công Sơn.

    4-TÊN LÓNG: “MẤT SÁCH”, “MẤT KHÁCH”,


    BÁT VĂN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Liệu mà xa chạy cao bay,
    Ái ân ta có ngần này mà thôi”.

    - KIỀU-Nguyễn Du.

    1b-“Thương thay chút nỗi anh kheo
    Buồm bè chả có, kéo neo suốt ngày
    Người đời tưởng thế là hay,
    Chưa vô khỏi nước, gang tay đo liền”.

    -CA DAO

    2-DÂN GIAN:

    2a-Thôi thì nhờ cậu tám văn
    Đánh võng hôn đất QUÈ CHÂN chữa giùm.
    2b-Bắt van bắt lạy cho chừa

    Cái thằng hai gậy trộm dừa đêm qua

    2c-Văn hay tám chuyện đầu đình
    Văn em kém cỏi một mình cà khe.

    3-CA KHÚC:

    3a- “Đêm đêm liêu xiêu con đường nhỏ, cô đơn cùng với tôi về…”.

    -MỘT MÌNH của Thanh Tùng.

    3b- “Người ơi, nhớ câu thề xưa
    Dù nắng hay mưa dù nghèo hay khổ
    Dù ai sang giàu cũng không bao giờ chia cách đôi ta
    Mà giờ đây sao em nỡ đoạn đành
    Tham phú phụ bần em phụ tình anh”.

    -HOÀNG HÔN MÀU TÍM của Thế Hiển.

    4-TÊN LÓNG:“CÀ KHEO”, “BẮT VAN”, “BÍCH VÂN”, “BÁT THÂM”, “CÁ XANH”, “BÁT ĂN”.


    BÁT VẠN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Một đời được mấy anh hùng,
    Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chơi”.

    -KIỀU-Nguyễn Du

    1b- “Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
    Cá diếc le te lội giữa dòng.
    Giếng ấy thanh tân ai đã biết,
    Đố ai dám thả nạ rồng rồng”.

    -CÁI GIẾNG-Hồ Xuân Hương

    2-DÂN GIAN:

    2a-Mua ngay một chú CHÉP VÀNG
    Tám vạn đồng chẵn chợ làng rẻ hơn.

    2b- Bát vàng mà để mâm son
    Thêm con cá chép thơm ngon vạn lần

    2c-Dưa chua nấu với chép giòn
    Chồng say vợ hát bát còn cá không

    3-CA KHÚC:

    3a- “Thuyền về mà bến mới ôi a Cá nặng lước đầy ( hừ là ) Cá nặng lưới đầy ( ối a ) ...”

    -HỒ TRÊN NÚI-Phó Đức Phương

    3b-“Đừng quên, đừng giận, người ơi
    Đừng quên, đừng giận, người ơi…”

    -TÌNH YÊU BÊN DÒNG SÔNG QUAN HỌ của Phan Lạc Hoa.

    4-TÊN LÓNG: CON CÁ,CÁ CHÉP, CÁ VÀNG, BÁT ĐỎ, BÁT HỒNG, TÁM CÁ.


    BÁT SÁCH

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Lầu xanh có mụ Tú Bà,
    Làng chơi đã trở về già hết duyên”

    -KIỀU-Nguyễn Du.

    1b-“Một mình một nỗi niềm riêng

    Rít từng hơi thuốc khói huyền bay bay

    Khói bay mà ngỡ dáng ai

    Chờn vờn mộng mị ngà say mộng tình”.

    -LÀN KHÓI THUỐC-Hoàng Thanh Tâm.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Lèo luôn được mụ xồn xồn
    Tính GÀN BÁT SÁCH vểnh mồm hỏi chi.

    2b-Vểnh môi hút thuốc phì phèo
    Tám chuyện lèo lá đặt điều cũng hay.

    3-CA KHÚC:

    3a- “Một làn khói trắng, ru đời vào quên lãng, nâng sầu thành hơi ấm, hơ dịu tình đau…”.

    -BÀI KHÔNG TÊN SỐ 7 của Vũ Thành An.

    3b- “Tuổi nào như lá vàng úa chiều nay. Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời. Tay mong trôi trên vùng tóc dài. Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này. Tuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may...”
    -CÒN TUỔI NÀO CHO EM của Trịnh Công Sơn 3c- “Người đi xa có nhớ,Là nhớ ai ngồi trông cánh chim trời, sao chẳng thấy anh.Sao chẳng thấy anh....”. -BÈO DẠT MÂY TRÔI-Quan Họ Dân Ca. 4--TÊN LÓNG: BÁT LÈO, HÚT TẨU THUỐC, XÁCH BÁT, TÁM LÈO, BÁT GÀN, PHÁT SÁCH.


    CỬU VĂN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Lấy điều du học hỏi thuê,
    Túi đàn cặp sách đề huề dọn sang”.

    -KIỀU - Nguyễn Du

    1b-“Và những chị, những anh ngày đêm ra tiền tuyến
    Mấy tầng mây gió lớn mưa to
    Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ
    Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát…”.

    -HOAN HÔ CHIẾN SĨ ĐIỆN BIÊN – Tố Hữu.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Đường to nó chắn một khi
    CÕNG SỌT đường tắt thôi thì làm lươn.

    2b-Một nghề cho chín nên người
    Văn hay chữ tốt trọn đời hiển vinh.

    3-CA KHÚC:

    3a- “Thanh niên quê tôi làm chiếc gậy hành quân, đặt cho tên gọi là chiếc gậy Trường Sơn, luyện cho đôi chân vượt đường xa không mỏi…”

    -CHIẾC GẬY TRƯỜNG SƠN-Phạm Tuyên

    3b- Từng bước từng bước thầm
    Mưa giữa mùa tháng năm
    Tay đan sầu kỷ niệm
    Gió rét về lạnh căm
    Từng bước chân âm thầm...”

    -NHỮNG BƯỚC CHÂN ÂM THẦM-Y Vân
    4-TÊN LÓNG: CỬU LƯƠN, CÕNG SỌT, CHÍN ĐEN, BẮT RẮN, VẲN CƯU,BUÔN THAN.


    CỬU VẠN

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Làm cho nhìn chẳng được nhau,
    Làm cho đầy đọa cất đầu chẳng lên”.

    -KIỀU-Nguyễn Du

    1b-“ Ngược dốc còng lưng chàng cửu vạn
    Xuôi cầu vẹo cổ lũ mồ hôi”

    -KIẾP ĐỜI - Nguyên Hữu.

    1c-“ Chồng là một gã đàn ông
    Chồng là cửu vạn gánh gồng giúp ta”

    -ĐỊNH NGHĨA CHỒNG - Nguyễn Khắc Thiện.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Vác hòm CỬU VẠN mọi đường
    Thời buổi kinh tế thị trường khó khăn.

    2b-Nặng như Cửu đỉnh chàng ơi
    Một lời đã hứa vạn đời khắc ghi.

    2c- Cung đàn chín bậc tơ vương
    Để cho trăm nhớ, vạn thương trong lòng.

    3-CA KHÚC: 3a“Cho ta thêm yêu dấu chân ngàn năm đi mở đất
    Cho ta thêm yêu bầy chim sáo sổ lồng…”.

    -BÀI CA ĐẤT PHƯƠNG NAM của Lư Nhất Vũ.

    3b-“"Hãy nhớ lời cha, sống cho nên người
    Và con ơi chớ bao giờ dối gian
    Nghèo thì cho sạch rách sao cho thơm".

    -TÌNH CHA của Ngọc Sơn.

    4-TÊN LÓNG: VÁC HÒM, BỐC VÁC,CHÍN VẠN....


    CỬU SÁCH

    1-VĂN HỌC:

    1a-“Dưới đèn sẵn bức tiên hoa,
    Một thiên tuyệt bút gọi là để sau”.

    -KIỀU - Nguyễn Du.

    1b-“Trên đường ta đi đánh giặc
    Ta về Nam hay ta lên Bắc,
    Ở đâu
    Cũng gặp
    Những ngọn đèn dầu
    Chong mắt
    Đêm thâu…”

    -NGỌN ĐÈN ĐỨNG GÁC – Chính Hữu.

    2-DÂN GIAN:

    2a-Vận đen gặp gã đi tuần
    ĐÈN LỒNG soi tỏ chin phần hỏng ăn.

    2b-Chín tháng mà lẻ mười ngày
    Sách nào chả dạy độ này khai hoa
    2c-Đèn ai lúc tỏ lúc thưa

    Sách ai trễ nải chín mùa hỏng thi

    3-CA KHÚC:

    3a- “Những ngọn đèn không bao giờ nhắm mắt
    Như những tâm hồn không bao giờ biết tắt…”

    - NGỌN ĐÈN ĐỨNG GÁC của Hoàng Hiệp.

    3b- “Quán nửa khuya đèn mờ theo hơi khói,
    trút tâm tư vào đêm vắng canh dài...”

    -QUÁN NỬA KHUYA của Tuấn Khanh.

    3c- “Đêm chong đèn ngồi nhớ lại Từng câu chuyện ngày xưa...”

    -HUYỀN THOẠI MẸ của Trịnh Công Sơn.


    4-TÊN LÓNG: ĐÈN LỒNG, VÁC ĐÈN, SOI ẾCH...


    QUÂN KHÁC

    1-“Tưởng bây giờ là bao giờ,
    Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao”.

    -KIỀU – Nguyễn Du.

    2-“Hoa tàn mà lại thêm tươi,
    Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”.

    -KIỀU - Nguyễn Du.

    3-Thôi thì lươn ngáp được ruồi

    Chong chong chờ đợi ông trời cũng thương.

    4-Thời nay bảo vệ núi rừng

    Nấu cao bị Báo cũng đừng kêu oan.

    5-Nhanh tay lẹ mắt ông ơi

    Ù ì chậm chạp bao người đang rên.

    6-Phỗng bửa phỗng quặt hại làng

    Phục vụ nhà dưới đừng mong thuận bài
     
    Mod06Mod01 thích điều này.