Tản văn đầu xuân

Thảo luận trong 'Văn hóa đình làng Việt Nam' bắt đầu bởi maidep, 13/2/16.

  1. maidep

    maidep Chánh tổng

    Ngày tết, nước lên trắng đồng, lòng người phấn chấn, lâng lâng.Tôi lại cùng với bố tôi đi cúng tổ, đi thắp hương cúng thần thành hoàng ở đình làng.Hai bố con đi trên con đường lát gạch bề thế dẫn lối vào đình làng.Gió xuân thổi từng trận, từng trận rồi bay đi.Mưa xuân giăng mắc nhẹ nhàng.Tiếng trống cúng trong đình làng vang vọng trong ngày đầu năm mới thật ấm áp lòng người lữ thứ li hương.Giờ thì tôi đã hiểu thêm quê hương mình đẹp ở chỗ nào!
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 13/2/16
  2. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Tùy bút đầu xuân !

    Cảm ơn đời vì vẫn còn đó mùa Xuân. Cảm ơn Ông Cha đã phát sinh và duy trì cái tết cổ truyền để mọi người yêu quê hương mình hơn. Anh em họ hàng yêu nhau hơn, người với người gần nhau hơn...
    Những năm gần đây, nhà nước cũng đã kêu gọi được nhiều dân tộc thiểu số ăn tết cổ truyền với người Kinh, hòa nhịp cùng hơi thở dân tộc.
    Năm 2006, giáo sư Võ Tòng Xuân có công trình nghiên cứu, trình và kêu gọi sát nhập tết cổ truyền với " Tết Tây ". Ông lấy ví dụ là nước Nhật đã làm rất tốt.
    Ôi cái Tết cổ truyền, đã gắn với dân tộc này với đất nước này từ thuở khai sơn lập địa, biết bao đời bao thế hệ.... Cái ý nghĩa của nó là không thể đong đếm, mua bán được.
    Mong Đất nước phát triển, hòa nhập chứ không hòa tan. Để mỗi dịp Xuân về Tết đến mọi người yêu quê hương mình hơn, sống gần nhau hơn !
    Hãy để cho những giây phút giao thừa linh thiêng xóa tan muộn phiền, oán giận . Lay động lòng người, trút bỏ bộ dạng của con rô bốt đưa người ta trở về với bản ngã nhân văn !
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 13/2/16
    Doanh Muội, caphedang_H, Tiêu Dao Hội9 others thích điều này.
  3. minhtamlv22

    minhtamlv22 Dân đen

    nhớ tết truyền thống, nhớ gia đình, nhớ quê hương
     
    maithuyanh0205Tào Tháo thích điều này.
  4. Tào Tháo

    Tào Tháo Đại Gian Thần

    Là một trong những dịp lễ quan trọng,Tết luôn là thời điểm được tổ chức trang trọng nhất, bất kể là dưới thời đại nào trong suốt lịch sử Việt Nam. Bên cạnh những nét đặc trưng cổ truyền của Tết dân gian, Tết nơi cung đình còn thể hiện sự xa hoa, quyền lực của vua chúa. Dù chỉ còn nằm trên những trang sách lịch sử, nhưng những hình ảnh được lưu lại dưới đây vẫn tựa như những sợi dây liên kết giữa hiện tại và quá khứ cổ tích. Gợi nhớ cho thế hệ sau về những giai đoạn đầy cảm xúc cách đây hàng trăm năm…

    Từ lâu trong văn hóa Việt Nam, Tết nguyên đán đã trở thành một ngày lễ vô cùng quan trọng đối với từng gia đình, làng xã, cộng đồng người Việt. Dù đi đâu, làm gì, bất cứ ai cũng đều muốn về lại sum họp bên gia đình trong những ngày Tết, làm lễ cúng tổ tiên, cầu mong những điều may mắn sẽ tới trong năm mới.

    Đối với triều đình thời xưa, ngày Tết còn trở nên quan trọng và linh thiêng hơn, bởi Vua và triều đình đại diện cho cả một quốc gia, đại diện cho sự ấm no, bình an của dân tộc. Do đó, Tết nơi cung đình không chỉ xa hoa, tráng lệ mà còn vô cùng tôn nghiêm với những tiết lễ cúng bái trang trọng và những nghi thức vô cùng chuẩn mực.

    Thời Trần

    Thời gian tổ chức Tết trong cung đình thời Trần bắt đầu từ ngày đầu năm mới cho tới đầu tháng 2 âm lịch. Tuy nhiên ngay từ ngày 28 tháng Chạp, các quan đã tháp tùng Vua ra tế đền Đế Thích ngoài thành Thăng Long.

    Sáng 30 Tết, Vua ngự trên Đoan Cung, các quan vào làm lễ rồi xem múa hát. Buổi chiều Vua sang cung Đông Nhân bái yết Thái Thượng Hoàng. Đêm Giao thừa, mời sư vào Đại Nội tụng kinh và làm lễ Khuna (lễ đuổi ma quỷ).

    Đến canh 5 mùng 1 Tết, Vua ra điện Vĩnh Thọ để con cháu và quan tướng làm lễ bái hạ. Sau đó Vua đến cung Trường Xuân, hướng về các lăng tổ tiên làm lễ vọng bái.

    [​IMG]

    Thành Thăng Long xưa.

    Buổi sáng hôm đó, Vua đến điện Thiên An. Hoàng Hậu, phi, tần và các quan nội thần trên điện, nhạc công tấu nhạc trước sân rồng, các hoàng tử hoàng tôn, thân tướng và quan tướng xếp hàng làm lễ bái và dâng 3 tuần rượu. Xong các hoàng tử lên điện, các quan nội thần ngồi ở tiểu điện phía Tây, các quan ngoại thần ngồi hai bên tả hữu.

    Đến lúc này, Vua và tất cả mọi người dự yến tiệc đến trưa. Vua ngồi trên Đài Chúng Tiên hai tầng, được trang trí vàng bạc lộng lẫy để các quan quỳ lạy dâng 9 tuần rượu chúc thọ.

    Mùng 2, quan tướng ăn Tết tại nhà. Mùng 3, Vua ngự trên lầu Đại Hưng xem hoàng tử, các con quan đánh cầu – trò chơi được ưa chuộng nơi cung đình.

    Mùng 5, làm lễ Khai Hạ, Vua ban Yến, du ngoạn đền chùa… Rằm tháng Giêng, giữa sân trong cung dựng cây đèn Quảng chiếu, thắp hàng vạn ngọn đèn, các sư đi quanh tụng kinh, còn quan tướng làm lễ Triều Đăng…

    Tháng Hai, trong cung dựng một “xuân đài”, có các ca nhi hóa trang làm 12 vị thần đứng múa hát những khúc: Nam thiên nhạc, Đạp thanh du, Canh lậu trường, Ngọc lâu Xuân, Mộng du tiên. Vua ngự trên đài xem những trò vui diễn dưới sân như đánh vật, lực sỹ và trẻ con đấu nhau – ai thắng thì được thưởng. Các vương hầu cưỡi ngựa đánh cầu, còn các quan thì đánh cờ, đánh vu bồ cùng nhiều trò chơi khác.

    Thời Lê – Trịnh

    Cho tới thời Lê – Trịnh, Tết nguyên đán trong cung ngắn hơn, ít trò vui chơi và nặng về nghi lễ.

    Ngày 30 tháng Chạp, Ty thượng thiết đặt ngự tọa ở điện Kính Thiên, bày hương án phía trước. Ty Viễn giá cắm tàn vàng hai bên ngự tọa, Ty giáo phường chuẩn bị Thiều nhạc, Đại nhạc phía Đông – Tây sân rồng. Còn Ty thủ vệ dàn cờ quạt, khí giới theo nghi thức.

    Đúng mùng 1 Tết, Tiết Chế phủ (con trai cả Chúa Trịnh) theo lệnh Chúa dẫn quan tướng mặc lễ phục vào chầu Vua Lê, làm lễ chúc mừng năm mới.

    [​IMG]

    Tranh minh họa phủ Chúa.

    Giữa công đường, bộ Lễ, ty Nghi chế đặt một cái án trên đó để tờ biểu của Sử Ty Đô Tổng bình, Thừa chính cùng Ty Hiến sát các xứ chúc mừng Vua. Các quan bộ Lễ và Ty Thừa đến canh năm rước án biểu vào cung, trên che tàn vàng, cờ trống và nhạc đi trước, văn võ theo sau. Cục Thừa dụ khiêng án biểu đến cửa Đoan Môn, đặt ở phía Đông sân rồng.

    Trống nghiêm hồi thứ nhất, các quan xếp hàng ngoài cửa Đoan Môn. Trống đánh hồi hai, viên Đạo Lễ dẫn Tiết chế phủ vào điểm trước sân rồng ngồi chờ. Trống hồi ba, các viên chấp sự vào điện Vạn Thọ lạy 5 lạy 3 vái rồi rước Vua ra điện Kính Thiên. Viên Đạo Lễ dẫn Tiết Chế phủ vào đứng ở sân rồng, quan văn võ xếp hàng hai bên Đông – Tây, quan ty Thừa và triều yết đứng ngoài cửa Đoan Môn.

    Vua lên ngự tọa, Giáo phường tấu nhạc, quan Tuyên biểu quỳ tâu và dâng biểu chúc mừng, quan Đại Trí từ đọc lời cầu chúc của Tiết Chế phủ và bách quan văn võ. Nhạc điểm nhịp và các quan theo lời viên Thông tán mà quỳ, vái, lạy… Quan Truyền chế đọc lời đáp của Vua, các quan lạy tạ 4 lần, nhạc tấu khúc Hưu Minh, Vua lên kiệu về cung, kết thúc buổi chầu.

    Ở phủ Chúa, viên Tư Thiên giám chọn giờ tốt để Chúa đi lễ Thái Miếu. Mùng 1 Tết, hiệu Thiên hùng bắn súng, hiệu Thị trung đánh trống, quân cấm vệ đứng đầu hoặc đi tuần xung quanh. Chúa lễ xong, phiên Bình ban thưởng tiền xuân cho quan tướng. Tiết Chế phủ dẫn các quan xếp hàng tiến vào lạy mừng. Chúa ban Yến. Dự yến xong, các quan làm lễ tạ ơn rồi sang phủ Tiết Chế chúc mừng năm mới. Sau đó về ăn Tết ở nhà.

    Thời Nguyễn

    [​IMG]
    Cột cờ thành Huế ngày tế lễ Nam Giao dịp tết năm 1935

    Đây là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, vậy nên có rất nhiều nghi lễ vào dịp Tết trong cung đình vẫn còn mức độ ảnh hưởng nhất định cho tới ngày nay, đặc biệt là tại Huế.

    Trước dịp lễ Tết cả tháng, người hầu trong cung đình đã phải lo chuẩn bị mọi đồ cúng lễ, trang hoàng khắp nơi trong hoàng cung.

    [​IMG]

    Người hầu trong cung chuẩn bị yến tiệc

    20 tháng Chạp, trong cung làm lễ Phát thức (rửa ấn), các quan mặc áo xanh chầu ở điện Cần Chính. Khi Vua đến, các tủ chứa ấn đều được mở. Ấn được rửa bằng nước thơm rồi niêm phong cẩn thận, không dùng trong dịp Tết.

    Ngày 22 tháng Chạp làm lễ Hạp hương, mời các Tiên đế về ăn Tết tại điện Thái Miếu. Ngày 30 tháng Chạp là ngày lễ Thượng tiên – dựng cây nêu. Sau khi vua dựng nêu ở điện Thái Hòa xong, dân chúng mới được dựng nêu tại nhà mình.

    [​IMG]
    Lễ Nam Giao, vua ngồi kiệu – 1935.

    Mở đầu của ngày mồng 1 là lễ thượng triều của nhà vua, cũng là lễ nghi quan trọng nhất. Hôm đó, trống ở điện Thái Hòa sẽ được đánh từ canh năm (khoảng 3-5 giờ sáng).

    Đến giờ tốt, vua ngự ở điện Càn Thành sẽ mặc hoàng bào, đội mũ cửu long, cầm hốt Trấn Khuê lên kiệu từ điện Cần Chính đi vào điện Thái Hòa, tiến hành lễ mừng tết đầu năm.

    [​IMG]
    Ban lễ nhạc cung đình Huế.

    Từ Ngọ môn, nhã nhạc được tấu lên, súng thần công được bắn 9 phát nổ vang trời. Vua thắt đai ngọc ngồi trên ngai vàng, phía dưới là các quan đại thần quỳ ở sân chầu. Sau khi các quan lạy đủ năm lạy, sẽ cùng dâng những tờ hạ biểu (lời chúc phúc) và đồng thanh hô vang “Chúng thần cầu chúa thượng vạn tuế, vạn tuế”.

    Sau khi Thượng thư đọc chỉ dụ năm mới của vua, yến tiệc và quà được ban cho các bậc quan lại. Kết thúc buổi lễ Vua quay lại điện Cần Chính, các quan ai về nhà lấy.

    [​IMG]
    Các quan đại thần trước điện trong lễ Nam Giao.

    Mùng 1-2 Tết Vua ban yến cho hoàng tộc và các quan tướng. Mùng 4 Tết cử hành lễ Triều minh – Vua đi tế lễ các đền miếu quốc gia. Yến tiệc ngày Tết được chuẩn bị thịnh soạn và sang trọng với nhiều món “sơn hào hải vị”. Thư tịch cổ Hội điển ghi chép nhiều loại món ăn gồm thủy sản (vi cá, bào ngư…), cầm thú (hươu, dê, lợn, gà…), cơm, xôi, chè, bánh mứt… hay những món cao cấp như nem công, hải sâm, yến sào.

    Yến tiệc trong cung rất linh đình nhưng thường chỉ diễn ra trong 2 ngày, sau đó là tổ chức các trò chơi giải trí và thử tài lộc đầu năm như trò chơi đầu hồ, họa ngự thi, đánh thơ, đánh cờ người…

    Đến mùng 5 Tết, Vua làm lễ tịch điền, đích thân vua là người xuống cày ruộng và cầu mùa màng tươi tốt. Tục này bắt đầu từ thời vua Lê Đại Hành, được phát triển vào thời Lý, nhưng đến thời Trần thì bị gián đoạn do nạn xâm lược của quân Nguyên. Mãi cho tới thời Nguyễn mới được coi trọng trở lại và trở thành một ngày lễ không thể thiếu trong dịp đầu năm.

    [​IMG]

    Từ mùng 6 tết, Vua sẽ làm các lễ khác, Nghênh xuân, Tiến xuân, Xuất binh rất tưng bừng, chủ yếu là tham gia cùng dân gian vui tết. Cuộc lễ lớn để kết thúc Tết là lễ kỳ đạo (lễ tế cờ), thường tổ chức sau ngày 11 Tết.

    [​IMG]

    Theo như trong sử sách, Tết trong cung phải diễn tiến theo những nghi thức được ấn định trong “Hội Điển Sự Lệ” do sự sắp đặt của bộ Lễ và chọn ngày của Khâm Thiên Giám. Và có rất nhiều quy tắc phức tạp khác, để tỏ rõ sự tôn nghiêm, linh thiêng, quyền uy chốn cung đình. Đối với tục lệ ăn Tết trong hoàng cung Huế, có thể thấy không hề nặng về hưởng thụ vật chất mà lại chú trọng hơn về các nghi thức, lễ giáo để tỏ lòng tôn kính đất trời vào dịp đầu xuân năm mới của Thiên tử.

    Dù thời đại phong kiến đã lùi lại rất xa chúng ta, nhưng những giá trị văn hóa trong khoảng thời gian này luôn gợi lên những cảm xúc khó tả, đặc biệt là vào dịp Tết nguyên đán. Tết hiện đại ngày nay, bên cạnh những nét phong tục truyền thống, cũng đã dần có sự len lỏi của nét mới lạ từ các dân tộc khác. Những cái Tết cung đình giờ đây chỉ tồn tại trong sử sách, trong ký ức, nhưng sẽ mãi là một nét đẹp rất riêng của cả dân tộc, gợi nhớ về những giá trị tốt đẹp về lòng kính trời kính đất, tôn trọng đạo đức, đạo vua tôi… của người con đất Việt.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 28/1/17
  5. maidep

    maidep Chánh tổng

    Trong một năm có vô vàn khoảnh khắc đáng nhớ.Ta có thể bâng khuâng khi bông phượng đầu hè chớm nở, có thể man mác từng chùm hoa sữa hay thổn thức lúc cải vàng đã vào Đông...Với tôi, những khoảnh khắc chiều Tất niên và sáng mùng một Tết thật thiêng liêng và đặc biệt. Đau đáu trong tôi sự ấm cúng gia đình, hướng về nguồn cội, đem lại cho tôi những miền hồi ức thương nhớ khi tôi nhìn laị một năm dài. Nó gợi sự thiêng liêng, chờ đợi về tương lai trong năm mới...
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 12/2/21
    Mod06, hồthanh41, choicctt605 others thích điều này.
  6. maidep

    maidep Chánh tổng

    Đã sang xuân lâu rồi mà tiết trời vẫn còn lành lạnh. Mưa bụi li ti giăng mắc nhẹ nhàng khắp nẻo đó đây. Nhìn xa xa, nơi đầu thôn, cuối xóm thấy mưa xuân cũng mịt mờ sương khói như xây thành, đắp lũy. Mưa xuân gọi dậy những mầm non bé bỏng mới nhú lên nõn nà.Gió xuân mang hương thơm của các loài hoa phả vào không gian một mùi thơm ngọt mát... Đúng là thiên nhiên lúc xuân về như nàng thiếu nữ, yêu kiều, duyên dáng, thơm tho, căng đầy sức sống làm xao xuyến lòng người.
     
    dangbotot, choicctt60, Mod011 người khác thích điều này.
  7. maidep

    maidep Chánh tổng

    [​IMG]
    Càng tới những ngày giáp tết, tôi lại hay nhớ về những kí ức đã qua của một thời thơ ấu. Đó là những ngày tết của ngày xưa.
    Ngày đó, tôi cũng rất thích pháo. Nói đến pháo thì mẹ tôi thường bảo: “Pháo nhói gì! đốt vèo cái hết, phí tiền!”. Vì tôi thích nên tôi rất hóng. Tôi hay sang nhà hàng xóm xem họ chuẩn bị mua pháo nhói thế nào. Hôm đó, tôi về khoe với bố là “ Nhà chú Hoành có bánh pháo tép, bố ạ!” Bố nhìn tôi nheo mắt cười cười đầy ẩn ý. Chiều hôm ấy, bố bảo tôi : “Lên xe nào!” Và bằng một cách rất nhiệm màu bố chở tôi đi trên chiếc xe nam fa- vơ- rít ( hiện vẫn còn treo trong kho lưu trữ của gia đình) bon bon ra chợ. Sau khi ôm bánh pháo nhói( ở quê tôi pháo to hơn pháo tép gọi là pháo nhói) ngồi sau xe bố về nhà tôi mới thấy là nhà mình có Tết rồi. Trẻ con đơn giản thật!
    Đêm giao thừa, mấy chị em cuộn tròn trong ổ rơm, trông bánh chưng. Gọi là trông chứ cứ ngủ gà ngủ gật. Bố tôi vừa cời bếp vừa kể chuyện ngày xửa, ngày xưa. Bánh chưng chín bố gọi dậy nếm . Mắt nhắm mắt mở ăn miếng bánh đầu tiên mà tôi thấy ngon tận tim . Ôi nhớ! Chao ôi là nhớ! Hương vị tết của tuổi thơ cứ vương vấn mãi trong tâm hồn tôi!
     
    Mod01dangbotot thích điều này.
  8. Phong.1988

    Phong.1988 Lý trưởng

    Năm cũ đã qua , Năm Mới đã đến Chúc Sân Đình thêm tuổi mới -phát triển- Thành công
    Chúc các Chắn thủ sandinh 1 Năm mới Mạnh khoẻ - tài Lộc - bình An Khang @};-:D
     
  9. maidep

    maidep Chánh tổng

    “Trời ấm lại pha lành lạnh. Tết sắp đến. Hôm qua, còn gió nồm hây hẩy. Chiếc lá ổi cong lên, đốm đỏ gắt, rơi thoáng xuống mặt ao.. Ai cũng lo trời nồm, bánh chưng chóng thiu, hoa cắm lọ cũng chóng tàn.

    Sớm nay, gió thổi se se. Nhưng chàng mạng sương long lanh rung trong luống thì là.Vồng cải phấn trắng nở hoa vàng hơn hớn lên.Trời ren rét thế lại càng ra vẻ Tết...

    …Bé chạy đến bên nồi bánh chưng đương sôi trên bếp lửa. Mấy anh xúm lại, ngồi quanh, đem cỗ tam cúc ra đánh chơi. Đêm nay, anh em sẽ ngủ quanh bên nồi bánh, nằm nghiêng, trông than hồng nổ pháo lép bép trước mặt...”

    Trích “ Những ngày giáp Tết” – Tô Hoài
     
    Mod01Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.