[Sân Đình] Góp ý về Luật chơi Tổ Tôm Sân Đình

Thảo luận trong 'Hướng dẫn - Báo lỗi Tổ Tôm Sân Đình' bắt đầu bởi mod02, 17/3/21.

  1. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 2/8/2022 TỪ BẠN LINH HAI HOANG

    Linh Hai Hoang
    Các cụ cho hỏi.. Trên tay có 6,7,8 văn; 7,8,9 vạn. Thừa một cây 9 vạn và một cây 2 vạn. Nhà trên đánh 8 sách, tôi ăn gá 8văn, 8 vạn, 8 sách. Đánh 2 vạn. Bốc 2 cây nữa thì lên Chi Chi. Vậy có đc Chi Nẩy không?


    GỬI BẠN LINH HAI HOANG

    Theo Luật TTSĐ, Điều 6.1.m thì thế bài như bạn ví dụ không được Ù Chi Nảy nếu “Xếp Bài” là xếp bài trên tay, không phải hạ phu dưới chiếu; sẽ không bao hàm ý nghĩa của “xếp bài ăn dưới chiếu”. Nếu “hạ phu dưới chiếu”, “xếp phu dưới chiếu” cũng là “Xếp bài ăn” thì bạn được Ù chi nẩy với Luật TTSĐ.

    Bởi vậy trong định nghĩa Ù Chi Nẩy của TTSĐ cần bỏ khái niệm “Xếp Bài Chờ Ù” chưa rõ ràng. Với tinh thần Chi Nẩy, nên nêu điều kiện 2 là “Bài trên tay từ đầu có quân rác 9 vạn, 8 sách”.

    Mình trích đăng điều luật TTSĐ dưới đây để bạn tham khảo. Còn Game lập trình có đúng như vậy không, thì mình chưa biết. Ở Tổ Tôm chiếu, mọi nơi mình đã qua chơi chắc chắn không cho Ù Chi Nẩy như vậy.

    Bài 6: Cước sắc - Tính điểm trong Tổ Tôm Sân Đình
    1. Cách tính điểm và cước ù đang áp dụng trong Tổ Tôm Sân Đình

    m. Chi chi nảy: Bài ù cần thoả mãn 3 điều kiện: (1) Chờ ù duy nhất cây Chi, (2) trong cách xếp bài chờ ù thì có què ít nhất 1 cây 9 vạn và 1 cây 8s, và (3) không bỏ vào thành. Ù Chi chi nảy được 24 điểm.
    Lưu ý: Khi ù Chi chi nảy thì không được xướng thêm cước Lèo. Các cước khác nếu có vẫn được xướng thêm.



    Trong Tan Nguyen

    Theo Luật ttsđ hiện tại thì lên vậy xướng Chi nảy và ăn tôm bình thường. Nhưng tt chiếu không bao giờ được vậy. Ở tt chiếu Chi nảy báo lòi mắt. Nhưng chơi game cho ăn Chi nảy thì tội gì không xướng??


    Hoang Nguyen

    Trong Tan Nguyen chỗ tôi vẫn nảy bình thường, vì hạ bài 6,7,8 văn; 7,8,9 vạn. Còn 9 vạn và 2 cây 8s què mà.


    Trong Tan Nguyen

    Hoang Nguyen cũng tùy Lệ làng mỗi nơi thôi mà bác. Quan điểm em thì Chi nảy phải què 8s 9 vạn của mình trên tay hạ xuống ù với Chi chi. Mọi cách hạ lẩn ăn mượn ...mà khi hạ ù không có 8s 9 vạn trên tay xuống đều không được Chi nảy. Thế nên các cụ xưa nay Ù được ván Chi nảy nó mới khó và sướng vậy. Chi lên vỗ đùi đánh đét cái và kêu điếu mày.


    Hoang Nguyen

    Trong Tan Nguyen theo mình thì luật tổ tôm còn tùy theo từng nơi. Ăn gá chờ hay có sẵn đều như nhau thôi


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Trong Tan Nguyen làm thử ở Sân Đình đi rồi quay lại video cho bà con xem. Tớ cũng chỉ dám xướng Lèo thôi.


    Hoàng Bá Tâm

    Đúng là chỉ chờ một tiếng chichi nhưng đã ăn gá thì chỉ được xướng lèo thôi nhé


    Pham Khanh

    Chỉ chi thì lái đò luật ở đâu cũng vậy thôi chỉ chi thì trên tay ông phải có sẵn cửu vạn bát sách sẵn trên tay ông ăn mượn cũng được nhưng chỉ có cước lèo thô


    Vĩ Hói

    Chị nẩy là què trên tay mà, cụ ăn 8s, nảy sao được


    Ha The

    [​IMG]

    Không nhé bạn ăn mượn của làng thì chỉ ù lèo thôi


    Cao Nguyen

    [​IMG]

    Chị nảy ko cho phép ăn gá nha


    Lê Thành Huy

    Cụ ăn vậy còn 6,7 văn ghép vào đâu vậy


    Thu Nguyen

    Chị Nảy thì nhảy xuống ao


    Nguyen Chien

    Thu Nguyen thích câu trả lời của bạn. Đúng là đi vào lòng


    Nguyễn Duy Dương

    Nhiều người hỏi vô lý cau la


    Phượng Kiều

    Chi bạch vào thành ly ông cụ


    Hoang Nguyen

    Phượng Kiều thành sao đc


    Đàm Hiệp

    chơi chiếu ăn gá thì ko đc chi nẩy


    Đồng Thuận

    Ko được


    Phạm Ngọc Quyết

    Lèo thôi cụ ơi.


    Kẻ Hủy Diệt

    Được


    Ánh Lương

    Khoe khéo cái.moi sáng qua.that lòng tôi ko thich cuoc nay.thich 4khôi hoac 5 khoi thap điều leo tôm.vậy mới cắt tiêt gà 1 cách chet từ từ đau đớn.chang qua dính bà thang.đành nẩy


    Nguyễn Văn Bằng

    Nẩy tưng tưng
     
  2. THẢO LUẬN 3/8/2022 DIỄN ĐÀN TTDG TỪ NGUYỄN TIỂU THƯƠNG

    GỬI CẢ NHÀ, BẠN COPGIAHD18 VỚI MOD2

    Trong Sandinh.com, mục “Hướng Dẫn-Báo lỗi TTSĐ” ngày 2/8/2022 bạn Copgiahd18 đã đưa ra một ván bài thú vị. Mod 2 đã trả lời đúng theo Luật TTSĐ mà Game đang lập trình. Mình trích đăng lên đây xin ý kiến cộng đồng nhé.

    1-Ván bài của bạn Copgiahd18: bài có khàn 4 sách úp, trên tay có 4 vạn, 4 văn và rác 1 quân 5 vạn. Cửa trên đến 3 vạn bạn không ăn, mở 4 vạn hạ thêm 4 vạn trên tay xuống ăn cài khàn Bí 4 đánh đi quân 5 vạn. Game bắt báo lỗi không ăn phu đến trước 345 vạn, lại ăn Bí 4 đến sau.

    2-Bạn Copgiahd18 gửi thắc mắc với Mod, nói rằng bạn đánh đúng.

    3-Mod 2:

    Chào bạn,
    Trong ván bài này, bạn úp khàn Tứ sách, có Tứ vạn, Ngũ vạn, Tứ văn trên bài => Đến Tam vạn bạn không ăn, sau đó lại ăn cài khàn Tứ vạn và đánh đi Ngũ vạn => Bị bắt lỗi không ưu tiên phu đến trước là đúng nhé (ăn phu dọc 345 vạn, đánh 4 văn là trôi hết các quân đã lộ dưới chiếu)

    4-Bạn Copgiahd18:

    Thân gửi các nhà lập trình game!
    Các bạn phải hiểu rõ, chính xác khái niệm "không ưu tiên ăn phu đến trước" thì mới xác định được lỗi của Tôm thủ hay hạn chế của pm.
    Vd, *2 văn đến không ăn dọc 234 văn, đến 3 vạn ăn bí tam,(tam binh) đánh 4 văn, lỗi trên hiển nhiên.
    *3 vạn đến không ăn dọc 345 vạn, đến 4 văn ăn bí 4 (tam binh) đánh 5 vạn, lỗi hiển nhiên.
    * 4 vạn đến không ăn bí, khi 5 văn đến ăn dọc 456 văn, đánh 4 sách, lỗi hiển nhiên.
    .*............
    Ở nước bài trên, Tôm thủ có sẵn bí 4(khàn 4 sách) Tôm thủ có thể "ăn đổi phu" hay ăn thêm vào bí 4 là lựa chọn đúng luật của Tôm thủ. Nước bài không thể bắt lỗi "không ưu tiên ăn phu đến trước".

    5-Mod2:

    Chào bạn,
    Bạn có bí Tứ nhưng 3 quân Tứ sách đã trôi vào Khàn => 2 quân còn lại vẫn có thể ghép phu với các quân khác. Lý do có bí tứ và không ăn của bạn chỉ đúng khi có 1 hoặc 2 quân Tứ sách.
    Mục tiêu của Tổ Tôm là tròn bài nhanh + có lưng để ù. Như vậy việc không ăn dọc 345 vạn, sau đó lại ăn cài khàn và đánh 5 vạn đi (không có lợi gì về quân hay nước đánh) thì bị bắt lỗi là hoàn toàn chính xác.
    Thao tác ăn - đánh này khi bạn chơi ở bất kỳ đâu cũng sẽ bị bắt nhé.
    Thông tin tới bạn

    6-Bạn Copgiahd18:

    Cảm ơn bạn!
    Để khẳng định điều này:
    "Thao tác ăn - đánh này khi bạn chơi ở bất kỳ đâu cũng bị bắt nhé", hẳn bạn đã có rất nhiều trải nghiệm tổ tôm chiếu. Còn mình sau hơn 40 năm chơi tổ tôm ở nhiều nơi, nước bài trên cũng đã gặp nhiều, nhưng chưa thấy nơi nào mình từng chơi bắt lỗi này.



    7-Nguyễn Tiểu Thương góp ý:

    GỬI BẠN COPGIAHD18 VÀ MOD2

    Mình có ý kiến về ván bài bạn Copgiahd18:

    7.1-Vấn đề then chốt khi xem xét đúng sai của nước bài là khái niệm“PHU ĐẾN TRƯỚC”.

    7.1a-Khái niệm của Mod2, phu làng nhìn thấy lộ trên mặt chiếu: 345 vạn là phu đến trước.

    7.1b-Khái niệm của bạn Copgiahd18: phu trên tay (Bí Tứ) là phu đến trước.

    -Luật Tổ Tôm 2000 của mình cũng cùng quan điểm với bạn Copgiahd18: “Phu Trên Tay là Phu Có trước đầu tiên, kèm theo nó những quân có trong phu trên tay là quân có trước đầu tiên”.

    -Nếu ăn 345 vạn, đánh đi 4 văn, sau dậy khàn 4 sách chỗ mình sẽ bắt báo. Vì ăn 1 quân 5 vạn ở phu có sau 345 vạn; đánh đi 1 quân 4 văn ở phu có trước Bí 4 là ăn quân đến sau(của phu đến sau) và đánh đi quân đến trước(của phu có trước).Như vậy sẽ mắc lỗi “Ăn Đổi Phu không Lợi Quân”. Nếu trên tay rác thêm quân 2 vạn khi ăn 3 vạn, hạ 2345 vạn giải trình “Ăn Đổi Phu Lợi Quân” thì được đánh đi 4 văn và dậy khàn 4 sách mà không bị báo.

    -Cho nên ở chỗ mình, không ăn 3 vạn thành 345 vạn; ăn 4 vạn cài khàn bí 4 là đúng Luật. Phù hợp cách chơi của bạn Copgiahd18.

    7.2-Kết Luận:

    7.2a-Như vậy, nếu Luật TTSĐ quan niệm “Phu Trên tay” khi lộ với làng không phải “Phu Có trước đầu tiên” thì Game đã lập trình đúng ý. Nhiều “Lệ Làng” cũng chơi như vậy.

    7.2b-Bạn Copgiahd18 quan niệm 4 văn với Bí 4 là quân đến trước của phu có trước vì là phu trên tay cũng giống với nhiều “Lệ Làng” đang chơi.

    7.2c-Do vậy, không có sự sai đúng giữa hai “Lệ Làng”.Game bắt báo theo Luật TTSĐ thì các Tôm thủ đành cười trừ thôi bạn Copgiahd18 ơi.

    7.2d-Là các “Lệ Làng” khác nhau, liên quan 1 khái niệm hết sức cơ bản: “PHU CÓ TRƯỚC” và “QUÂN ĐẾN TRƯỚC”, nên Mod Lập Trình cần đưa ra cộng đồng thảo luận kỹ, để qui tắc Game càng chặt chẽ hơn.



    Trong Tan Nguyen

    Ở ván bài của cụ copgia là ăn đảo phu bình cây. Về nguyên tắc đối với đảo phu bình cây sẽ cho phép tôm thủ đảo phu hoặc không đảo phu là quyền của tôm thủ khi cầm bài mà không được bắt báo. Như vậy ở đây cụ copgia không lựa chọn đảo phu là quyền lựa chọn của cụ, vậy là ok, game không được bắt báo ở nước bài này. TT chiếu các nơi cũng đều đang áp dụng vậy cả. Chỗ này Mod lập trình nên xem lại cho phù hợp. Luật đảo phu bình cây là cho phép chứ không bắt buộc nhé. Vd bí Lèo sẵn, què 9s. Đến 9 văn ăn bia 9 bỏ bí Lèo hoặc không là tùy tôm thủ, khi đến 8s hạ bí Lèo sẵn ăn bòn thêm đánh 9s bình thường


    Hoang Nguyen

    Chơi TT mỗi nơi mỗi lệ, nhưng cái cơ bản vẫn là lệ chung. Phải hiểu rõ là phu trên tay ( có trước) cho nên phá phu trên tay để ăn rồi đánh mà ko lợi quân ( dù bằng quân) như trường hợp trên là bị báo. Ở VD trên nếu ăn 3 vạn ko bị dạy khàn 4s thì ván bài ok, nhưng khi dạy khàn 4s thì bị báo luôn. Vì tính chất chơi TT nhiều khi ko rõ thế nào là đc ăn lợi quân, bằng quân, mà chỉ hiểu máy móc là ăn và đánh thì sẽ xẩy ra tranh cãi. Theo tôi nghĩ phải ưu tiên phu có trước, cây đến trước để ăn và đánh mới đúng. Nếu ko lợi quân mà phá phu nhà ăn phu làng ( nhìn cây dưới chiếu khi đánh lộ phu nhà ) thì đều bị báo.


    Bùi Công

    Hoang Nguyen chuẩn luôn bác


    Pham Khanh

    Luật TT thì ở đâu cũng vậy thôi cây đến trước thì phải ăn trước


    Anhbush Nguyen

    Nếu không cho ăn đảo phu thì cọp già đánh đúng. Nhưng luật cho ăn đảo phu của sđ được khoảng 1 năm nay rồi mà cọp lại không ăn con 3v. Bị thiệt mất 1 vòng bài. Tôi nghĩ game bắt lỗi cũng được mọi trường hợp kể cả có tôm có lèo đến trước phải ăn trước thì mới được, còn không lại bảo tôi có lèo sẵn sao phải đánh nên dễ cãi nhau. Còn chỗ tôi đánh như chỗ của Tấn thích ăn hay không thì tùy người dùng binh.


    Giàng A Sình

    Thế tóm lại là, nếu bác Mod02 ăn 3 vạn để vào 345 vạn mà đánh 4 văn đi, nếu dậy khàn 4 sách trước khi Ù cũng bị báo; hoặc như bác Cọp già không ăn 3 vạn, ăn thêm 4 vạn vào bí 4 mà đánh 5 vạn đi cũng bị báo trước khi Ù. Vấn đề là tôm thủ chọn cách nào thôi. Cách 1 có vẻ khả dĩ hơn, thấy 4 sách đã chót ăn 3 vạn rồi thì đừng dậy khàn nữa khỏi bị báo.


    Bùi Công

    Giàng A Sình nói như cụ thì ăn 3 vạn xong dậy khàn cũng chèo đò mà ăn 4 vạn cũng đò sao


    Giàng A Sình

    Bùi Công : Cách này bị bắt lỗi mà cụ (em có nói ở trên). Chỉ có âm thầm chịu khê khàn thôi


    Anhbush Nguyen

    Bùi Công hiện tại người anh em ăn 345v. Đánh 4v đi rồi dậy 4s máy không bắt nhé, nếu máy bắt chụp ảnh gửi mod các mod sẽ hoàn lại tôm nên người anh em cứ yên tâm thi đấu


    Hoang Nguyen

    Anhbush Nguyen nói túm lại là cứ ăn, đánh thỏa mái nếu lợi quân hoặc bằng quân mà ko lo báo nhỉ


    GỬI BẠN BÙI CÔNG

    Ý của bạn Giàng A Sình là nếu chót ăn 345 vạn rồi đánh đi 4 văn, lỡ có 4 sách hiện trên chiếu thì đành để khê khàn, chịu chơi “Ù Lành Làng” còn hơn là bị báo. Đây cũng là một hướng tránh báo của nhiều Tôm thủ khi chót ăn vào “nước bài bị bó” bạn à.


    Giàng A Sình

    Chính Vượng : Cụ phán đúng ý em, đi âm thầm khê khàn còn hơn đền làng


    Bùi Công

    Chính Vượng theo cháu thì nước bài 3 vạn không ai ăn cả vì bí 4 đã xong người ta sẽ bốc cao hơn. Còn như ván bài này thì mình lên áp dụng phu có trước thì nó hợp lý


    Nguyễn Đình Thọ

    Gọi nôm na là ăn được cây trước vào phu ko ăn lại ăn cây sau cùng phu dọc, phu bí và đánh cây rác liên quan đến phu lẽ ra ăn được trước đó, lỗi này nhiều khi tôm thủ ko để ý hay mắc nhất là ván bài gò lưng, gò cước hoặc đổi chờ


    Phạm Gia Khánh

    Ăn cây mới phải lợi nc (đánh đc cây rác đi)

    Ăn 345 vạn đánh 4s đi thì bài vẫn thế có khác j đâu

    Bốc cao ăn 4v cài khàn, đánh đc cây rác 5v là chuẩn rồi



    Giàng A Sình

    Bùi Công : Vấn đề là ở chỗ ăn thêm thành 2 con 4 vạn mà lại không ăn 3 vạn và đánh đi con 5 vạn, mà lại chưa dậy khàn 4 sách nên phần mềm bắt lỗi.


    Bùi Công

    Chú chính vương nói quá chuẩn luôn


    Bùi Công

    Mod 2 cho tôi hỏi?? Giờ tôi ăn 3 vạn 345 vạn xong đánh đi 4 văn ví dụ tôi dậy được khàn 4s lúc đó SĐ có bắt lỗi đánh phu đi không???

    Còn theo tôi game bắt lỗi đó là không hợp lý vì bí 4 đã trôi rồi


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Giàng A Sình không ai bắt khi dậy khàn tứ sách cả. Lúc này quân tứ văn đánh đi trở thành ăn 2 đánh 1. Hợp lệ.


    Hoang Nguyen

    Tran Huy Hoang đánh chiếu ăn thế rồi mà cụ dậy khàn, rồi lý luận vậy ko đc đâu vì bí 4 đã xong rồi mà chỉ có 1 cây 5v là cây rác thôi



    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Hoang Nguyen người ta chỉ tính dưới chiếu, không cần lý luận gì thêm. Bài dưới chiếu không sai là được.


    Hoang Nguyen

    Tran Huy Hoang ko lộ 4s thì đánh thế đc, lộ 4s báo luôn cụ à


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Hoang Nguyen chơi ở đâu dậy 4 sách báo - chỉ cho tôi xem. Đánh 4 văn sau khi ăn dọc 345 vạn dậy khàn 4 sách? Lúc này 4 sách liên quan gì đến 4 vạn, 4 văn nữa???




    Anhbush Nguyen

    Hoang Nguyen chỗ tôi ăn kiểu gì cũng không bị báo. Nhưng nói về luật sđ 3v. Lên trước tôi ăn 345v. Đánh đi 4v là lợi được 1 cây đánh rồi. Và nhìn dưới chiếu có 1 phu khi dậy 4s là 2 phu. Tách biệt. Còn không ăn 3v. Vòng sau ăn 4v. Cài khàn nói về phu có 1 phu mà lại chậm mất 1 vòng. Nhìn ở dưới chiếu thấy ngửa 2 cây 4v. Lên mà ở cửa mình có con 35v. Nhìn cũng gai mắt cụ nhỉ. Sđ bắt phu đến trước không ăn. Các cụ giải thích phu 4 trên bài có trước chứ nói thế cũng đúng. Nhưng tôi hiểu phu 4 vẫn là 3 con 4s còn phu mới là 345v. Như vậy là thêm phu rồi máy báo tôi cũng thấy đúng. Mong các cụ cho ý kiến thêm.


    GỬI BẠN ANHBUSH NGUYEN

    TRong vấn đề bạn lưỡng ý, thực ra là giải quyết 2 khái niệm:

    1-Phu Trên Tay khi lộ ra với làng có được coi là Phu Có Trước Đầu Tiên không?

    2-Có cho phép “Ăn Đổi Phu Bằng Quân”không(có bạn gọi là “Đảo phu bình cây”).

    -Coi như chúng ta thống nhất “Ăn Đổi PHu” là bỏ đi một phu cũ và tạo ra một phu mới từ quân liên quan để phân biệt với “Ăn Chọn Phu”(Chọn 1 trong 2 phu có cùng thời điểm).

    -Nếu cho phép “Ăn Đổi Phu Bằng Quân” thì hàng loạt nước đánh vi phạm “Bỏ Trước Ăn Sau”sẽ xử lý sao? Hay cũng phải hủy cả Luật “Cấm bỏ trước ăn sau”.Trong ván bài Copgiahd18, nếu ăn 345 vạn, đánh đi 4 văn rồi dậy khàn 4 sách chính là rơi vào Luật “Cấm bỏ trước ăn sau” này.

    3-Giải quyết mục 1, mục 2 rõ ràng, đáp án của ván bài Copgiahd18 sẽ rất dễ hiểu.

    -Chúng ta thảo luận để Mod lập trình thêm các góc nhìn, thêm khả năng lựa chọn và hoàn thiện Game; hoàn thiện Luật TTSĐ thôi.

    -Vài ý kiến trao đổi với bạn mong cộng đồng thảo luận thêm.
     
  3. THẢO LUẬN 3/8/2022 DIỄN ĐÀN TTDG TỪ NGUYỄN TIỂU THƯƠNG(P2)

    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Sân Đình bắt là đúng. Không cần lý luận cao siêu gì, chứng cứ dưới chiếu rõ ràng, không ăn Tam vạn, lấy tứ vạn trên tay ăn tứ vạn của làng cài khàn tứ sách tứ văn là "bỏ không ăn cây 3 vạn, ăn cây tứ vạn" lộ trên tay có tứ, ngũ vạn lại không ăn tam vạn. Đầy đủ chứng cứ dưới chiếu.

    Nước này gọi là bó đôi tứ nếu không ăn tam vạn. Không ăn tam vạn thì không được ăn thêm quân tứ vạn hoặc tứ văn rồi đánh đi quân ngũ vạn. Phương pháp giải quyết là giữ kín 2 quân tứ, đánh bỏ ngũ vạn nếu không ăn tam vạn.

    Nếu ăn tam vạn, không đánh tứ văn, tứ vạn lên lại ăn được tiếp cài vào khàn.

    Nếu ăn thêm tứ vạn sau khi ăn tam vạn, phải xếp tứ vạn của nhà xuống dưới tứ vạn của làng, tam vạn xếp bằng đầu tứ vạn của làng và đặt 2 quân tứ vạn lên trên khàn, úp cây tứ văn ngang, cây ngũ vạn xếp dưới cây tam vạn của làng.

    * không ăn tam vạn, ăn thêm tứ văn cài khàn tứ vạn, đánh ngũ vạn cũng bị bắt lỗi tương tự.

    * chơi chiếu ăn thêm tứ vạn sau khi ăn tam vạn phải xếp cẩn thận nếu không xếp đúng sẽ bị lỗi "trái bỉ" ù không được ăn tiền.


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Ván bài bị bắt vì vi phạm điều 3.8 khoản e. Người ta không cần biết bạn có khàn gì. Trên tay có tứ, ngũ vạn và ngũ văn, tam vạn đến, ăn dọc được bỏ không ăn, tứ vạn đến ăn bí rồi đánh ngũ vạn.



    Chung Hoang

    Tran Huy Hoang kiến giải của cụ uyên thâm quá, người bình thường dễ gì hiểu được.


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Chung Hoang không có gì khó hiểu cả. Mọi người cứ nghĩ dư tứ văn đánh đi nhưng nếu bài làng rẻ tứ vạn thì xoay sang chờ tứ vạn.


    GỬI BẠN TRAN HUY HOANG

    Bạn chắc trao đổi ván bài bạn Copgiahd18 bị Game bắt báo. Mình có ý kiến với bạn như sau:

    1-Nếu bạn đưa ra phương án cho phép ăn 345 vạn và buộc chờ tiếp 4 vạn(bó chờ) để ăn lại thành Bí 4 chứ không được đánh đi 4 văn khi dậy khàn 4 sách thì mình nhất trí. Vì cũng là một qui định, dù có “bó bài” chút.

    2-Nếu bạn đưa ra phương án không ăn 3 vạn, đánh đi 5 vạn nhưng không được phép ăn lộ 4 vạn trong Bí 4 thì mình cũng nhất trí. Đây cũng là một qui định “Bó Bài” thôi mà, coi là một “Lệ Làng” riêng biệt.

    3-Tuy vậy 2 điều bạn đưa ra không phải vận dụng Điều 3, khoản 8 mục e của Luật Tổ Tôm Điếm Bắc Ninh. Mình chỉ nhắc là 3 quân nêu trong Điều 3.8.e là 3 QUÂN RÁC. Trong ván bài của bạn Copgiahd18, chỉ có 1 QUÂN RÁC 5 vạn là Quân Liên Quan thôi.

    Bạn xem cách hiểu Điều 3.8.e lại nhé.

    4-Từ ba mục trên, Game TTSĐ cần xem lại lập trình, để không vướng vào Luật “Cấm Bỏ Trước Ăn Sau”, Luật “Ăn Đổi Phu phải Lợi Quân” và tránh đưa ra qui định đẩy cuộc chơi vào thế “Bó Chờ”, “Bó Bài”.

    -P/S1: mình trích đăng Điều 3.8.e trong Luật TTĐ Bắc Ninh: “Bài có 3 quân gồm 2 quân cùng chất liền kề và 1 quân khác chất có thể đi phu bí với 1 trong 2 quân đó, nếu có quân đến trước ăn phu dọc(hoặc phu bí) mà không ăn, thì không được ăn quân đến sau vào phu bí(hoặc phu dọc) để đánh đi quân còn lại”.

    -P/s2: trong diễn đàn Chanphom.com mục Báo lỗi TTSĐ, bạn có dẫn chiếu vận dụng Luật Tổ Tôm Điếm Bắc Ninh Điều 3.8.e mình có trả lời nay copy luôn vào đây.




    Hoàng Vũ

    [​IMG]

    Gửi cụ Vượng Chính , các Mod, các nhà lập trình game Tổ tôm Sân Đình cùng cộng đồng Tôm thủ Sân Đình!

    Nhân việc cụ Vượng đưa vấn đề này lên đây, nhà em cũng xin góp đôi nhời.

    1. Về góp ý Luật chơi.

    Các cụ đã biết, vđ này các bô lão cùng cộng đồng Tôm thủ đã "cày nát" diễn đàn này. Khi mới chơi Tổ tôm trên SĐ, tôi đã từng phải thốt lên "thế này mà gọi là Tổ tôm à!", nhưng nay TTSĐ đã gần giống với Tổ tôm đời. Điều này cho thấy các nhà lập trình game "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu". Tôi tin, tương lai Tổ tôm SĐ sẽ cực hấp dẫn, Tôm thủ sẽ không còn bị khó chịu bởi "dị luật, kỳ dị luật" nữa.


    2. Về "chèo đò" trên TTSĐ.

    Khi mở thống kê ván báo trên nick đang chơi, tôi không khỏi "sởn da gà". Bởi, sau hơn 40 năm chơi Tổ tôm số ván báo không bằng số lẻ của riêng nick này(chưa kể gần 2 chục nick đã lập trước đó). Vì sao nên nỗi!

    Bởi, sân chơi Tổ tôm Sân Đình quá ư nghiệt ngã vì có một vị trọng tài lạnh lùng đến mức vô cảm mang tên Phần mềm. Lỗi, dừng ván đấu ngay tắp lự, Tôm thủ không có cơ hội phân trần, giãi bày nào là" tôi ấn nhầm nút hạ thành đánh, quên không hạ, hay quên ghép quân có lưng vào phu.vv và vv. Hay lỗi chưa rõ ràng ông Phần mềm này cũng tuýt còi, thậm chí Tôm thủ chẳng có lỗi gì "hắn" cũng bắt.

    Kiến nghi, SĐ có thể cài đặt tính năng cảnh báo Tôm thủ như "bạn không được đánh quân này.. hay bạn không ăn được quân này..." giống như một số nền tảng game khác , để tránh cho Tôm thủ một tình huống bẽ bàng.

    3. Về vấn đề bồi hoàn tôm.

    Quả thực ngoài số Tôm tân Tôm thủđược tặng, thì Tôm thủ phải mua Tôm của SĐ bằng tiền tươi với giá không hề nhẹ. Với mức cược 500k thì vài triệu Tôm thủ "mua vui cũng được một vài trống canh" , thêm vài lần "đi vào lòng đất" nữa, thì sự bẽ bàng biết nhường nào!

    Khi pm bắt lỗi thì sẽ tựđộng trừ Tôm của Tôm thủ, pm bắt sai, bắt đúng thì Tôm thủ chỉ biết âm thầm chịu đựng. Cá nhân tôi sau gần 20 nick tôi mới có cơ hội được khiếu nại, được chia sẻ với các Mod và cộng đồng Tôm thủ, còn trước đó thì tặc lưỡi "trò chơi" mà. Tuy nhiên, công cuộc đi đòi "công lý" này nó cũng vô cùng nhiêu khê. Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều Tôm thủ cũng đã phải trải qua cảm xúc không hề dễ chịu ấy.

    Thiển nghĩ: - Nếu Phần mềm tựđộng hoàn tôm cho Tôm thủ nếu bắt lỗi sai thì còn gì tuyệt vời hơn.

    - Tôm của Sân Đình là "của nhà trồng được", các bạn hẹp hòi gì khi không bồi hoàn Tôm cho Tôm thủ cả những tình huống gây tranh cãi (kiểu như, game đang trong quá trình hoàn thiện sẽ khó tránh sai sót... hay đây là dị luật của Sân Đình...vv), khi ấy Tôm thủ sẽ rất hoan hỉ mà thêm yêu TTSĐ hơn.

    Trân trọng cảm ơn!


    GỬI BẠN HOÀNG VŨ, CÁC MOD TỔ TÔM VỚI CẢ NHÀ

    Nhân bạn Hoàng Vũ có những ý kiến rất tâm huyết, thiết thực mình trình bày thêm:

    1-Mình vui vì có người đồng cảm nghĩ: Game TTSĐ có Luật Chơi “MỘT LY ÔNG CỤ” nhất quả đất. Theo Tổ Tôm chiếu, người nào bắt báo thạo nhất là “cao thủ nhất”, có thể nói so với mức độ bình quân, Game TTSĐ đang ở đẳng cấp cao nhất của “Trình Tổ Tôm”. Hoan hô và cảm ơn sự cố gắng của đội ngũ Mod làm Game TT, toàn các “TAY MƠ TỔ TÔM” chưa chơi đủ 24 tháng.

    2-Về vấn đề “cảnh báo bị Báo” bạn Hoàng Vũ nêu, mình không thống nhất. Là người có tỉ lệ “Bị Báo” cao nhất TTSĐ, mình bỏ phiếu chống. Hỏi Tại Sao? Cho Chừa...!!!...hehe.

    3-Vấn đề “bồi hoàn Tôm”, rất đồng cảm với bạn Hoàng Vũ, mà không phải ở quan điểm “của nhà trồng được”. Chỉ mạnh dạn đề nghị các ván bài thuộc lỗi Game, người đưa vấn đề vào diễn đàn ngoài được bồi hoàn thông thường, có mức thưởng ít nhất bằng Hội Làng 1. Ở đây, không còn là vấn đề Tôm đơn thuần mà là sự tâm huyết, là sự chân thành của Tôm Thủ, cao hơn nhiều dù đôi khi ý kiến chưa được “lọt tai”. Món này loại trừ tay “buôn bán nhỏ”, hay nói lăng nhăng,lằng nhằng nhé!

    4-Trong các vụ “Kỳ Án” hai mang, “CUNG” mâu thuẫn với “CHỨNG”, “LÀNG NỌ chọ LÀNG KIA” không có thưởng ý kiến nhưng xin được hoàn trả khổ chủ phần thua trong ván.

    -Những lỗi đã nêu nhiều lần thì cũng đề nghị được hoàn trả riêng phần Tôm thua thiệt.

    5-Mấy nhời thỏ thẻ, mong các “BAO TỔ TÔM” xem xét.

    Bạn Hoàng Vũ ơi, mình “LIKE” bạn nghìn “CLICK” nhé.
     
  4. Tổ tôm
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



    Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách liên kết đến các trang liên quan hoặc cải thiện bố cục của bài viết.

    Tổ tôm, hay theo Hán Việt tụ tam bài (聚三牌), là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người Việt. Về tên gọi, có nguồn cho rằng "tổ tôm" là đọc trại âm "Tụ tam". "Tụ tam" theo từ nguyên là "góp ba thứ lại", tức ba hàng Văn, Vạn và Sách của bộ bài.

    Trong các ngày lễ, Tết, tổ tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Tổ tôm không phổ biến và bình dân bằng trò chơi Tam cúc.

    Lịch sử và nguồn gốc[sửa | sửa mã nguồn]
    Lai lịch tổ tôm đến nay vẫn chưa rõ nhưng đến thế kỷ 19 tại Việt Nam thì lối chơi bài này rất phổ biến, nhất là trong giới thượng lưu vốn coi đây là một trò chơi thanh lịch dùng nhiều trí lực. Văn chương Việt Nam nhắc đến tổ tôm trong một số tác phẩm văn thơ.

    Ca dao thì có câu:

    "Làm trai biết đánh tổ tôm
    Uống trà Mạn Hảo xem Nôm Thúy Kiều".
    Riêng cỗ bài thì hình vẽ trên mỗi quân bài lại mang phong cách tranh mộc bản (木本 mokuhan) của Nhật Bản nên có người đặt câu hỏi phải chăng tổ tôm xuất phát từ Nhật. Có nguồn thì lại phỏng đoán cho tổ tôm xuất phát từ Trung Hoa. Tuy nhiên cho đến nay rõ một điều là cả Nhật và Trung Hoa đều không dùng bộ bài này.

    Những nhân vật trên quân bài đều trang phục như người Nhật thời Edo, tức trước cuộc cải cách của Nhật hoàng Minh Trị 1868. Trong các quân bài thì 18 quân vẽ hình người đàn ông (có tám người chân quấn xà-cạp kyahan), bốn hình phụ nữ và bốn hình trẻ em. Ngoài ra có vài quân vẽ những vật khác nhưng đều là mô hình thông dụng trong ngành hội họa Nhật: cá chép, trái đào, vọng lâu, tàu thuyền.[1]

    Quân bài[sửa | sửa mã nguồn]
    [​IMG]
    Cỗ bài Tổ tôm: ngang từ trên xuống là ba hàng Vạn, Sách, Văn. Dọc là 10 số từ nhất bên trái đến cửu và yêu tận cùng bên phải
    Bài Tổ tôm có 120 lá bài gọi là "quân", chia thành 3 "hàng" (còn gọi là "chất" hay "hoa") Vạn (萬), Sách (索), Văn (文). Mỗi hàng có 9 bậc gọi là "số" từ nhất (一) đến cửu (九). Mỗi bậc có 4 quân, tổng cộng là 108 quân. Ngoài ra có số đặc biệt gọi là hàng yêu ("yêu đỏ" hay "yêu điều" vì có thêm dấu son đỏ trên mặt chữ) có tên gọi riêng là Ông lão (hay Ông cụ), Thang Thang và Chi Chi. Hàng yêu cũng 4 quân mỗi bậc tức là thêm 12 quân, cộng với 108 kể trên là 120 quân cả thảy.

    Lá bài làm bằng bìa cứng, hẹp và dài, một mặt để trơn, mặt kia có hình và chữ. Bề ngang lá bài khoảng chiều ngang hai ngón tay. Bề dọc dài hơn ngón tay giữa.

    Trên mỗi lá bài có hình vẽ ở khoảng giữa. Tên quân viết ở hai đầu ngược và xuôi bằng chữ Nho. Tên hàng Vạn, Văn, Sách nằm nhích bên trái. Tên số từ Nhất đến Cửu nằm bên phải. Cách nhận diện ba hàng Vạn, Văn, và Sách có thể tóm tắt là:

    "Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng".
    Các quân bát vạn, cửu vạn, bát sách, và cửu sách cũng có dấu son đỏ giống như hàng yêu. Vì có hình minh họa nên ai dù không biết chữ Nho cũng có thể nhận diện bằng hình.

    Cỗ bài tổ tôm ngoài việc dùng đánh tổ tôm còn dùng đánh tài bànđánh chắn tuy phải loại bỏ một số quân cho phù hợp với trò chơi.

    Cách chơi[sửa | sửa mã nguồn]
    Muốn chơi tổ tôm phải có năm người (gọi là chân) ngồi trên chiếu để dễ quây thành vòng tròn. Ngồi bàn thì khó hơn vì bàn chỉ có bốn cạnh.

    Người cầm cái sẽ chia bài đều thành sáu phần, mỗi phần 20 quân; năm phần thì cho năm người, còn lại một phần thì xếp ở giữa chiếu, gọi là "bài nọc". Mỗi người cầm bài lên xòe dạng nan quạt xếp để dễ xem rồi cố xếp thành "phu", tức từng bộ theo thể lệ tổ tôm.

    Phu[sửa | sửa mã nguồn]
    Một phu phải có ít nhất ba quân. Chưa tròn một phu thì gọi là "lưng", phải chờ quân.

    • Phu dọc: ba quân cùng một hàng và theo tứ tự số; ví dụ như nhất vạn + nhị vạn + tam vạn
    • Phu bí: là phu cùng một số mà khác hàng; ví dụ như nhị vạn + nhị sách + nhị văn
    • Phu "cộng thành 10" với hàng văn lớn hơn cả; ví dụ như nhất vạn + nhất sách + cửu văn; nhị vạn + nhị sách + bát văn
    • Thiên khai: bốn quân giống nhau
    • Khàn: ba quân giống nhau
    Nhà cái đi trước, hạ bài xuống chiếu rồi bốc một quân từ sấp bài nọc. Khi bài nọc hết thì xong một ván. Có khi ván đó không có ai "ù".

    Ù là khi người đánh hạ cả 21 quân xuống xếp thành các phu, không lẻ quân nào. Quân lẻ thì gọi là "rác" nhưng luật cấm rác không được có quân yêu.

    Ù[sửa | sửa mã nguồn]
    Ù có nhiều loại.

    1. Ù thập điềm: toàn quân đỏ
    2. Ù bạch định: toàn quân trắng
    3. Ù kính cụ: toàn quân trắng và quân Ông cụ
    4. Ù kính tứ cố: toàn quân trắng và bốn quân Ông cụ
    Xếp bài[sửa | sửa mã nguồn]
    Khi chơi tổ tôm bài hạ xuống chiếu có quy tắc để dễ kiểm điểm khi tính điểm. Phu bí phải xếp trên cùng. Phu dọc phải xếp dưới và đặt dọc. Có thiên khai thì phải trình làng. Khàn thì đặt úp, đến khi ù thì lật lên.

    Tính điểm[sửa | sửa mã nguồn]
    Nhiều ván tổ tôm gom lại là một hội. Mỗi ván tính điểm rồi cộng lại.

    Biến thể[sửa | sửa mã nguồn]
    Tổ tôm bí tứ[sửa | sửa mã nguồn]
    Tổ tôm bốn người chơi thì gọi là bí tứ.

    Tổ tôm điếm[sửa | sửa mã nguồn]
    Bài ù phải có lưng các lá còn lại nằm trong các bí trừ các lá yêu

    • Lưng:
    1. -Thiên khai (4 quân giống nhau)
    2. -Khàn (có 3 lá giống nhau khi 1 lá nữa ra thì dậy khàn giống chíu trong chắn)
    3. -Phỗng (bài có 2 lá phỗng thêm 1 lá)
    4. -các tụ tam sau
    <nhất vạn + nhất sách + cửu văn>
    <Thang thang + ông lão + cửu sách>
    <cửu vạn + cửu sách + thang thang> (ở đây phải là cửu vạn chứ: cửu vạn + cửu sách + thang thang)
    <tam vạn + tam sách + thất văn>
    <cửu vạn + bát sách + chi chi>
    <nhị vạn + nhị sách + bát văn>
    <nhất văn + nhị văn + tam văn>
    • Bí:
    1. -bí tam - giống như phỏm trong "tá lả"
    tứ văn + tứ vạn + tứ sách
    tứ văn + ngũ văn + lục văn
    1. tương tự có bí tứ, bí ngũ...
    Những loại bài tương tự[sửa | sửa mã nguồn]
    Tài bàn[sửa | sửa mã nguồn]
    Tài bàn gồm ba người chơi, đánh như tổ tôm tuy nhiên trong tài bàn không bị bó buộc nhiều về cách ăn, cách đánh (như ăn một đánh hai thì được phép hoặc đánh phu dưới chiếu...). Một bài ù được trong tài bàn phải đủ ít nhất 9 lưng, tùy bài có khàn hay không có khàn thì quy ra cước, trong tài bàn chỉ có 3 cước ù là ù xuông, ù tài bàn và ù sửu bàn.

    Trong tài bàn người ta quy định một số cây gọi là "tài"

    • Nhị, cửu văn
    • Tứ, thất sách
    • Ngũ, bát vạn.
    Các cây tài này cùng với các cây "yêu" một phỗng được 2 lưng, một khàn thì có 6 lưng, một chiếu hoặc thiên khai có 12 lưng. Các cây còn lại 1 phỗng có 1 lưng, 1 khàn có 3 lưng, và chiếu hoặc thiên khai có 6 lưng. Ngoài ra các phu tính 1 lưng như của Tổ tôm như nhị vạn nhị sách bát văn, thang thang ông lão cửu sách...

    • Trong tài bàn không có cước tôm lèo..
    • Ù tài bàn khi người ù có 1̣9 lưng trở lên
    • Ù sửu bàn khi không có khàn mà ù được.
    Thông thường ù sửu bàn có cước to hơn ù tài bàn.

    • Các trường hợp còn lại thì ù xuông, nhỏ nhất.
    Cách tính cước tùy người chơi.

    Vì thế, đánh tài bàn là cách học "nhập môn" trước khi chơi được Tổ tôm cũng vì lẽ đó.

    Đánh chắn[sửa | sửa mã nguồn]
    Xem mục Chắn

    Các từ ngữ tiếng lóng liên quan đến Tổ tôm[sửa | sửa mã nguồn]
    • Gàn bát sách
    • Cửu vạn
    • Thất sách
    • Phỗng mất
    • Hoa rơi cửa Phật
    • Hợp cạ
    • Tròn bài
    Trong văn học[sửa | sửa mã nguồn]
    Do Tổ tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao Tổ tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử:

    Làm trai biết đánh Tổ tôm
    Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều

    Nhà thơ Nguyễn Khuyến có nhắc đến Tổ tôm trong bài Tự trào:

    ...Mở miệng nói ra gàn bát Sách
    Mềm môi chén mãi tít cung Thang
    Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ
    Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng

    Còn nhà thơ Trần Tế Xương cũng có đề cập đến trò chơi này trong bài Chơi cuộc Tổ tôm:

    Bực chăng nhẽ anh hùng khi vị ngộ
    Như lúc đen chơi cuộc Tổ tôm

    Riêng nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã viết cả một bài thơ, câu nào cũng có tên một quân bài Tổ tôm, theo tương truyền là để khất nợ:

    Thân "bát văn" tôi đã xác vờ.
    Trong nhà còn biết "bán chi" giờ?
    Của trời cũng muốn "không thang" bắc,
    Lộc thánh còn mong "lục sách" chờ.
    Thiên tử "nhất văn" rồi chẳng thiếu.
    Nhân sinh "tam vạn" hãy còn thừa.
    Đã không "nhất sách" kêu chi nữa?
    "Ông lão" tha cho cũng được nhờ!

    Trong tác phẩm Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn cũng có nêu lên chi tiết: "Ấy đó,quan phụ mẫu cùng với nha lại, đương vui cuộc tổ tôm ở trong đình ấy, ngài mà còn dở ván bài thì dẫu trời long đất lở, đê vỡ, dân trôi, ngài cũng thây kệ."

    Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
    1. ^ Nguyễn Lưu. Tổ tôm, thú chơi tao nhã. Nhà xuất bản Thê dục thể thao, năm 2007.
     
  5. Câu lạc bộ
    Tổ Tôm

    (Do không liên lạc được, mạn phép tác giả đưa nội dung nguyên vẹn lên Diễn Đàn này).



    Luật chơi tổ tôm

    [​IMG]

    Nguyễn Đức Thuần sưu tầm
    Theo Nguyễn Cổn và Trên Mạng TG vô hình v.v.
    Biên soạn lại

    Hè năm 2012
    Kính tặng hội tổ tôm khu đô thị mới T


    Luật chơi tổ tôm

    Lời nói đầu
    Tổ Tôm
    là một trò chơi bài lá dân gian phổ biến của người dân Việt Nam, (hiện nay chỉ thấy được chơi ở Việt Nam). Tên gọi của trò chơi được đọc chệch ra từ chữ "Tụ Tam" nghĩa là hội tụ của ba lại hàng Văn, Vạn và Sách. Trong các ngày lễ, Tết, Tổ Tôm thường được nam giới và người già chơi vì nó có một số luật khá khó, nhiều nước biến hoá, thanh niên và phụ nữ thời xưa ít chơi. Do Tổ Tôm khá khó nên người xưa có câu ca dao đề cao Tổ Tôm, nó thể hiện trình độ và cái oai phong của bậc quân tử:
    Làm trai biết đánh Tổ Tôm
    Uống chè mạn hảo xem nôm Thuý Kiều

    Cũng có tài liệu nói rằng Tổ Tôm xuất phát từ Nhật Bản do các hình vẽ đều là hình vẽ theo kiểu của Nhật, theo lối tranh mộc bản (mokuhan) đơn giản và tất cả các nhân vật đều mặc kimono thời Edo (trước khi Nhật hoàng Minh Trị lên ngôi và trị vì 1868-1912), trong số này có 18 hình đàn ông (có 8 người bó chân), 4 hình phụ nữ và 4 hình trẻ em. Các hình cá chép, trái đào, thành, thuyền cũng là những hình ảnh rất Nhật.
    Nguyễn Đức Thuần sưu tầm:
    Cám ơn tác giả Nguyễn Cổn và các tác giả trên mạng về chuyên đề này
    Kính tặng Hội Tổ Tôm
    Khu Đô Thị Mới T
    2012



    Tổ tôm là loại giải trí dùng quân bài có tác dụng phát huy trí tuệ và rèn tính kỷ luật. Nó phát huy tư duy toán học, rèn luyện cách nhìn sự vật trong mối tương quan nhiều mặt vì khi chơi phải biết xoay chuyển các phu trong bài của mình một cách linh hoạt sao cho không còn quân lẻ hoặc quân lẻ còn ít nhất để chóng ù.
    Người chơi còn phải biết phán đoán bài của đối phương khi họ ăn quân của làng hay khi họ đánh quân đi, biết phán đoàn xem đối phương sẽ đánh quân gì, còn biết phán đoán xem trong bài nọc có quân mình mong muốn không khi xem bài của làng trên chiếu. Người chơi còn biết kiểm tra người ù xem có ù đúng không thậm chí còn biết góp ý cho người ù cách xoay bài sao cho ù được điểm cao hơn hoặc ù nhanh cũng như bỏ ù mà không biết. Người chơi phải tuân theo những quy định chặt chẽ của luật chơi, từ cách xướng ỳ đúng trình tự, đủ lời, đến cách xếp bài trên chiếu đúng thứ tự, cách chia bài, cách bắt cái, cho cái … Thời phong kiến, do luật chơi phức tạp, chơi lại tốn thời gian nên chỉ nhà nho, người giầu, có học mới biết và hay chơi tổ tôm nên người ta gọi trò chơi đó là của trí thức, của nhà giầu. Do đó nó ít được phổ biến trong dân gian.
    Ngày nay, đất nước ta đổi mới, kinh tế phát triển, người cao tuổi ngày càng đông. Để người cao tuổi chậm lão hóa, nhất là đối với bộ não, bớt ốm đau, để sống vui, sống khỏe, sống có ích, chũng ta nên phổ biến hướng dẫn để nhiều người biết chơi loại trò chơi này.
    Đây là mục đích nhỏ nhoi của cuốn sách này. Kính mong các cụ cao niên đã từng chơi trước đây góp thêm những chỗ còn thiếu sót để bổ sung đầy đủ cho luật chơi này.


    I.- Quân bài tổ tôm, cách gọi, cách chơi:

    Bài Tổ tôm có 120 quân họp thành Cỗ Tổ Tôm. Các quân xếp hàng ngang thành 3 hàng vạn, sách, văn; xếp hàng dọc thành 9 hàng nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu. Như vậy ta có tên từ nhất vạn đến cửu vạn, từ nhất sách đến cửu sách, từ nhất văn đến cửu văn. Mỗi thừ có 4 quân, tổng cộng 108 quân (3x9x4=108). Riêng hàng quân nhất còn có 3 quân Thang thang Chi chi và Ông cụ, mỗi thứ 4 quân, cộng là 12 quân.

    Như vậy cố bài về tên quân có 30 tên quân, về số quân có 120 quân. Các quân đỏ cửu vạn, bát vạn, cửu sách, bát sách và 3 quân yêu là thang thang, chi chi và ông cụ. Các quân còn lại đều là quân đen (xem phía dưới).

    Ó 2 cách chơi:

    + Chơi với 5 người: Bài chia thành 6 phần, mỗi phần có 20 quân, mỗi người một phần còn 1 phần là bài nọc để ở đĩa. Người là cái được thêm 1 quân lấy từ bài nọc. đánh đầu tiên, khi bài nọc chỉ còn 5 quân, không ai ù là hết 1 ván. Nhiều ván thành một hội. Số ván trong hội nhiều hay ít tùy thuộc vào các ván ù được nhiều điểm hay ít điểm vì số điểm của một hội là cố định theo quy định của người chơi. Số điểm của hội càng nhiều, các ván chơi càng nhiều. Người nào có bài đẹp gặp may mắn sẽ chóng ù khi bài có 1 lưng và không còn quân lẻ với 21 quân bầy, trình xuống chiếu, lật khàn nếu có và xướng ù đúng trình tự theo luật rất chặt chẽ; làng sẽ phân tích, hỏi, bắt bẻ rồi mới công nhận (như treo tranh, trái vỉ nghỉ ăn tiền; ù không lưng phải chèo đò, không ăn tiền và phải ù một ván trả đò; bỏ ù không ăn tiền; v.v. (xem phần hướng dẫn ở dưới). Vì vậy chơi tổ tôm mất nhiều thời gian nên những ngày mưa dầm gió bấc, ngày Tết, đợt đi an dưỡng, ngày hội, người về hưu có nhiều thời gian rảnh rỗi người ta mới chơi.

    + Chơi với 4 người (còn gọi là chơi bí tứ): Bài chia thành 5 phần, mỗi phần 24 quân, mỗi người một phần, 1 phần để làm bài nọc; ù phải có đủ 2 lưng, không có ù thông, không ù thập hồng mà ù thập nhị hồng, không có ù kính cố mà ù kính nhị cố.

    [​IMG][​IMG][​IMG]

    Quân hàng vạn


    [​IMG]



    Quân hàng sách

    [​IMG]

    Thang thang thuộc hàng văn theo:

    Cửu vạn, cửu sách, Thang thang hay

    Ông Cụ Cửu sách Thang thang

    Theo 3 quân đỏ thêm vào quân yêu thì

    Ông Cụ, Thang Thang, Chi chi, lại có thể

    coi Thang Thang là hàng sách



    Quân hàng văn

    [​IMG]




    II. Cách cầm bài và xếp bài

    Bài cầm trên một bàn tay, xòe như cầm quạt giấy, quân yêu xếp ở giữa quạt, trên các quân khác, không che lấp các quân sau. Quân xếp theo từng phu, các phu liên quan xếp gần nhau, các quân lẻ cần đánh đi để riêng. Hết sức chú ý không được để lấp quân nào, nếu lấp không trông thấy rõ sẽ dễ bị bỏ ù hoặc ù sai vì vẫn còn quân thừa.

    [​IMG]


    Các quân bài trên tay hay trên chiếu phải xếp theo phu: 3 quân trở lên xếp hàng ngang là phu bí (như tứ vạn, tứ sách, tứ văn hay thất vạn, thất sách, thất văn;), 3 quân trở lên xếp hàng dọc theo thứ tự liên tục là phu dọc (thí dụ Nhất vạn, nhị vạn, tam vạn; ngũ văn, lục văn, thất văn, bát văn, cửu văn; nhị sách, tam sách, tứ sách rồi tứ sách, ngũ sách, lục sách, thất sách, bát sách.)

    Ngoài phu dọc, phu bí còn có các phu đặc thù khác gọi là phu lưng như

    Tam vạn – tam sách – thất văn (gọi là Tôm)
    [​IMG]


    Cửu vạn - bát sách - chi chi (gọi là Lèo )
    [​IMG]

    Cửu sách - Thang thang – Ông cụ
    [​IMG]

    Cửu vạn – cửu sách – thanh thang
    [​IMG]
    Nhất vạn – nhất sách – cửu văn
    [​IMG]
    Nhị vạn – nhị sách – bát văn
    [​IMG]
    Nhất văn – nhị văn – tam văn
    [​IMG]
    Khàn ( 3 quân giống nhau đều là Phu lưng)
    [​IMG]
    Có 2 quân giống nhau, được ưu tiên phỗng con thứ 3
    cũng thành phu lưng.
    Thiên khai
    (4 quân giống nhau) cũng là phu lưng.

    Bài xếp dưới chiếu
    Bài xếp dưới chiếu phải theo quy định nghiêm ngặt như sau:
    ·Có khàn phải để úp xuống chiếu (để mọi người biết dự đoán khi cần thiết)
    ·Quân ăn của làng thành phu bí phải để dưới cùng phía trên; mình có quân nào giống quân ấy nhất thiết phải hạ xuống để trên quân ấy, nếu có 2 quân giống thì quân thứ hai phải để trên cùng thành 5 quân ( ăn 5 binh).
    [​IMG]
    (1) Ăn 5 binh; (2) Ăn phu bí; (3) Ăn phu dọc .Quân trên cùng là quân của làng
    ·Quân ăn thành phu dọc phải xếp thành hàng dọc, cũng theo thứ tự quân ăn của làng phải để dưới cùng, nếu ăn phu dọc trên tay của mình còn quân giống quân mình ăn cũng phải hạ phu có quân mình ăn xuống, quân giống của làng cũng phải để dưới cùng. Khi quân đến cửa minh nối tiếp với phụ dọc mình có trên chiếu, mình không ăn phải hạ quân trùng trên tay xuống phu dọc ấy để làng biết. Quân để dưới chiếu không đúng thứ tự trên gọi là trái vỉ; quân phải để dưới chiếu mà vẫn cầm trên tay gọi là treo tranh ( Treo tranh, trái vỉ nghỉ ăn tiền).
    ·Có thiên khai phải úp xuống chiếu rồi trình làng khi làng bốc quân đầu tiên ở nọc. Nếu mình là cái thì phải mở thiên khai trước rồi mới đánh quân. Ai đang chờ quân của thiên khai có thể hạ ù. Ai có khàn khi quân giống khàn lên thì phải dậy khàn thành thiên khai không dậy là thối khàn. Thối khàn mà ù không được ăn tiền (tính điểm).Nếu quân ấy đến đúng cửa của mình thì có thể vừa dậy khàn vừa ăn thành phu dọc
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 8/8/22
    Mod01 thích điều này.
  6. LUẬT CHƠI TỔ TÔM-NGUYỄN ĐỨC THUẦN SƯU TẦM-2012(P2)
    (Do không liên lạc được, mạn phép tác giả đưa nội dung nguyên vẹn lên Diễn Đàn này).
    III. Điều kiện ù, các loại ù và cách tính điểm
    A. Điều kiện ù:
    Phải có các điều kiện sau:
    1.Bài phải tròn, có đủ 21 quân
    kể cả quân ăn để ù, toàn bộ các quân bài phải xếp được vào các phu không còn một quân riêng lẻ nào ở ngoài, có ít nhất 1 lưng, ai là cái khi lên bài mà bài đã tròn, đủ lưng thì hạ bài gọi là Thiên ù. (bài quá đẹp trời cho ù ngay)
    2.Ù không được tính điểm, chỉ được cái:
    ·Bỏ ù: quân trước đến không ù lại ù quân sau.
    ·Treo tranh: quân phải để dưới chiếu vẫn để trên tay
    ·Trái vỉ: Quân để dưới chiếu không đúng thứ tự quy định.
    ·Hô ù rồi mới dậy khàn
    ·Ù mà quên dạy khàn (Khê khàn)
    ·Bất thực một cục: khàn bất thực chỉ có một phu bí
    ·Ù không phỗng hay có phỗng mà không hô.
    3.Ù bị chèo đò (không được tính điểm phải trả nợ làng một ván ù khác, chỉ được nhận thêm một quân làm cái ván tiếp theo):
    ·Ù sai : không lưng, còn thừa quân không vào phu nào, bài thừa quân hoặc thiếu quân.
    ·Ăn một quân lại đánh 2 quân cùng một phu
    ·Dánh quân trong phu dưới chiếu.
    ·Có đôi, quân lên không phỗng lại đánh cả 2 quân
    ·Quân lên đúng phu dọc dưới chiếu mình đã có quân ấy lại không hạ quân của mình xuống ( coi như dối làng để làng tính sai khi có nhu cầu).
    ·Quân đến lần trước không ăn, lần sau đến lại ăn.
    ·Thối khàn: có quân lên đúng khàn lại không dậy khàn (làm làng tính sai coi như dối làng)
    ·Hô ù loại thấp thành loại cao (coi như gian). (Nếu ù cao mà hô loại thấp thì chỉ ăn điểm loại thấp mà thôi)

    B. Cách hô ù:
    Quân mình chờ bất cứ lên cửa nào mình đều được ù. Sau khi hạ bài xuống, dậy khàn, báo bất thực và trả chén làng (nếu có) mới Xướng ù hay Hô ù loại gì: Ù suông; Ù thông; ù có cước sắc hay thông có cước sắc. Nếu ù có nhiều cước sắc phải nói đúng trình tự cao trước, thấp sau, trừ Ù Tôm Lèo, ví dụ như bạch định tôm, thập hồng lèo, kính cố tôm, chi nẩy tôm, kính tứ cố tôm, thông bạch định tôm, thông thập hồng tôm lèo v.v.
    Hô ù ít thành ù nhiều thì bị phạt, nhiều thành ù ít thì nhận điểm ít. Nếu quân mình chờ, trên tay đã có 2 quân mà lên quân thứ 3 đúng phu dọc mình chờ thì phải nói là ù không phỗng, không nói coi như không được ù.
    C. Cách tính điểm:
    Cách tình điểm một hội và tính điểm từng ván theo thỏa thuận của làng. Thường bao giờ người ta cũng lấy điểm một ván ù không cước sắc là điểm tối thiểu, từ đó tính ra điểm các loại ù. Có 3 loại ù: ù suông, ù thông và ù có cước sắc:
    ·Ù suông : Ù không có cước sắc.
    ·Ù thông: Ù liền lần thứ hai.
    ·Ù có cước sắc:
    1.Ù Tôm:
    có phu lưng tam vạn – tam sách – thất văn
    2.Ù lèo:
    có phu lưng Cửu vạn – Bát sách – Chi chi.
    3.Ù thập Hồng (Điều): 10 quân đỏ (chơi 4 người phải có 12 quân đỏ gọi là ù thập nhị hồng)
    4.Ù kính cố (cụ): chỉ có một ông cụ, không có quân đỏ nào khác.
    5.Ù bạch định: chỉ toàn quân đen, không có quân nào đỏ.
    6.Ù chi nẩy: chỉ chờ duy nhất một nước chi chi.
    7.Ù kính tứ cố: có đủ 4 ông cụ, không có quân đỏ nào khác.
    Cách tính điểm:
    thông thường ta hay cho điểm như sau:
    ·Ù suông: 4 điểm
    ·Ù thông; thêm 2 điểm nữa cho bất cứ loại ù nào.
    ·Ù tôm: 6 điểm
    ·Ù Lèo: 8 điểm.
    ·Ù thập hồng ( thập nhị hồng nếu chơi 4 người ): 12 điểm.
    ·Ù kính cố: 12 điểm.
    ·Ù bạch định: 16 điểm.
    ·Ù chi nẩy : 24 điểm
    ·Ù kính tứ cố: 46 điểm.
    ·Ù nhiều loại: Lấy loại cao điểm nhất thêm 2 điểm nữa cho mối loại ù ( như thập điều tôm lèo thì 12 + 2 + 2 = 16 điểm; Bạch định tôm: 16 + 2 = 18 điểm; Thông Kính cụ tôm: 12+2+2 = 16 )
    Ghi chú: Ù kính tứ cố có điểm cao nhất, rất khó, nhưng người ta sợ ù loại này vì cho là xúi quẩy, dễ bị chết khi nghĩ đến hình tượng 4 người khênh cỗ quan tài.

    Những người chơi ăn tiền, gọi là đánh bạc, họ cũng căn cứ vào cách tính điểm này để góp tiền chơi và nhận tiền ù. Số tiền còn lại cuối hội, không đủ một ván ù suông, làng cho người chia bài hoặc chủ chứa, ngoài tiền nộp cho chủ chứa gọi là hồ. Tùy theo tính chất sát phạt nhau mà định mức góp tiền và nhận tiền nhiều hay ít khi ù. Thông thường ta tính hết 50 điểm, hết tiền góp hoặc số điểm và số tiền còn không đủ 1 ván ù suông là hết hội.
    Ngay nay chơi ăn tiền là vi phạm, không lành mạnh. Người cao tuổi chơi cho vui, rèn trí tuệ, giải trí tiêu thời gian nên thường chỉ ghi điểm để biết ai may rủi, ai chơi cao thấp mà học hỏi lẫn nhau, có khi chẳng có hội, chỉ quy định chơi đến hết mấy giờ là nghỉ mà thôi, thương chơi 2 tiếng đến 3 tiếng là cùng.. Thỉnh thoảng tổ chức thi đấu mới tính điểm theo hội.
    IV. Các quy định khác cần chú ý:
    1.Khàn bất thực:
    Có khàn nhưng thấy để khàn chỉ được 1 phu lưng, nếu tách khàn ra thì giải quyết được thêm nhiều phu khác, bớt nhiều quân lẻ trong khi bài mình đã có phu lưng rồi hoặc chắn chắn sẽ có phu lưng thì xin làng có khàn bất thực và xin một cái chén để ghi nhớ. Khi đó khàn được tách ra thành nhiều phụ dọc và có thể đánh đi 1 quân thừa. Khi ăn quân để thành phu bí hay phu cước sắc với khàn phải để quân ăn trên quân khàn và úp quân lập thành phu ấy trên quân ăn. Khi ù phải xướng rõ tên khàn bất thực, nếu không phải đánh đi quân nào thì nói khàn bất thực ăn cả, rồi trả chén làng. Nếu có quân giống khàn bất thực lên phải phỗng thì phỗng, phỗng xong hạ phu dọc và trả chén làng luôn vì khàn lại trở lại. Khàn bất thực phải lập thành 2 phu dọc và bí, nếu chỉ có phu bí là không được điểm, thế gọi là bất thực một cục.
    2.Thiên khai bất thực:
    Có thiên khai muốn dùng nó để xoay thành nhiều phu dọc nhưng phải đánh đi 1 hay 2 quân thì xin bất thực thiên khai. Phải làm và nói như khàn bất thực, không đánh quân nào thì nói ăn cả, đánh quân nào thì nói quân ấy rồi trả chén làng xong, mới xướng ù.
    3.Khi đánh quân: Không được đánh quân trong phu dưới chiếu và phu thường để ăn quân có cước sắc. Có 2 quân mà quân đến không phỗng thì không được đánh đi cả 2 quân. Không bao giờ được đánh quân yêu. Nếu đánh quân trong phu dưới chiếu mà sau lên quân chờ, ù cũng bị chèo đò. Không được đánh hai quân cùng phu với quân ăn dưới chiếu, như vậy là bị chèo đò.
    4.Khi ăn quân:
    Chỉ được ăn quân khi đến cửa mình, ở cửa khác nếu mình có 2 quân giống nhau thì được phỗng, nếu có khàn thì phải dạy khàn, nếu đúng quân chờ thì được ù . Quân yêu đến cửa bắt buộc phải ăn. Quân nào đến không ăn, không phỗng, lần sau đến cũng không được ăn. Đã không ăn quân trước của phu dọc thì cũng không được ăn quân sau của phu ấy. Nếu ăn sẽ chèo đò. Quân lên đã ù mà bỏ qua, đến quân sau lên mới ù là đã bỏ ù, không được tính điểm, chỉ được cái. Mình có phu bí 4 quân trong đó có một đôi quân, khi quân ở cửa mình lên đúng quân có đôi ấy, mình không phỗng mà muốn ăn để có cả phu dọc và phu bí thì ăn 5 binh, phải hạ cả 4 quân phu bí xuống thành 5 quân. Đôi quân không phỗng ấy phải để một quân trên quân ăn và một quân để trên cùng. Nếu ăn theo phu dọc, mình có quân trùng với quân ăn phải hạ cả phu dọc trên tay có quân ấy, quân trùng cũng phải để dưới cùng của phu.
    5.Khi bài ai bị thừa, phải trả lại quân yêu nhất văn, không có mới trả yêu đen khác, cuối cùng mới đến yêu đỏ hoặc quân khác.
    6.Hết ván không ai ù: quân bài nọc cuối cùng đến cửa nào, người ở cửa ấu được cái gọi là kê.
    7.Các cách chờ:
    ·Thập thành: Bài đã tròn, đã có lưng, chờ quân yêu, quân ghép được vào các phu là ù.
    ·Bạch thủ: Có 2 quân giống nhau chờ quân thứ 3 lên để phỗng có phu lưng và bài đã tròn. Quân lên ù phải hô phỗng.
    ·Chờ xuyên: Chờ quân lên ghép giữa thành phu dọc làm tròn bài.
    ·Chờ chi chi nẩy: chỉ chờ độc nhất một quân chi chi (nếu có đôi bát sách và một quân cửu vạn mà lên bát sách không phỗng đánh cửu vạn là thành thì sau đó chi chi lên chỉ được ù chi có lèo thôi, không phải là chi nẩy nữa.
    8.Cho cái: Người được cái là người được nhận thêm một quân ở nọc để đánh đầu tiên trong ván. Người ù mặc nhiên được cái ở ván sau. Người ở cửa mở quân nọc cuối cùng của ván mà không ai ù cũng mặc nhiên được cái tức được kê.
    Cách cho cái: Là xác định phần bài cho người được cái Người cho cái lấy một phần bài nào đó làm nọc, lấy một quân nọc nào đó mở để ở khe nào đó. Mở một quân bất kỳ của một phần bài bất kỳ, cộng 2 số quân bài đã mở rồi chia co 5, số dư là số phần bài của người cái đến ngược theo chiều kim đồng hồ từ khe đến phần bài đúng với số dư để quân nọc ngửa lên vào phần bài đó cho người được cái ( vì đếm từ khe nên các cụ mới có câu nhất nhị tại vị tức là phần bài đầu tiên giáp khe theo chiều ngược kim đồng hồ)
    Người cho cái: Người ù ván trước cho cái người ù ván sau. Đối với người ù thông, người được kê hay ván đầu hội thì ai cho cái cũng được.
    9.Trách nhiệm chia bài: Bao giờ cũng có người chia bài
    Hai người ít điểm nhất trong hội. Người bị chéo đò
    Hai người 2 bên người mới ù
    (trừ 2 người cao điểm nhất trong hội)
    Hai người cao điểm nhất hội trước, chia ván đầu hội sau.
    Người được kê và người dưới kê.
    Tốt nhất có người chuyên chia bài để phục vụ đánh bài liên tục nhanh hết hội, tiết kiệm thời gian chờ chia bài, đếm bài.

    [​IMG]
    Ngày hội Tổ tôm khu đô thị mới T thi đấu 3 hội vòng 1 rồi vào chung kết vòng 2 ngày 3/9/2012
    [​IMG]
    Sau thi đầu, chụp ảnh kỷ niệm hội chơi tổ tôm khu đô thị mới T Nhân Chính Thanh Xuân HN
    V. Một số ván bài tham khảo mở rộng:
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 8/8/22
    Mod01 thích điều này.
  7. LUẬT CHƠI TỔ TÔM-NGUYỄN ĐỨC THUẦN SƯU TẦM 2012(P3)
    (Do không liên lạc được, mạn phép tác giả đưa nội dung nguyên vẹn lên Diễn Đàn này).
    V. Một số ván bài tham khảo mở rộng:

    1. Ván bài vua Tự Dức chơi với Cao Bá Quát:
    Vua Tự Đức thấy nọc lên chi chi, vỗ đùi hô ù chi nẩy.
    Cao Bá Quát xem xong bài nói lại: “Thưa bệ hạ, ngài bỏ ù rồi ạ!” Sau đó Cao Bá Quát viết thành bài thơ như sau:
    “Vạn Tam, chí Cửu song Lục Thất
    Sách Bát
    hoàn Tam Ngũ chi không
    Văn Tam Lục Thất song Tử Tứ
    Nhất Cụ
    Thang khởi binh đao
    Nghĩa là: Hàng vạnTam vạn, Tứ vạn, Ngũ vạn, 2 lục vạn, 2 Thất vạn, Bát vạn, Cửu vạn (9 quân)
    Hàng sách: Tam sách, Tứ sách, Lục sách, Thất sách, Bát sách (5 quân)
    Hàng văn: Tam văn, 2 Tứ văn, Lục văn, thất văn. (5 quân)
    Hàng yêu: Ộng Cụ (1 quân)
    Bài nọc lên Chi chi nhưng Ngũ văn đã lên trước đó, vua đã bỏ ù Ngũ văn có tôm, để đến khi chi chi lên mới kêu ù chi chi nẩyBáo.

    2. Ván bài chờ 9 nước của cụ Nguyễn Văn Sạ :
    Cụ Nguyễn Văn Sạ 92 tuổi, người làng xã Bằng Gãi huyện Hạ Hòa tình Phú Thọ, ngày mùng 4 Tết năm Canh Ngọ 1990, chơi một ván tổ tôm, xoay bài chờ tới 9 nước. Sau 9 ngày, cụ đã vĩnh biệt gia đình về với tổ tiên. Xin giới thiệu bài này của cụ để thấy tuy tuổi 92 cụ chơi tổ tôm rèn trí não minh mẫn như thế nào: Khỏe mạnh không ốm đau, chết nhanh.
    Bài của cụ như sau:
    + Hàng yêu: 1 chi chi, 1 thang thang, 1 nhất văn (3 quân)
    +Hàng vạn: 1 nhị vạn, 3 tam vạn, 1 ngũ vạn, 1 lục vạn, 1 thất vạn, 1 bát vạn, 1 cửu vạn (9 quân)
    + Hàng sách: 2 nhị sách, 1 tam sách, 1 bát sách (4 quân)
    + Hàng văn: 1 nhị văn, 1 tam văn, 2 bát văn ( 4 quân)

    Cụ chờ 9 nước sau:
    Nhị vạn, Bát vạn; Nhất sách, Tứ sách, Bát sách, Cửu sách; Tam văn, Thất văn, Bát văn .

    4.Ván bài chờ 11 nước:
    Bài có các quân sau:
    Thang Thang, Nhất vạn ; Tam vạn, Tứ vạn, Ngũ vạn, Lục vạn, Thất vạn, Bát vạn, Cửu vạn; Tam sách, 2 Tứ sách, Ngũ sách, Lục sách, 2 Cửu sách; Tứ văn, Ngũ văn, Lục văn, Thất văn.
    Bài chờ 11 nước sau:
    Ông cụ; Nhị vạn, Tứ vạn, Lục vạn, Cửu vạn; Nhị sách, Ngũ sách, Cửu sách; Tam văn, Tứ văn, Thất văn.
    Hãy học tập, phổ biến Tổ tôm, hấp dẫn, giải trí rèn trí tuệ, thông minh, có cái nhìn bao quát.

    Kết luận
    Tổ tôm chơi thật là sang,
    Ung dung phong cách, dàng hoàng thanh tao,
    Càng chơi trí tuệ càng cao
    Xoay ngang, xoay dọc ra bao nước bài.
    Già thêm minh mẫn dẻo dai,
    Trẻ vui giải trí, luyện tài nâng cao.
    ***

    Tổ tôm diễn ca
    Một trăm với hai mươi quân
    Tượng hình đủ mọi sắc dân trong đời
    Trò chơi đấy, vui vẻ thôi
    Mà như có cả đất trời ở đây
    "Thái cực": tượng bộ bài này
    "Lưỡng nghi” đen đỏ chỉ hai màu nền
    "Tứ tượng” bốn lá một tên
    "Cửu cung – bát quát" thật huyền diệu thay
    Ba ngôi "Văn - Vạn – Sách" này
    Là "Nhân – Thiên – Địa" vần xoay chín tầng
    "Ngũ hành" với cả "âm-dương"
    Biến hóa "vô thủy – vô chung" lạ kỳ
    Nảy lên thích quá còn gì
    Kênh đùi ấy chính chi chi anh chàng (quân Chi chi)
    Mấy cô son phấn làm hàng
    Gặp ngay ông cụ vác đòn đi hoang (quân Ông cụ)

    Đa tình khổ bởi tin chàng
    Nuôi con có chị thang thang một mình (quân Thang thang)
    Cô tiên trông rõ là xinh
    Thẹn thùng che mặt cho anh mủi lòng (quân Nhất văn)
    Giữa đường múa võ luyện công
    Giống như châu chấu ngoài đồng làng ta (quân Nhất vạn)
    Tăng trọng ăn lắm thế à
    Là anh béo nhất đùn ra mất quần (quân Nhất sách)
    Nghe đồn cậu ấy siêu nhân
    Sao hè đội mũ quàng khăn thế này (quân Nhị văn)
    Tuổi xuân chẳng được mấy ngày
    Nhị đào bẻ quách trao tay nhân tình (quân Nhị vạn)
    Trống bỏi quyến yến mê oanh
    Chồn chân, lưng khọm biến thành cụ non (quân Nhị sách)
    Tưởng gì một gã du côn
    Thọt chân làm mất cá tôm của làng (quân Tam văn)
    Lại đây xinh quá một nàng
    Hỏi ra mới biết cái bang a còng (quân Tam vạn)
    Ruộng đồng đã hóa phố phường
    Anh còn đội nón cầm thừng tìm trâu (quân Tam sách)
    Bác này bê giỏ đi đâu
    Bốn văn, năm võ cúi đầu với ai (quân Tứ văn)
    Luật ra cậu có ngãng tai
    Xích lô nghễu nghện có ngày lên bưng (quân Tứ vạn)
    Đắt mối cô chớ vội mừng
    Hãy lo mua sữa liệu chừng "hát-vê" (quân Tứ sách)
    Cờ bạc, hụi họ, lô đề
    Năm xung, tháng hạn ra đê mà ngồi (quân Ngũ văn)

    Câu đố quân bài
    Cá ươn chê muối thế thôi
    NGÔI CHÙA nơi ấy thu người sa cơ
    QUÂN NGŨ VẠN

    Còn ai vẫn giữ mộng mơ
    CON THUYỀN xuất ngoại đang chờ ở đây
    QUÂN NGŨ SÁCH
    Nếu không đủ sức cướp ngày
    VÁC CHÙY, ôm mác, cầm chày trộm đêm
    QUÂN LỤC VĂN

    Người ta làm lụng liên miên
    Còn ông CHỐNG CUỐC ngưỡng thiên tháng ngày
    QUÂN LỤC VẠN

    Giàu đôi mắt, khó đôi tay
    ANH NGHÈO bởi vướng một bầy trẻ con
    QUÂN LỤC SÁCH

    Chị này bê lọ MẮM TÔM
    Tay kia chẳng biết có thơm thịt cầy
    QUÂN THẤT VĂN

    Cho người nhậu tít trời mây
    SÚN RĂNG quắp cả bàn tay trong quần
    QUÂN THẤT VẠN

    Có anh LANG XÓM tần ngần
    Mất sách, quên thuốc biết mần ra răng
    QUÂN THẤT SÁCH

    Thôi thì nhờ cậu tám văn
    Đánh võng hôn đất QUÈ CHÂN chữa giùm
    QUÂN BÁT VĂN
    Mua ngay một chú CHÉP VÀNG
    Tám vạn đồng chẵn chợ làng rẻ hơn
    QUÂN BÁT VẠN
    Lèo ngay một mụ xồn xồn
    Tính gàn BÁT SÁCH vểnh mồm hỏi chi
    QUÂN BÁT SÁCH

    Đường to nó chắn một khi
    CÕNG SỌT đường tắt thôi thì làm lươn
    QUÂN CỬU VĂN

    Vác hòm CỬU VẠN mọi đường
    Thời buổi kinh tế thị trường khó khăn
    QUÂN CỬU VẠN

    Vận đen gặp gã đi tuần
    ĐÈN LỒNG soi tỏ chin phần hỏng ăn
    QUÂN CỬU SÁCH

    Tổ tôm đi vào thơ ca:
    Nhà thơ Nguyễn Khuyến có nhắc đến Tổ Tôm trong bài "Tự trào" :
    ...Mở miệng nói ra gàn bát Sách
    Mềm môi chén mãi tít cung Thang
    Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ
    Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng

    Còn nhà thơ Trần Tế Xương cũng có đề cập đến trò chơi này:
    Bực chăng nhẽ anh hùng khi vị ngộ
    Như lúc đen chơi cuộc tổ tôm

    Riêng nhà thơ Nguyễn Công Trứ đã viết cả một bài thơ, câu nào cũng có tên một quân bài Tổ Tôm, theo tương truyền là để khất nợ :
    Thân "bát văn" tôi đã xác vờ.
    Trong nhà còn biết "bán chi" giờ?
    Của trời cũng muốn "không thang" bắc,
    Lộc thánh còn mong "lục sách" chờ.
    Thiên tử "nhất văn" rồi chẳng thiếu.
    Nhân sinh "tam vạn" hãy còn thừa.
    Đã không "nhất sách" kêu chi nữa?
    "Ông lão" tha cho cũng được nhờ!


    Hay:
    Thôi thì mưu sự tại nhân
    Còn chờ đĩa nọc có phần cho ta
    Ù to, ù bé hay hòa
    Say sưa ai biết tiếng gà sang canh
    Cùng vui hỡi các chị, anh
    Đầu xanh hay bậc lão thành cùng vui
    Đầu tiên lựa đúng chỗ ngồi
    Phải lo hòa dưới, thuận người ngồi trên
    Điểm binh, điểm bối đầu tiên
    Ăn khoan, phỗng nhặt phải nên ghi lòng
    Treo tranh, kẹp cổ đề phòng
    Buôn phu, phỗng bậy mất công của mình
    Xem lưng , bất thực, chịu nhanh
    Kiểm khàn, chờ rẻ kẻo thành công toi
    Cây cuối thành, chờ mới chơi
    Bài xấu đừng tiếc liệu thời bỏ đi
    TỨ TRỤ to nhất Ù CHI
    BẠCH ĐỊNH, MƯỜI ĐỎ,rồi thì CỤ ÔNG
    TỨ CỐ kính ở trong lòng
    Nhớ câu kiêng kỵ để không ù bừa
    SUÔNG hai, DỊCH một nhớ chưa
    TÔM bốn, LÈO ấy đếm vừa là năm
    Còn như GÀ NGOẠI, GÀ TRONG
    Đầu buổi giao hẹn tùy làng mà chơi
    TỔ TÔM là thú thảnh thơi
    Giữ gìn vốn cổ đời đời truyền nhân
    Một trăm với hai mươi quân........


    Trò chơi dân gian: Tổ tôm điếm

    [​IMG]
    Tổ tôm điếm là một trò chơi dân gian giải trí và trí tuệ xuất hiện từ xa xưa. Không phải ở đâu và lúc nào ta cũng bắt gặp trò chơi này. Tổ tôm điếm thường xuất hiện cùng với cờ tướng, bơi chải, chơi đu, đấu vật, hát chèo…trong những ngày tết, lễ hội truyền thống và có thể nói tổ tôm điếm đã tự hào góp một phần vui không nhỏ, đem lại một không khí sinh động từ khai hội đến kết thúc hội
    [​IMG]
    Tổ tôm điếm hình thức có 5 điếm, giống như cái lầu của nàng công chúa thuở xưa, có cờ, biển trông đẹp mắt, có trống hiệu râm ran, có bàn ghế thanh lịch, đàng hoàng. Một trăm hai mươi quân bài là 120 nước với phương pháp vận trù:
    - Xoay dọc rồi lại xoay ngang, xoay xong nước lợi xoay sang nước ù.
    - Xoay nhanh hơn cả đèn cù, chậm xoay có lúc bỏ ù quên ăn.
    Trong khi thi đấu, mỗi điếm cử ra một người chia bài và phát bài, một trung quân giám sát bài, trọng tài điều khiển thi đấu rất công bằng, giữ đúng luật, theo đúng nội dung. Do đó, đòi hỏi những người tham dự thi đấu phải có trình độ nhất định, mưu trí giỏi mới hi vọng chiến thắng. Do ban tổ chức không trao giải thưởng như cờ tướng, nên người chơi phải tự góp (tiền) rồi phân giải thưởng ra sau mỗi ván đấu. Hiệu trống và cờ hiệu trong thi đấu tổ tôm điếm rất quan trọng, các điếm bạn và người tham dự chỉ cần nghe tiếng trống và cờ hiệu là biết tình hình đường đi nước bước của ván bài, hoặc biết kết quả bài.
    Tổ tôm điếm ngoài là một trò chơi mang tính giải trí, trí tuệ còn hàm chứa cả chất văn nghệ bởi sự vận dụng, huy động của lượng từ ngữ bằng thơ, ca dao, hò vè, khúc hát…với nội dung rất phong phú. Mở đầu cuộc chơi, nhà điếm có thể hát vận:
    - Ai về dự hội hôm nay, xin mời vào điếm đua tài khai quân.
    - Bắt đầu vào hội tổ tôm, các điếm rung trống điểm binh đi bài.
    Ngay lúc đó cả 5 điếm rung trống liên hồi, làm sôi động cả khu vực đấu trường. Khi đang thi đấu, trung quân có thế hát vận những lời để khích lệ người chơi và người xem như:
    - Người trong vui lại vui thêm, người ngoài chỉ muốn đứng xem cả ngày.
    Trung quân vừa giám sát bài, điều khiển thi đấu, vừa vận dụng ca vận giới thiệu từng cây bài như:


    - Anh ơi! Tay chống tay chèo, lấy ai dựng cột kéo lèo cho em. Đó là cây ngũ sách.
    - Tiện đây mận mới hỏi đào, vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Đó là cây nhị vạn.
    - Rút dây thì phải động rừng, anh mắng em chịu người dưng chê cười. Đó là cây tam sách.
    Chỉ với một cây bài thôi, trung quân có thể vận rất nhiều câu ca. Những nét chơi cổ truyền cùng những bài ca vận (theo các làn điệu: trống quân, sa mạc, hát văn, cò lả, quan họ, sẩm.. với nội dung khuyến thiện, khuyến học, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội lành mạnh) vang lên trong những ngày hội sẽ làm người xem và người chơi hài lòng. Cùng với nhiều trò chơi dân gian khác, tổ tôm điếm sẽ làm vui lòng du khách gần xa…
    Tài bàn
    Tài bàn gồm ba người chơi, đánh như tổ tôm tuy nhiên trong tài bàn không bị bó buộc nhiều về cách ăn, cách đánh (như ăn một đánh hai thì được phép hoặc đánh phu dưới chiếu...) . Một bài ù được trong tài bàn phải đủ ít nhất 9 lưng, tùy bài có khàn hay không có khàn thì quy ra cước, trong tài bàn chỉ có 3 cước ù là ù xuông, ù tài bàn và ù sửu bàn.Trong tài bàn người ta quy định một số cây gọi là "tài"



      • Nhị, cửu văn
      • Tứ, thất sách
      • Ngũ, bát vạn.
    Các cây tài này cùng với các cây "yêu" một phỗng được 2 lưng, một khàn thì có 6 lưng, một chíu hoặc thiên khai có 12 lưng. Các cây còn lại 1 phỗng có 1 lưng, 1 khàn có 3 lưng, và chíu hoặc thiên khai có 6 lưng. Ngoài ra các phu tính 1 lưng như của tổ tôm như nhị vạn nhị sách bát văn, thang thang ông lão cửu sách...



      • Trong tài bàn không có cước tôm lèo..
      • Ù tài bàn khi người ù có 14 lưng trở lên
      • Ù sửu bàn khi không có khàn mà ù được.
    Thông thường ù sửu bàn có cước to hơn ù tài bàn.



      • Các trường hợp còn lại thì ù xuông, nhỏ nhất.
    Cách tính cước tùy người chơi. Vì thế, đánh tài bàn là cách học "nhập môn" trước khi chơi được tổ tôm cũng vì lẽ đó.
    [​IMG]




    Hãy so sánh quân Ngũ vạn với ngôi chùa Nhật

    [​IMG]



    Hãy so sánh cách ăn mặc của 4 quân với cô gái Nhật

    Để thấy 1 khả năng Tổ tôm có nguồn gốc Nhật
    16/9/2012
    Nguyễn Đức Thuần sưu tầm theo Nguyễn Cổn và trên mạng
    Kính tặng Hội tổ tôm khu đô thị mới T Nhân Chính Thanh Xuân HN



     
    Chỉnh sửa lần cuối: 8/8/22
    choicctt60Mod01 thích điều này.
  8. GỬI CẢ NHÀ VỚI MOD LẬP TRÌNH

    Hôm nay mình có góp vui 1 bài viết trên Diễn Đàn Tổ Tôm Dân Gian, Face Book. Thấy họ xóa bài lý do vi phạm “Tiêu Chuẩn Cộng đồng” với chú thích: “Thông tin về bài viết của bạn

    Bài viết này chỉ hiển thị với bạn và quản trị viên nhóm”.

    Việc họ không cho đăng mình cũng không cần thiết nhưng quả thật không hiểu vi phạm gì để sau còn tránh. Cả nhà ai biết bảo mình với nhé.

    Nguyễn Tiểu Thương

    -P/S: mình trích đăng nguyên bài viết dưới đây


    GỬI CẢ NHÀ XEM CHO VUI

    Mình trích đăng lại trên diễn đàn này bài sưu tầm trong Chanphom.com. Từ thuở sơ khai của Tổ Tôm gần 3 thế kỷ trước, các cụ đã gọi là QUÂN BÀI(thay cho con bài, lá bài, cây bài...); các cụ cũng gọi là QUÂN RÁC(thay cho quân què, quân chơ lơ...). Cũng từ tài liệu này, để xác định nguồn gốc trò chơi Tổ Tôm là của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ. Vui là trò chơi PHỎM, TÁ LẢ chỉ có người Việt dùng với Bộ Bài Tây(bài Tú Lơ Khơ) có từ những năm 90 thế kỷ trước ở Việt Nam, cũng bắt nguồn từ qui tắc đánh Tổ Tôm với tổ hợp dọc ngang, nước Ù, nước Báo.

    Mời các bạn góp vui thêm với bài viết.

    Nguyễn Tiểu Thương


    LỊCH SỬ TỔ TÔM TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM


    Truyền thống Việt Nam, các trò chơi dân gian rất ít được ghi chép lại. Thời chữ tượng hình hầu như là không có, vì nghèo chữ quá. Mới đây, con gái mình mua tặng cuốn “VĂN ĐÀN BẢO GIÁM”(1926-1934) của tác giả Trần Trung Viên; NXB Văn Học in năm 2018.Cả tối còn mải ngồi bàn chơi Tổ Tôm khu Chánh Tổng. Tàn đêm nhìn thấy sách mình đọc lướt mới biết trong văn học Việt Nam, nhiều cây bút lớn đã nói đến Tổ Tôm. Có mấy vấn đề nổi lên:
    1-Trò chơi Tổ Tôm được người Việt chơi từ chậm nhất là nửa đầu Thế kỷ 18. Từ năm sinh và tác phẩm của cụ Nguyễn Công Trứ(1788-1858) chứng minh điều này.Một trò chơi, thấm vào văn chương sâu như vậy, ít ra cũng tồn tại trước đó năm bảy mươi năm. Trong bài thơ “ĐÁNH TỔ TÔM” cụ Nguyễn Công Trứ còn nêu tên Hán Việt của trò chơi là “HÀ SÀO”, nghĩa là “Tổ của con Tôm”.

    2- Lúc đó, chưa có chữ quốc ngữ, đương nhiên bộ bài Tổ Tôm được in bằng một loại chữ gần giống chữ Hán cách điệu như ta thấy. Nếu của người Hoa, chắc chắn họ phải dùng chữ Hán rồi. Tác giả Trần Gia Anh trong tác phẩm “Việt Nam Đặc Sản Bài Lá”-2010(NXB Thanh Hóa) có viết: “Trên trang của Web Trung Quốc: poker168.com cũng giới thiệu bộ bài Tổ Tôm nhưng chỉ chú thích là bộ bài xuất xứ từ Việt Nam và được lưu hành ở Việt Nam”.
    Lúc đó giao lưu văn hóa Việt Nhật rất hạn chế,toàn đi biển bằng thuyền nhỏ mà, nên phong cách trang phục trong cỗ bài Tổ Tôm cũng không xác định trò chơi đó của người Nhật.Hình ảnh này, có lẽ nguồn gốc từ việc lưu truyền các mẫu bản in giữa nhiều quốc gia Đông Á. Nghề in của người Việt đã phát triển từ đầu thế kỷ 15, khi Hồ Quý Ly cho lưu hành tiền giấy. Nghề in được mở rộng ở Việt Nam do ông tổ nghề Thám Hoa Lương Như Hộc(1420-1501). Nhiều học giả Nhật cũng xác định trò chơi Tổ Tôm không phải xuất xứ từ Nhật.
    Bởi vậy, ý kiến giả định bộ bài Tổ Tôm có thể xuất xứ từ Trung Quốc hoặc Nhật Bản là không có cơ sở. Tổ Tôm đúng là trò chơi bài lá của Người Việt tại đồng bằng Bắc Bộ có từ gần ba Thế kỷ nay.

    3-Một số từ ngữ khi chơi Tổ Tôm, còn lưu truyền đến bây giờ, có vài từ biến đổi(chỉ xét trong tác phẩm văn học nói đến):
    3a-Chơi Tổ Tôm khi đó còn gọi là “Thú Tụ Tam”. Các bài viết đã mô tả ăn phu dọc, phu bí như bây giờ(xoay dọc, xoay ngang)...
    3b-Ù Thập Điều(Thập Hồng) lúc đó còn gọi là “Thập Xích”.
    3c- Các quân không nằm trong phu tròn đã gọi là “Quân Rác”.
    3d-Thành ngữ “Hơn chực, kém đừng” chắc không phải từ “Trực”, nếu thế có nghĩa khác. Thành ngữ này mình còn lưỡng lự khi xác định ý nghĩa. “Trực” của “trực tiếp”, “trực ban” khác nghĩa “Chực” của “chực chờ”, “ăn chực”.
    Mod1 SĐ đã trao đổi vấn đề này với mình và tạm thời thống nhất từ “Chực” là phù hợp.
    -Lập Luận: “HƠN” phải “Định lượng, định tính” được để Làng xem: là “HƠN QUÂN ĂN”bằng việc “Đếm quân Ăn Đánh dưới chiếu theo Luật”. Không sử dụng các lý do mơ hồ, không trình được với Làng dưới chiếu như “Hơn Quân Đánh để bài tròn, bài thành”...Vì chưa Ù thì “bài kín trên tay nào ai hay biết”. Hoặc “Lợi Bài” của người ăn đánh chứ với Làng có lợi gì đâu mà Làng chấp nhận.
    -Các bạn Tôm thủ có dùng thành ngữ “Hơn Chực Kém Đừng” không? Ý nghĩa của nó chỗ các bạn giải thích sao nhỉ, cho mình biết với.


    4-Kết luận: Nhân thể tàn đêm mất ngủ, đọc sách và gửi tới cộng đồng Tôm thủ những điều thú vị trong văn học với trò chơi Tổ Tôm. Mình trích dẫn dưới đây các bài thơ hoặc trích đoạn, có chú thích số trang, tên tác giả để tiện mọi người tra cứu.

    Nguyễn Tiểu Thương-01/07/2022






    1-NGUYỄN CÔNG TRỨ(1778-1858)

    1a-THÚ TỤ TAM(Trang 800)

    Nhân sinh quý thích chí,
    Chẳng gì hơn vui cuộc tụ tam.
    Tài kinh luân xoay dọc xoay ngang,
    Cơ điều khiển quân ăn quân đánh.
    Gọi một tiếng người đều phải kính,
    Dậy ba quân ai dám chẳng nhường.
    Giơ phỗng lên bốn mặt khôn đương,
    Hạ bài xuống tam khôi chiếm cả.
    Nay gặp lúc quốc gia nhàn hạ,
    Nghề ăn chơi thú nọ cũng hay.
    Gồm hai văn võ trong tay!

    1b-KHẤT NỢ THUA TỔ TÔM(trang 100)

    Thân bát văn tôi đã xác vờ.
    Trong nhà còn biết bán chi giờ?
    Của trời cũng muốn không thang bắc,
    Lộc thánh còn mong lục sách chờ.
    Thiên tử nhất văn rồi chẳng thiếu.
    Nhân sinh tam vạn hãy còn thừa.
    Đã không nhất sách kêu chi nữa?
    Ông lão tha cho cũng được nhờ!


    Tương truyền lúc thiếu thời, Nguyễn Công Trứ có lần đánh tổ tôm bị thua nợ tiền một ông lão. Nhiều lần bị ông lão đòi tiền mà không có để trả, Nguyễn Công Trứ làm bài thơ này để xin được khất nợ. Mỗi câu trong bài đều dùng tên một con bài trong tổ tôm, nhưng trong câu lại mang nghĩa khác


    1c-HÀN NHO PHONG VỊ PHÚ (Trang 700)

    ..................

    “Cỗ bài lá, ba đời cửa tướng, hàng văn sách mập mờ”...

    ..........................

    1d- ĐÁNH TỔ TÔM
    ....
    Tổ tôm tên chữ gọi hà sào
    Ðánh thì không thấp cũng không cao
    Ðược thì vơ cả, thua thì chạy
    Nào!


    Nguồn: Thơ văn Nguyễn Công Trứ do Trương Chính biên soạn & giới thiệu, NXB Văn học, 1983

    2-NGUYỄN KHUYẾN(1835-1909)


    PHÚ THẦY ĐỒ NGÔNG(Trang 717)

    ...”Tổ Tôm, tổ tép chi gian

    Bạch Định, Thập Hồng

    Chèo đò Phó Duyệt”....

    ...”Rượu bứ cung thang, múa ba hoa chi mép

    Văn gàn bát sách, rung chữ ngũ chi đùi”...


    3-TRẦN TẾ XƯƠNG-TÚ XƯƠNG(1870-1907)

    -ĐÁNH TỔ TÔM(Trang 829)

    Bực chẳng nhẽ anh hùng khi vị ngộ
    Như lúc đen chơi cuộc tổ tôm
    Bài trạm thành cuối cánh phỗng ầm ầm,
    Ngồi thôi chẳng bốc quân rác rảnh.
    Cũng có lúc không chi thì bát-sách,
    Cũng có khi bạch-định bốc yêu-hồng;
    Cất bài lên ông lão vẫn lẩn vòng,
    Không đâu cả gặp kề năm bảy phỗng.
    Cũng có ván tôm lèo lên chờ rộng,
    Vớ phải thằng bạch-thủ phỗng tay trên.
    Gớm ghê thay đen thực là đen!
    Sắc như mác cũng thua thằng vận đỏ.
    May mắn nhẽ hữu duyên năng tái-ngộ,
    Bĩ cực rồi đến độ thái lai;
    Tiếng tam-khôi chi để nhường ai,
    Hết bạch lại hồng, thông mãi mãi.
    Nào những kẻ tay trên ban nãy,
    Đến bây giờ thay-thảy dưới tay ta;
    Tiếng bài cao lừng-lẫy khắp gần xa,
    Bát-vạn ấy người ta ai dám đọ.
    Thế mới biết tổ-tôm có đen thì có đỏ.
    Thì anh hùng vị-ngộ có lo chi;
    Trước sau, sau trước làm gì?


    4-PHẠM QUANG SÁN(1874-1932)


    PHÚ CỜ BẠC(Trang 692)

    ...”Tổ Tôm, Tài Bàn. Thua canh này ta bày canh khác
    Thông Tôm Lèo, Chi Chi, Thập Xích; Khi lên trời cũng chiều lòng”...

    ... “Còn ăn hết nhịn
    Hơn chực kém đừng”...

    5-THƠ KHUYẾT DANH

    PHÚ RĂN CỜ BẠC (Trang 732)

    ...”Một trăm hai mươi quân chằn chặn, ba hàng ngang dọc đảo điên”...
    ...”Đến lúc họa lại thần ám, bài xoay quanh bỏ phỗng, bỏ ù”...

    6-Bài phú tổ tôm
    (độc vận)
    Trần văn Nghĩa
    Bảy mảng trên tay
    Ba hàng trước mắt;
    Khi thừa nhàn giở cuộc tụ tam
    Trường đồng lạc vào hàng đệ nhất.
    Hội gặp thiên khai thái vận, gần xa đâu chẳng mừng ran
    Cuộc chơi thượng đẳng trí cao, to nhỏ đều cùng vui thật.
    Thuở ấy:
    Rảnh việc thông mang,
    Có chiều an dật.
    Chuyện bất can nghe cũng nhàm tai,
    Buổi vô sự ngủ đà chán mắt.
    Khách đài các một mùi một lịch: chè sen, rượu cúc, tiệc hứng vui vầy.
    Nhà phong lưu mỗi vẻ mỗi hay: nệm gấm, chiếu hoa, chỗ ngồi tươm tất.
    Vậy mới:
    Thử biết thấp cao.
    Xét xem khoan nhặt.
    Tiền mặt đem xuất thổ chất đầy,
    Bài da nện trang kim tốt ngất.
    Hình thế trăm hai mươi lẻ, ăn xuyên, ghé bí, một quân hơn kém phải suy lường.
    Tinh thần năm bảy hội liền, chực rộng, ù thông, mấy nước dọc ngang cùng chiu chắt.
    Trong khi chơi cũng có kinh quyền;
    Cao thế đánh mới hay trí thuật.
    Đen thời:
    Đặt bỏ ngồi khêu,
    Cầm bài ngủ gật;
    Trôi chửa xong, đầu cánh lại tuôn thêm,
    Ăn mà tốt tay trên liền phỗng mất;
    Gà vịt, chịu không dám đánh, đảo trăm cấp thấy đôi ông lão, ôi liền ba ván cắn theo đuôi,
    Tôm lèo, chực những không ù, mở ba vòng đều một con yêu, chắc đã thập thành còn thiếu cật.
    Người sốt gan thấy cũng buồn cười,
    kẻ xấu nết thấy càng đổ ghét.
    Đỏ thời:
    Phỗng ngỡ mưa tuôn,
    Ù như chớp giật.
    Gặp ăn tốt lại vui vào,
    Vừa chực sẵn liền mở bát.
    Bàn chi nẩy rồi liền toàn bạch, vươn cánh tay bắt giải lợn béo, rằng cao khoe một tấc đến trời,
    Thông tam khôi vừa đủ thập hồng, vểnh râu lên thách lấy gà mòn, được thể nói mấy lời dậy đất.
    Vang lừng kẻ đỏ nói chua ngoa,
    Lẳng lặng người đen ngồi đắng ngắt.
    Kìa xem:
    Bao kẻ chơi chằng,
    Quen nghề kiếm vặt.
    Gọi tên là bạc toan những càn khôn,
    Bưng mắt lấy tiền biết đâu giáp ất.
    Nhạt nước ốc trò chơi vô vị: tam cúc, đố mười, đấu lình, bẩy kiệu, thấy đâu là vẻ thanh tao,
    Ngang càng cua lối ở bất bình: xa quay, chẵn lẻ, rồi mỏ, ba que, hết thảy những tuồng thô suất.
    Đem mấy nghề lươn lẹo so xem,
    Sao bằng thứ tôm già ăn đứt.
    Tuy vậy:
    Vui chớ hoang toàng,
    Chơi đừng ngoa ngoắt.
    Chán thì thôi há đến say mê,
    Thua phải trả nào từng réo rắt.
    Thấp mà đỏ dẫu được chừng bát vạn, e tình xử nghĩa chẳng bền dai,
    Cao mà đen thì ra dạng cửu văn, nửa cuộc giao tài thêm bứt dứt.
    Chi cho bằng phải khoảng vui chơi,
    Chớ có để đến điều rầy rật.
    Làng ta nay:
    Tính sẵn trí năng,
    Học gồm văn chất.
    Nghiệp nho gia sách vở thuộc làu,
    Nghề tài tử văn chương trong vắt.
    Độ phỏng sáu đồng dưỡng thọ, thủ đàm nguyên những kẻ thật thà,
    Chừng chơi vài trống đào tình, diện hậu sẵn mấy thằng nhỏ nhắt.
    Gọi là mượn thú để mua vui,
    Há lấy tụ tam làm ý tất.
    (Trần Văn Nghĩa – Quốc văn tùng ký).
     
  9. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 13/8/2022 TỪ TRAN HUY HOANG

    Tran Huy Hoang
    Chuyên gia trong nhóm

    ·

    Nhân tiện hỏi các MOD trường hợp sau đây, trường hợp nào là "lỗi dưới chiếu" và Tại sao?

    1- Nhà trên đánh Bát vạn, nhà dưới không ăn, phỗng bát sách, phỗng tiếp bát văn.

    2- Nhà trên đánh bát sách, nhà dưới phỗng rồi đánh bát vạn; lên bát văn, nhà dưới lại phỗng.

    Xin lưu ý mọi người - bắt lỗi người chơi cũng giống như luật ngoài đời, trọng chứng chứ không trọng cung. Chỉ khi ăn, đánh sai rõ ràng dưới chiếu mới bị coi là "phạm luật" mọi lý luận, suy đoán, suy diễn đều không được chấp nhận


    Phạm Duật

    Bắt chuẩn đấy, tuy nhiên có nhiều trường hợp khoing hợp lý là do hệ thống nó không nhận biết những kiểu chuyển phu như trên chiếu nên máy móc ta cũng nên thông cảm và cẩn thận trong khi chơi.


    Nguyễn Duy Dương

    Trường hợp này nếu các cụ ko bắt thì có khả năng là,xin lỗi các cụ ở ngoài còn những cụ chơi câm điếc mù thì mới ko bắt báo


    Kẻ Hủy Diệt

    Viết cũng chẳng rõ làm sao mà hiểu


    Cao Nguyen

    [​IMG]

    Bắt hết


    Thanh Duong

    Chuyên gia trong nhóm

    Cả 2 trường hợp đều lỗi.


    Tran Huy Hoang

    Tác giả

    Chuyên gia trong nhóm

    Thanh Duong trường hợp 1 bắt vì : bài ăn được bát vạn, không ăn - bỏ phu đến trước ăn tạo phu đến sau. Lỗi rõ ràng xuất hiện dưới chiếu. Ví dụ 2 là lỗi gì?


    GỬI BẠN TRAN HUY HOANG VỚI CẢ NHÀ

    1-Ví dụ 1 bạn nêu, được thể hiện khi phỗng “KHÔNG ĐÁNH ĐI QUÂN NÀO LIÊN QUAN”

    -Đương nhiên lúc chưa Ù, mọi lỗi đều “BẮT DƯỚI CHIẾU” nên bạn hỏi “lỗi dưới chiếu” là trường hợp nào là chưa rõ nghĩa. Cả 2 ví dụ nếu bị làng bắt báo lại chưa Ù thì đều là “Lỗi dưới chiếu” cả.

    2- Ví dụ 1 của bạn, chỗ mình bắt theo Luật “ĂN ĐỔI PHU KHÔNG LỢI QUÂN”, chính là một hệ quả của việc “ĂN SAU BỎ TRƯỚC”.

    -Phân tích: Đáng lẽ Tôm thủ Ăn Bí 8(là phu đến trước) lại bỏ đi và ăn 2 phu phỗng(ăn đổi phu) lại không chứng minh được “dưới chiếu Lợi Quân” nên bị bắt báo. Những “Lệ Làng” cho phép “Ăn Đổi Phu Bằng Quân” có thể không bắt lỗi này.

    3-Ví dụ 2 của bạn, chỗ mình bắt báo theo lỗi “ĐÁNH PHU DƯỚI CHIẾU”.

    -Phân tích: Bát Sách đến phỗng rồi đánh 8 vạn lại phỗng 8 văn rõ là đánh quân 8 vạn trong phu Bí 8 khi lộ dưới chiếu 8 văn.

    4-Mình cũng rất muốn được nghe bạn và cộng đồng nêu rõ, chỗ các bạn nếu bắt lỗi 2 ví dụ trên là vi phạm Luật nào(hoặc Lệ Làng nào).

    -Theo mình không dùng khái niệm “lỗi dưới chiếu” để thay thế điều luật vận dụng vì “lỗi dưới chiếu” bao quát tất cả các lỗi khi ăn đánh, nó không phải là “MỘT ĐIỀU LUẬT CỤ THỂ”.

    -Tương tự ở Ví dụ 1, không dùng Luật “Ăn Sau Bỏ Trước” vì Luật này bao gồm nhiều trường hợp chứ không phải nêu trực tiếp vi phạm như khi dùng Luật “Ăn Đổi Phu không Lợi Quân”.



    GỬI BẠN TRAN HUY HOANG

    Mình không rõ ý bạn định nói gì khi trích dẫn câu trả lời trên diễn đàn hôm trước.

    Hoặc do bạn đọc ý kiến của mình chưa hiểu nên cho rằng có sự mâu thuẫn chăng?

    Bạn nói rõ hộ nhé.

    Tran Huy Hoang

    Tác giả

    Chuyên gia trong nhóm

    Hôm nay tôi phân tích trường hợp 2:

    - Trên cơ sở không được suy luận bài kín của người chơi. Bài trên tay người chơi, đánh hay ăn, sai hay đúng là quyền tối thượng của người chơi, không ai có quyền bắt bẻ họ và hỏi tại sao này nọ. Khi và chỉ khi họ sai rõ ràng dưới chiếu - những quân đã hạ mới được bắt.

    Ở đây: tôm thủ ăn 8 sách (phỗng) rồi đánh 8 vạn - không hề có lỗi. Sau đó, tôm thủ còn 2 quân bát văn trên tay, họ phỗng tiếp.

    - Nhìn thì tưởng là đủ cơ sởđể bắt NHƯNG chứng cứ chỉ có cần chứ chưa có đủ DO: quân bát sách phỗng có thểăn vào 2 phu, bí bát và bí lèo. Tôm thủ phỗng bát sách rồi đánh bát vạn để giữ lèo thì sao? Không đủ cơ sởđể nói người ta đánh sai; mặt khác phỗng bát văn, phỗng bát văn cũng ở trong tình trạng ăn được vào 2 bí - không đủ cơ sởđể kết luận họ phỗng sai do quân bát vạn ăn vào bí bát, vì bát văn còn trôi được vào nhị vạn nhị sách. Như vậy, không ai có thể chắc chắn được họ phỗng bát văn sai nên không đủ bằng chứng để kết luận họđánh sai - nếu trên tay họ còn lại chi chi, cửu vạn, nhị vạn, nhị sách hoặc họ chỉ có nhị vạn, nhị sách, cửu vạn - chờ chi lấy lèo, hoặc có chi chờ cửu vạn lấy lèo hoặc có bí lèo sẵn, còn nhị vạn, chờ ù nhị sách hoặc có nhị sách, chờ ù nhị vạn. Quá nhiều giả thuyết xảy ra nên KHÔNG THỂ KẾT LUẬN LÀ CÓ LỖI.

    Khác với trường hợp này, nếu phỗng bát vạn, đánh bát sách, phỗng bát văn - là lỗi rõ ràng hoặc, phỗng bát văn, đánh bát sách, phỗng bát vạn cũng đều bị bắt do sai rõ ràng dưới chiếu. Hai trường hợp này tự quý vị lý giải.

    * không phải cứ nhìn có bí dính dưới chiếu mà đủ bằng chứng kết luận sai
     
    Mod01 thích điều này.
  10. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 21/8/2022 TỪ CAO NGUYEN


    Cao Nguyen

    Có sẵn 123 vạn và lẻ 8 văn nhà trên đánh 2 s ko ăn bốc 4 vạn hạ 1234 vạn đánh 8 văn bị báo . Mà ván bài có bí lèo sẵn trên tay cũng có 8 văn trên đánh 8 vạn ko ăn bốc 9 vạn ăn thêm hạ bí lèo đánh 8 văn ko bị báo là sao tôi thấy 2 trường hợp giống nhau

    Nguyễn Duy Dương
    Người ta có bí lèo sẵn thì đương nhiên là có cả 9van ăn thêm đánh được 8văn cụ nhé,hai trường hợp này ko giống nhau


    Cao Nguyen

    Nguyễn Duy Dương vậy 123 có phải 1 phu ko và lèo cũng 1 phu và 1 văn và chỉ cũng là yêu


    Nguyễn Duy Dương

    Cao Nguyen 123vạn ăn 2sach và 8văn nó ko giống là ăn thêm 9vạn


    Cao Nguyen
    Nguyễn Duy Dương tôi thấy giống nhau cùng ăn thêm 1 cây. Và cùng là phu nhà dính yêu
    Nguyễn Duy Dương vậy giả sử ăn 2 s vào 8 văn 2 vạn 2 văn đánh 3 vạn. Nếu 1 vạn lên tại cửa hạ xuống có bị báo ko . Cái tội ăn phu làng đánh phu nhà

    Nguyễn Duy Dương
    Cao Nguyen ko bị báo vì lập trình,

    Cao Nguyen
    Nguyễn Duy Dương Vâng tôi biết vì lập trình nó vậy chúng ta ko làm gì dc nhưng đưa ra vấn đề để mong sửa đổi chỗ đúng với TT còn khi ngồi chơi trên chiếu hãy điếm thì ván bài tôi đánh hợp lệ

    Phạm Duật
    Tay lập trình còn non, bài tôi có 678 vạn thừa 8 vạn, ăn thêm 5 vạn, sau bốc 8 vạn phỗng bị báo. Bực mình!

    Cao Nguyen

    Phạm Duật tôi xa quê thì chơi thôi, nhưng bắt đầu thấy nản rồi

    Tran Huy Hoang
    Chuyên gia trong nhóm
    Cụ chơi 40 năm nhưng ở nơi họ cho ăn như thế - giống Bắc Ninh - họ đếm cây dưới chiếu nhiều hơn việc ăn bí sườn nhị vạn nhị sách bát văn. Còn nhiều nơi họ yêu cầu quân đến trước phải ăn (có cạ, bất kể bí hay dọc đến trước đều phải ăn) không ăn bí hạ nhiều cây hơn dọc họ cũng vẫn bắt. Sân Đình họ bắt vì không tính cây nhất thế là cụ sai dưới chiếu. Trường hợp 2 Sân Đình đang ưu tiên bí nhiều cây hơn bí ít cây đó cụ. Cụ hạ bí lèo 4 cây, 2 cây cửu đánh bát văn họ không bắt. Chơi Sân Đình phải theo Sân Đình thôi

    Đính Nguyễn
    Cụ mới học chơi àh?! Giữa 123 vạn khi lên 2s ko ăn mà trên tay có 8 văn, thì bị báo, bởi vì con 1 vạn là hàng yêu, lên ko càn biết. Khi đến 2s là phải hạ bí 2s 2v 8v xuống ăn. Còn lên 4 vạn mà ko ăn mà đánh 8 văn đi thì ko bị báo. Trường hợp cụ đưa ra là bị báo là chuẩn

    Cao Nguyen
    Đính Nguyễn vậy còn trường hợp kia sao ko bị báo vì chị cũng hàng yêu

    Đính Nguyễn
    báo sao đc, đag bí lèo. ( phải hiểu là tính lưng trước ) còn trường hợp như 2 vạn 3 vạn 8 văn trên tay mà đến 2 sách thì bắt buộc phải ăn rồi đánh 3 vạn đi là xong. Còn ko ăn mà lên 4 vạn mà ăn vào đánh 8 văn đi thì bị báo. Nếu ko ăn 4 vạn mà đánh 8 văn đi thì ko bị báo vì ko lộ con 2 vạn ra. Tổ tôm là trò chơi dân gian, còn phải học hỏi nhiều bạn trẻ nhé


    Nguyen Trongtieu
    Đính Nguyễn hai trường hợp đấy giống nha

    Cao Nguyen

    Đính Nguyễn trong bài quân trọng là ăn đúng hay sai thôi lưng thì ko thấy quý định ưu tiên

    Nguyen Trongtieu
    Cao Nguyen hai trường hợp này như nhau. Báo hay ko là do mỗi nơi quy định. Trên SĐ thì do lập trình. Còn thực tế ăn trc ăn sau trong hai trường hợp cũng giống như bài có bí tứ lên tứ này ko ăn qua cửa ăn tứ khác và đánh đi cây rác

    Cao Nguyen

    Đính Nguyễn Vâng cụ tôi mới học 40 năm rồ

    Lê Hạc
    Theo tôi bị bảo là không đúng vì nếu ăn là phạm luật ăn phu làng, đánh phu nhà

    Hoang Nguyen
    Đính Nguyễn báo sao đc cụ.

    Cao Nguyen

    Hoang Nguyen vậy mà tôi bị bắt ván đó trong game đấy ngồi chiếu gần 40 năm chưa bao giờ bị như vậy


    Đính Nguyễn
    Cao Nguyen năm nay bao tuổi rồi mà có thâm niên ngồi chiếu tận 40 cơ đấy?

    Cao Nguyen

    Đính Nguyễn tôi chơi từ 15 tuổi giờ gần 60 rồi


    Hoang Nguyen
    Cao Nguyen game lập trình còn lỗi nhiều, có cụ mới chơi nên chưa rõ hết quy định chung của TT, còn mỗi nơi có thêm 1_2 lệ khác nhau. Nhưng chung quy lại vẫn có cái chung nhất. VD như ăn bằng quân, lợi quân nhưng ko đc phá phu bài có trc đánh đi, bỏ trc ăn sau.. đánh thế ở đâu cũng bắt.

    Cuong Vu
    Sẵn 228
    Báo là phải


    GỬI BẠN CAO NGUYEN

    1-Ví Dụ 1: “Có sẵn 123 vạn và lẻ 8 văn nhà trên đánh 2 s ko ăn bốc 4 vạn hạ 1234 vạn đánh 8 văn bị báo”.
    1a-Lập trình bắt báo vì khái niệm “PHU ĐẾN TRƯỚC, QUÂN CÓ TRƯỚC” không giống chỗ chúng ta chơi. Cụ thể không coi “Phu Trên Tay 123 vạn” là “Đến Trước” so với Bí Sườn 8 văn, 2 vạn, 2 sách mới ăn(là phu có sau).
    1b-Theo Luật TT chỗ mình, bạn đánh đúng khi đã trình cả 1 vạn dưới chiếu.
    1c-Nếu ăn 2 sách thành Bí Sườn, đánh đi 3 vạn mà không hạ 1 vạn trên tay xuống chiếu thì chỗ mình cũng không bắt báo được.
    -Nếu hạ 1 vạn dưới chiếu sau đó, chỗ mình bắt báo theo Luật “Ăn Đổi Phu mà không Lợi Quân”: ăn được 1 quân 8 văn, đánh đi 1 quân 3 vạn = “Ăn 1 Đánh 1”. Lệ Làng nào cho phép “Ăn đổi phu bằng quân” cũng không bắt báo.
    -Thực ra đây là Hệ Quả của “Ăn Sau Bỏ Trước” nếu hạ lộ 1 vạn: ăn quân 8 văn theo “phu có sau”, đánh đi quân 3 vạn theo “Phu Có Trước”.
    1d-Luật TTSĐ, Điều 3.3 cũng qui định bạn đã đánh đúng, nhưng Lập Trình bắt báo là Lập Trình sai so với Luật TTSĐ ban hành, bạn gửi ý kiến lên cho Mod biết. Mình trích dẫn Điều 3.3 trong Luật TTSĐ:

    “Bài 3: Luật Ăn - Đánh trong Tổ Tôm Sân Đình

    3. Đánh bài:
    * Người chơi vi phạm các lỗi sau thì bị báo, sẽ phải đền làng và chuyển sang ván chơi mới luôn:
    - Bỏ phu trước ăn phu sau.”
    1e-KẾT LUẬN:
    -Bạn đã đánh đúng với Luật TTSĐ. Theo Luật TT đánh đúng là “Ăn Trước Bỏ Sau”.
    -Nếu có “Lệ Làng” khác với chỗ bạn chơi chính là khác ở khái niệm “PHU Đến Trước”.
    -Với “Lệ Làng” cho phép “Ăn Đổi phu Bằng Quân” thì ván bài của bạn càng không bị bắt báo.

    2-Ví dụ 2: Có Bí Lèo sẵn trên tay(chỉ có 1 quân 9 vạn), không ăn 8 văn, đánh 8 vạn khi hạ Bí Lèo dưới chiếu không bị bắt báo là Lập Trình Game đã làm đúng với Luật TTSĐ và đúng với cách chơi của bạn với chỗ mình.
    -Lưu ý: Luật qui định sai đúng khái niệm “phu thường” với “phu lưng” là như nhau, không ưu tiên dạng nào

    Nguyễn Thiện
    ·

    Các cụ làm ơn cho em hỏi bài em thế này.em ăn tam vạn vào em đánh nhị văn đi sao lại bị báo ạ?


    GỬI BẠN NGUYỄN THIỆN

    1-Ván bài của bạn: có sẵn Bí 3, phỗng 3 sách, trước đến 4 văn không ăn; ăn 3 vạn hạ Bí tam dưới chiếu(đã có sẵn 3 vạn của nhà) rồi đánh đi 2 văn là chơi đúng Luật Tổ Tôm Sân Đình đã ban hành: Điều 3.3. Mình trích dẫn dưới đây:

    “Bài 3: Luật Ăn - Đánh trong Tổ Tôm Sân Đình

    3. Đánh bài:

    * Người chơi vi phạm các lỗi sau thì bị báo, sẽ phải đền làng và chuyển sang ván chơi mới luôn:

    - Bỏ phu trước ăn phu sau.”

    2-Nếu bạn ăn 234 văn rồi đánh đi 3 vạn sẽ bị bắt báo theo Điều 3.3 vì “phu trên tay=Bí Tam” là “phu có trước” so với dọc 234 văn là “phu có sau”(nếu ăn 4 văn).

    3-Bạn gửi ván bài lên mục “Báo Lỗi TTSĐ” để các Mod biết và xử lý.
     
    Mod01 thích điều này.
  11. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 5/8/2022 TỪ NGUYỄN TIỂU THƯƠNG

    GỬI CẢ NHÀ VỚI MOD LẬP TRÌNH: LUẬT ĂN ĐỔI PHU

    Cuối tuần, mình trao đổi với cả nhà về Luật ĂN ĐỔI PHU: bắt buộc ĂN LỢI QUÂN hay cho phép ĂN BẰNG QUÂN.

    1-KHÁI NIỆM:

    1a-Ăn Đổi Phu là tạo ra phu mới từ việc bỏ đi một phu cũ. Thực ra đây là HỆ QUẢ CỦA LUẬT “CẤM ĂN SAU BỎ TRƯỚC”.

    1b-Lợi Quân hay Bằng Quân: là ĐẾM SỐ QUÂN RÁC TRÊN TAY ăn được bao nhiêu vào phu (phu mới hoặc phu cũ) nhiều hay ít.

    2-VÍ DỤ:

    2a-Ví dụ 1: Bài trên tay có Bí Sườn: 2 quân 8 văn, 1 quân 2 sách, 1 quân 2 vạn và rác quân 4 vạn.

    2a1-Diễn Biến: Phỗng 8 văn, ăn thêm 3 vạn thành 234 vạn, đánh đi 2 sách.

    2a2-Phân tích: đây là Ăn Đổi Phu: từ Bí sườn thành 1 phu phỗng và 1 phu dọc.

    -Ăn thêm được 1 quân rác 4 vạn trên tay, đánh đi 1 quân đã trôi 2 sách là “Ăn 1 Đánh 1” = Ăn Bằng Quân. Quân 2 sách là “Quân đến trước đã trôi” bị bỏ đi để ăn “quân 4 vạn đến sau”.

    2a3-Bắt Báo: Đánh vậy là vi phạm Luật “Ăn Sau bỏ trước”:các cụ gọi là phá phu nhà ăn phu làng không Lợi Quân: bị lỗi “Buôn Phu”.

    2b-Ví Dụ 2: Bài trên tay có 1 quân rác 7 văn; có 34 vạn đã trôi theo Bí 5 dưới chiếu có 2 quân 5 vạn(ăn thêm 5 vạn của làng).

    2b1-Diễn Biến: Đến 3 sách hạ bí Tôm(7 văn, 3 vạn, 3 sách) và đánh đi 4 vạn.

    2b2-Phân tích: đây là Ăn Đổi Phu: bỏ phu dọc 345 vạn tạo ra phu mới là Bí Tôm.

    -Ăn thêm được 1 quân rác 7 văn, đánh đi 1 quân 4 vạn đã trôi là “Ăn 1 Đánh 1”.Ở đây quân 4 vạn là quân đã trôi đến trước; quân 7 văn là quân ăn đến sau.

    2b3-Bắt Báo: Đánh vậy là vi phạm Luật “Ăn Sau Bỏ Trước”, xưa các cụ cũng bắt báo lỗi buôn phu do ăn phu làng phá phu nhà không lợi quân. Nay là phạm Luật “Ăn Đổi Phu phải Lợi Quân”.

    -Nếu có 2 quân 7 văn hạ xuống vào Bí Tôm thì được, vì là “Ăn Đổi Phu Lợi Quân”(Ăn được 2 quân rác 7 văn mới đánh đi 1 quân 4 vạn đã trôi cũ).

    3-Kết Luận: Từ các ý kiến trên và tiền lệ người xưa đã bắt báo lỗi “BUÔN PHU” = “ĂN PHU LÀNG PHÁ PHU NHÀ KHÔNG LỢI QUÂN” thấy rằng cần ban hành Điều Luật “ĂN ĐỔI PHU PHẢI LỢI QUÂN”.Điều Luật này bao hàm cho hàng trăm nước đánh khi chơi Tổ Tôm, rất ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.

    -Mình rất mong cộng đồng thảo luận làm sáng tỏ vấn đề trên.


    Baokhang Ha

    Rao này tổ tôm sđ lỗi lam chú, cháu có 2 thất sách va 567 sách, 7 sách lên không phỗng được, sau 4 sách đến ăn hạ 4567 sách, cháu đánh 7 sách đi lại bị bắt chèo đò


    GỬI BẠN BAOKHANG HA

    Vậy đúng là lỗi Game rồi. Bạn gửi mục “Báo Lỗi TTSĐ” của Chanphom.com để các Mod biết hoàn thiện lại lập trình, bồi hoàn Tôm. Cộng đồng còn chịu nhiều oan uổng từ lỗi Lập Trình, nhưng kiên nhẫn thôi. Lập Trình Tổ Tôm, thứ bài lá “Hay nhất Quả Đất” thật khó và kỳ công lắm. “Quẳng Gánh Lo Đi mà Vui Sống” bạn nhé.


    Tran Huy Hoang

    Chuyên gia trong nhóm

    Baokhang Ha bạn nghĩ là bạn không sai thôi. Còn nếu ăn như bạn rất nhiều nơi bắt. Nếu có phỗng đi kèm phu dọc, cảm thấy phỗng què ra thì đừng phỗng, nếu không phỗng thì đừng ăn dọc để dư quân phỗng được ra rồi đánh quân kia đi. Sân Đình bắt là đúng luật.

    Bạn đã có 567 và quân 7 đã lên bỏ không phỗng thì giữ nguyên 567 trên tay, chạm quân khác thì đánh quân 7 đi, hoặc khi quân 7 rơi vào vị trí ăn kẹp giữa (không thể phỗng) bạn ăn 5678 chẳng hạn thì không nơi nào bắt vì bạn "không sai dưới chiếu", bạn không thể phỗng 7 là do bạn có phu 567, bạn ăn thêm 8 (với điều kiện chưa lên cây 4, còn nếu đã lên cây 4 thì cũng không được ăn cây 8.) rồi đánh bỏ 7. bạn ăn 4567 là "sai dưới chiếu" - nghĩa là: tại sao bạn không phỗng 7, để lại 56 mà ăn với 4. Lúc đó dưới chiếu quân 7 của bạn hạ dư và quân 7 bạn không ăn với quân 7 bạn đánh đi xuất hiện "lỗi dưới chiếu".

    Cần chú ý, hạ cây của phỗng trên tay xuống phu dọc rồi đánh nốt cây kia chỉ hợp lệ khi cây mà bạn có thể phỗng được chưa xuất hiện. Khi cây bạn phỗng được đã xuất hiện, bạn không phỗng, rồi hạ 1 cây vào dọc rồi đánh cây kia đi là phạm lỗi. Nếu quên không phỗng thì ôm phỗng lại chờđộc lập thôi.


    Nguyễn Mạnh Tuân

    Baokhang Ha bác đánh vậy là chuẩn rồi còn game đôi khi nó bắt lỗi nhầm vì nó còn đang hoàn thiện và tổ tôm nó rất khó lên làm lập trình game mất rất nhiều công sức chắc phải có nhiều thời gian để hoàn thiện


    Nguyễn Mạnh Tuân

    Chính Vượng ko có những người tâm huyết như chú thì sao mà phổ biến rộng rãi được ạ một nét văn hóa đặc sắc mà giờ mai một ở Thái Bình cháu ko thấy ai chơi nữa và ít người biết chơi lắm



    Anhbush Nguyen

    Vd này nói nhiều rồi. Nếu luật không cho tản phu thì không được đánh. Nhưng đã cho đảo phu thì cả ba ví dụ đều đánh được vì không lợi cây (ăn 1 đánh 1)nhưng lại lợi bài. Còn từ các cụ sưa bảo lỗi buôn phu từ ngày vào sđ em mới được nghe từ lỗi buôn phu. Nói vd trên cụ không cho đánh vì hiểu không lợi quân. Tôi hỏi các cụ có bí dưới chiếu lên cây phỗng lại được phỗng ở cửa xa thì hiểu lợi cái gì? Các cụ giải thích cho em với


    GỬI BẠN ANHBUSH NGUYEN

    Mình trao đổi với bạn mấy ý:

    1-“Tản Phu” theo mình hiểu là một thao tác có thể xảy ra khi “Ăn Đổi Phu” chứ không phải là “Ăn Đổi Phu”. Mình định nghĩa ở Từ điển TT tại điều 12.x là “-Khi xoay bài dưới chiếu, làm mất đi một phu có trước đó do tách các quân của nó tạo ra các phu khác thì gọi là “TẢN PHU”.

    2-Trong Luật, các khái niệm khi xem xét nên có định lượng, định tính rõ ràng, tức là đo đếm được. “LỢI BÀI” là yếu tố mơ hồ nên không đưa vào điều kiện của Luật. Ví dụ bạn được đánh đi 1 quân rác nhờ thao tác “Ăn Đổi Phu” thì cả làng không cho đó là “Lợi Bài” họ; thậm chí quân bài đó là Quân Ù của nhà khác, thì không “Lợi Bài” với bạn.

    3-Việc phỗng 1 quân ở cửa xa trong Bí có dưới chiếu là quyền tự do của Tôm thủ. Với làng soi, họ chỉ xem mình có phạm lỗi để bắt thôi. Việc lợi hay không lợi hoàn toàn làng không quan tâm vì miễn bàn nếu đúng Luật. Quan trọng là quân đánh đi của bạn không phải “QUÂN LIÊN QUAN” với các phu, quân hiện dưới chiếu nên làng khỏi xem xét. Trong 2 ví dụ, quân đánh đi là “Quân Liên Quan” nên làng mới phải viện dẫn Luật chứng minh “Ăn Đổi Phu Bằng Quân” và bắt báo.

    4-Kết Luân:

    4a-Như vậy, rốt cuộc chỗ bạn chơi cho phép “Ăn Đổi Phu Bằng Quân” phải không? Qui định ấy có cụ thể thế nào, nếu có văn bản thì càng hay, gửi mình tham khảo với.

    4b-Lân cận với “Ăn Đổi PHu” là “Ăn Chọn Phu”, vậy chỗ bạn có cho phép “Ăn Chọn Phu Bằng Quân” hay không? Có sự phân biệt số quân ăn của hai loại hình ăn phu này không? Rất mong có thêm thông tin từ bạn.

    4c-Với điều Luật “CẤM ĂN SAU BỎ TRƯỚC” ở các ví dụ trên thì chỗ bạn chơi có xem xét đến không?

    4d-Tất nhiên qui định chơi chỗ bạn hay nhiều nơi không buộc “Ăn Đổi Phu Lợi Quân” cũng chẳng có gì sai cả. Giống chỗ mình, cũng là một “Lệ Làng” mà.Còn từ “Buôn Phu” mình cũng nghe các cụ chơi Tổ Tôm bắt báo từ lúc còn bé, chắc là một “phương ngữ” chăng.


    Anhbush Nguyen

    Chính Vượng đọc được những từ cấm của cụ em dối hết cả đầu [​IMG][​IMG][​IMG] em chỉ hiểu ý chính của tổ tôm không được ăn 1 đánh 2, làm thế nào tròn bài nhanh nhất.


    GỬI BẠN ANHBUSH NGUYEN

    Đúng rồi, mình cũng dị ứng với những từ “CẤM” này lắm, dùng từ “không được” có lẽ lọt tai hơn. Đồng ý với nguyên tắc “tròn bài nhanh nhất” của bạn khi chơi Tổ Tôm, nhưng vẫn phải có một số qui định ràng buộc chứ. Qui định “Không được Ăn Sau Bỏ Trước” cũng rất phổ biến mà. Đỡ rối đầu rồi, bạn xem làm sáng tỏ mấy thông tin mình nhờ với.


    Anhbush Nguyen

    Chính Vượng trường hợp này chỗ em cho phép ăn vì đằng nào cũng (phải đánh đi 1 cây.) Còn cụ bảo có văn bản không thưa cụ là không ạ

    Anhbush Nguyen

    Chính Vượng những thế bài như vậy là lợi bài tại sao lại cấm. Cụ bảo lợi bài là yếu tố mơ hồ không đưa vào điều kiện của luật được,thì cụ thay vào tròn bài nhanh hơn chẳng hạn. Còn ai cũng hiểu là nhanh tròn bài hơn thì cụ lại bảo ăn không lợi cây

    GỬI BẠN ANHBUSH NGUYEN

    1-Việc chỗ bạn chơi theo “Lệ Làng truyền khẩu” cũng là lẽ thường như nhiều nơi khác mà.Cuối TK20, khi biên soạn Luật TT, mình tìm hiểu cách chơi của rất nhiều nơi, nếu thống kê thì 100 nơi chưa chắc có 1 chỗ “ghi thành văn bản”. Do mong học hỏi, tham khảo cách dẫn giải phân tích của tiền nhân, nên đi đâu mình cũng xin “văn bản Luật TT” thôi.

    2-Mình ủng hộ việc sớm ăn “Tròn Bài” nhưng không đồng ý “Bỏ Trước Ăn Sau”. Ví dụ “PHỖNG 3 ĐÔI LIÊN TIẾP” mà không có 1 phu bí hạ kèm(hoặc chưa Ù) đa phần các “Lệ Làng” đều bắt báo là minh chứng tiền nhân không cho phép “Ăn Đổi Phu Bằng Quân”. Ở đây “phỗng 3 đôi” còn đánh đi được 3 quân rác(là 3 cơ hội tròn bài đó) nhưng đổi 2 phu dọc thành 3 phu phỗng nếu không giải trình dưới chiếu được “Lợi Quân”, các cụ bắt báo nhăn.

    3-Luật là bao quát và lý giải cho mọi trường hợp, tránh dùng đến ngoại lệ hoặc tránh để “bó bài”, cho nên mình đưa vấn đề ra để thảo luận thôi.


    Nguyễn Văn Được

    Nói thế này thì sao hết được phải cầm quân trên chiếu mới được. Tốn fb quá


    GỬI BẠN NGUYỄN VĂN ĐƯỢC

    1-Theo mình, Luật “Ăn Đổi Phu Lợi Quân” là qui định bao quát được cho hàng trăm trường hợp “Ăn Đổi Phu” khi chơi Tổ Tôm. Nếu bạn cho là “nói chưa hết”, bạn cho mình 1,2 thí dụ ngoại lệ để thêm sáng tỏ ý kiến nhé.

    2-Diễn Đàn này là để thảo luận về Tổ Tôm, đặc biệt đóng góp về Luật TT để cộng đồng thêm tri thức, các Mod hoàn thiện lập trình.Mình hiểu cần có nhiều ý kiến, càng tỉ mỉ càng tốt. Bạn đừng lo hao tổn tài nguyên Facebook, cứ đưa ý kiến thảo luận nghiêm túc lên diễn đàn, mình cam đoan cộng đồng ủng hộ, hoan nghênh.


    Nguyễn Văn Được

    Chính Vượng nói chỉ nói thì khó , mà phải là cầm quân trên chiếu mới rõ được cụ ạ


    GỬI BẠN NGUYỄN VĂN ĐƯỢC

    Mình quan điểm khác bạn chút. Theo mình, món Tổ Tôm là thứ bài lá khó nhất quả đất, nên bất kỳ người nào có chơi hết cả đời cũng chẳng thông thạo được. Bởi vậy, cần tập hợp tri thức kinh nghiệm của nhiều người, nhiều nơi, nhiều đời tạo nên một Bộ Luật tương đối hoàn chỉnh; tạo ra một quyển Từ Điển Tổ Tôm đầy đủ nhất. Qua đó từ người học chơi, đến người đã chơi thành thạo sử dụng làm cơ sở “MỚI RÕ ĐƯỢC”.

    Mình chơi Tổ Tôm ngót nửa thế kỷ, học hỏi khắp mọi vùng, chỉ tin cậy vào Luật Lệ đã ghi thành văn bản thôi. Diễn đàn này đâu chỉ nói không, chỉ “truyền khẩu như các Lệ Làng”, đã được tạo thành văn bản.

    Với mình, tri thức có trong trang Tổ Tôm Sân Đình đã đạt đẳng cấp cao nhất đến nay rồi.

    Cảm ơn bạn nhiệt tình trao đổi, dù chưa ví dụ làm sáng tỏ đề nghị của mình.

    Nguyễn Văn Được

    Chính Vượng Tổ tôm trò chơi trí tuệ và rất khó cho nên chơi mãi mà hạ bài cò bị treo tranh, trái vỉ, vẫn có ván bị chèo đò, có ván bài các cụ bảo chờ 12 nước.....như vậy mới thấy cái khó của tổ tôm. Kính chúc cụ mạnh khẻ, trường thọ..


    3-GỬI BẠN NGƯỜI THAM GIA NHÓM

    Nếu ván bài bạn nêu chính xác thì Game Lập Trình bị lỗi rồi. Bạn gửi ván bài vào Diễn Đàn Chanphom.com, mục “Báo Lỗi chơi TTSĐ” để các Mod biết hoàn thiện thêm lập trình và bồi hoàn số Tôm bị thua oan(nếu có).
     
  12. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 22/8/2022 TỪ NGUYỄN TIỂU THƯƠNG

    GỬI CẢ NHÀ: LUẬT “ĂN CHỌN QUÂN”

    Hôm nay 22/8/2022 mình muốn trao đổi với cộng đồng về Luật “Ăn Chọn Quân”.

    1-Luật TT2000: Điều 9.9:

    “9-ĂN CHỌN QUÂN: một Cạ có thể ăn được với 1 trong 2 quân bài khác nhau.

    9.1:Cùng thời điểm: Tt tùy chọn quân ăn, được phép đánh đi quân kia.

    9.2: Khác thời điểm, phải ưu tiên quân bài trong Phu Lộ trước.”

    2-Ví Dụ minh họa:

    2.1-Ví Dụ 1: Bài có cạ 3 vạn, 3 sách với 3 văn, 7 văn sẵn trên tay. Theo Điều 9.9.1, Tôm thủ được phép tùy chọn ăn 3 văn(hoặc ăn 7 văn) và đánh đi quân còn lại.

    2.2-Ví Dụ 2: vẫn bài trên, nếu có 3 văn của làng đến trước không ăn, thì không được ăn 7 văn đến sau(hạ Bí Tôm) rồi đánh 3 văn đi.

    -Phân tích theo Điều 9.9.2: 3 văn đến trước, lúc đó với làng phu Bí Tam(nếu ăn 3 văn) là “phu lộ trước với làng”, cho nên ăn Bí tôm đánh 3 văn đi(là ăn phu đến sau bỏ phu trước) sẽ bị báo. Do đó nếu không ăn 3 văn đến trước, sau lại ăn 7 văn thì buộc phải “bó bài chờ” với quân 3 văn trên tay.

    2.3-Ví dụ 3: Trên tay có cạ 3 vạn, 3 sách; quân làng đến 3 văn trước thì phải ăn Bí Tam, nếu không ăn sau đó ăn 7 văn sẽ bị bắt báo vì lỗi “Ăn Sau bỏ trước”, là một trường hợp vận dụng Điều 9.9.2. Đây là trường hợp “Ăn Chọn Quân” khi 2 quân chọn là quân của làng.

    -Còn một trường hợp “Ăn Chọn Quân”, khi có 1 quân sẵn trên tay(ví dụ có sẵn Bí tam) thì đương nhiên không được ăn 7 văn của làng rồi đánh 3 văn đi nên mình không nêu lại.

    3-Ý kiến đề nghị với cộng đồng:

    3.1-Chỗ các bạn chơi, có qui định về “Ăn Chọn Quân” không, qui định thế nào?

    3.2-Chỗ các bạn chơi, có gọi là “Ăn Chọn Quân” không? Hay có tên gọi khác là gì?

    3.3-Chỗ các bạn chơi, xử lý 3 ví dụ nêu trên ra sao là đúng? Có qui định luật chơi về cách đánh đó thế nào?

    -Luật TTSĐ chưa có điều khoản về “Ăn Chọn Quân”, mình không rõ Lập trình Game thực hiện “Ăn Chọn quân” thế nào? Bạn nào đã gặp thì nêu lên cho cộng đồng biết với nhé.

    3.4-Rất mong được các bạn góp ý, nếu cần thì đưa thêm ví dụ làm sáng tỏ.


    Phuong Nguyen

    Bài của tôi có vấn đề gì mà không được đăng

    Chỉ hỏi mọi người ván bài trên tay có đôi 5 văn, đôi 5 sách, dọc 678 văn . Lên 5 vạn ù,hô Xiên bí tư. Bị bắt báo. Bắt báo vậy đúng hay sai ???


    GỬI BẠN PHUONG NGUYEN

    1-Mình không rõ bạn hỏi việc đăng gì, ở đâu. Việc khiếu nại Mod ván bài bắt báo sai đúng, theo qui định là tại mục “Báo lỗi Tổ Tôm Sân Đình”, trên trang Chanphom.com.

    2-Ván bài của bạn theo Luật TTSĐ nếu hô “Xuyên Bí Tư” là sai, mình trích đăng Luật TTSĐ qui định cước Ù Xuyên Bí Tư để bạn xem lại(Điều 6.1.h):

    “Bài 6: Cước sắc - Tính điểm trong Tổ Tôm Sân Đình

    1. Cách tính điểm và cước ù đang áp dụng trong Tổ Tôm Sân Đình

    h. Bí tư: Bài chờ có 2 đôi (4 quân này không có quân nào nằm trong các phu đang có, không phải quân bất thực và không có quân Yêu), chỉ có 1 nước chờ ù là lên quân còn lại tạo thành phu bí để ù (Quân bài ù là quân không có trên bài).
    Ù Xuyên Bí tư được 10 điểm - 2 dịch (+4 điểm).”

    3-Phân tích: bạn chỉ có 3 quân rác khi chờ 5 vạn(là đôi 5 sách và 1 quân 5 văn), vậy hô “Xuyên Bí Tư” sẽ bị bắt báo theo Luật TTSĐ nhé.


    Phuong Nguyen

    Chính Vượng đôi 5 văn và đôi 5 sách, dọc 678 văn


    Bùi Văn Định

    Phuong Nguyen báo cáo cụ.theo lý thì cụ đã trôi cây 5 văn sang phu dọc là 5678văn lên cụ còn có 3cây thôi. Cụ xiên bí tam thì dc nhé.kkk
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 29/8/22
    Mod01mai_hoa_thon thích điều này.
  13. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 13/9/2022-Nguyễn Tiểu Thương

    GỬI MOD LẬP TRÌNH VỚI CẢ NHÀ

    Hôm nay 13/9/2022 có một ván bài tại Bàn 11, khu Chánh Tổng lúc 16h45 mình bị Bắt Lỗi Ù Lành Làng muốn hỏi ý kiến cả nhà(Do phần Lịch sử ở Nick Nguyễn Tiểu Thương không xem lại được ván bài, cũng do mình không biết làm nên không đưa đường Link lên đây được-Nhờ Mod 1 đưa hộ lên nhé).

    1-Diễn Biến:

    a-Bài mình có Bí nhị(3 con nhị vạn) và có cả 3,4 vạn nên mình Bất thực khàn 2 vạn.

    b-Mình ăn 5 vạn của làng hạ 345 vạn. Sau ăn 5 văn của làng hạ thêm 5 sách trên tay xuống thành bí ngũ; hạ thêm 2 vạn vào dọc 234 vạn.

    c-Chiếu hiện 2 vạn cửa xa, mình không phỗng tái kiến(vì vốn đánh Tổ Tôm mình ngại phỗng mà!Hehe).

    d-Mấy nước sau, mình Ù và Hô Ù: “Bất thực 2 vạn, Ăn Cả, Thấy Không Phỗng, trả chén làng” thì Game báo Ù Lành Làng vì Xướng Trả Chén Sai.


    2-Ý kiến:

    a-Nơi mình chơi được phép phỗng tái kiến 2 vạn khi có dọc 234 vạn trình dưới chiếu nếu Bất thực khàn 2 vạn.

    b-Điều 3, khoản 4, mục Phỗng trong Luật TTSĐ cũng không xác định Phỗng 2 vạn như mục 2.a bị lỗi. Mình trích đăng dưới đây điều Luật:

    Bài 3: Luật Ăn - Đánh trong Tổ Tôm Sân Đình

    4. Ăn:

    * Phỗng:

    - Nếu có 2 quân bài giống nhau mà bài làng ra đúng quân ấy ở bất kì cửa nào người chơi đều có thể phỗng. Người có phỗng được quyền ưu tiên ăn quân bài đó.
    - Để có thể phỗng phải đáp ứng được các điều kiện sau:

    + 2 quân bài phỗng ít nhất phải có 1 quân trên tay. Quân bị lộ dưới chiếu KHÔNG được đi vào phu dọc.
    + Nếu bài có 3 quân cùng giống nhau trên tay, thì sau khi phỗng phải hạ thêm phu dọc chứa quân giống trên tay xuống (gọi là phỗng tái kiến). Trường hợp này người chơi đã xin bất thực.

    Không được phép bỏ phỗng quân trước rồi lại phỗng quân sau TRỪ trường hợp phỗng để ù.
    Người chơi Phỗng xong thì đánh đi như bình thường, không phải trả cửa.


    3-Kết Luận:

    a-Mình hỏi ý kiến cộng đồng Tôm Thủ:

    -Với ván bài trên chỗ các bạn có cho Phỗng Tái Kiến 2 vạn không?

    b-Mình nhắc Mod Lập Trình: nếu Game không cho phỗng tái kiến 2 vạn ở bài trên(do đó bắt lỗi khi hô ù Thấy Không Phỗng) là mâu thuẫn với Luật TTSĐ. Vậy các Mod xem lại nhé.

    c-Nhờ Mod1 dẫn đường Link Ván Bài lên diễn đàn để cộng đồng dễ theo dõi.

    Nguyễn Tiểu Thương

    -P/S: Luật Tổ Tôm 2000 qui định về Phỗng Lộ(Điều 9.14.4):

    14.4: PHỖNG LỘ: Phỗng quân bài của làng mà 1 quân trong phỗng đã nằm trong Phu Dọc dưới Chiếu. Phỗng Lộ sẽ bị Báo. Trường hợp này loại trừ Phỗng Tái Kiến.

    -Phỗng 1 quân bài A khi phỗng A đã nằm cả trong phu bí dưới chiếu mà không có BTK A cũng là Phỗng Lộ, bị bắt Báo.


    Hop Tran Viet Hop

    Thực tình chơi để tiêu khiển cho vui thô

    Lập trình máy kém nhiều lần tôi ăn lan báo u máy bào bạn ở u duoc


    Nguyễn Văn Thắng

    Khoa Vui Vẻ chuẩn cụ. Ở đây có cước thấy p mà k p nghe nó lạ lắm :))))


    Khoa Vui Vẻ

    Nguyễn Văn Thắng thế mỗi nơi một luật . Nhưng chuẩn là sướng. Thấy ko tái kiến .


    Nguyễn Trọng Tiêu

    [​IMG]

    Nguyễn Văn Thắng kể ra đổi câu thấy ko phỗng thành câu "lên không tái kiến" hoặc "lên không trả chén" thì hợp hơn các cụ nhỉ


    Nguyễn Văn Thắng

    Nguyễn Trọng Tiêu chỗ e là lên k tái kiến


    Kẻ Hủy Diệt

    Lằng nhằng dài dòng quá,bỏ đi 1 ván thì có làm sao,trả có luật nào rõ ràng đc hết,máy ko thể lập trình đc


    Chung Hoang

    Cái pm này lỗi là chuyện thường ngày ở huyện mà cụ. Mod họ bảo đó là "dị luật"


    Cao Nguyen

    Tái hãy ko là quyền của người chơi ván này ko bắt dc.còn bị như vậy thì lỗi do lập trình ko thể bắt người ta ăn dc


    Trong Tan Nguyen

    Thanh Duong việc game ttsđ bắt lỗi không ăn tiền còn nhiều khía cạnh khác. Vì không hiện lỗi nên phải có link ván chơi để kiểm tra?? Biết đâu lỗi không ăn tiền không phải ở trả chén bất thực mà lại là lỗi bỏ Ù thì sao


    Thanh Duong

    Chuyên gia trong nhóm

    Chú trả chén bất thực như vậy là đúng

    Hoang Nguyen cả 3 trường hợp đó hô đều đúng. Câu thuần Việt với hán Việt cùng ý nghĩa


    Phạm Hướng

    Luật thì mỗi nơi 1 khác cụ ơi, cũng giống như chắn SĐ cũng phải đi tham khảo nhiều nơi có lịch sử lâu đời rồi mới cho ra mắt sản phẩm TTSĐ. Chúc cụ có nhiều sức khỏe


    An Nhiên

    Tổ tôm hay thật. Bao la. Nhiều biến.


    Bien Nguyen Vu

    chỉ cần hô thấy ko tái kiến là đc ko cần phải hô (ăn cả ) hô ăn cả là ko ăn tiền mình bị như vậy rồi cho lên chỉ cần hô thấy ko tái kiến là đc


    Hoang Nguyen

    Hô " thấy ko phỗng " là sai rồi. Khi bất thực thì gọi là " tái kiến" hoặc " ko tái" mà cụ.

    GỬI CẢ NHÀ VỚI MOD LẬP TRÌNH

    Tổ Tôm xưa, như trường hợp bài trên, nhiều vùng gọi là “KIẾN BẤT TÁI”, nay đổi là “THẤY KHÔNG PHỖNG”, Việt Hóa đi cũng được. Trường hợp này, dù 2 vạn có một quân nằm trong dọc dưới chiếu, nhưng do đó là khàn bất thực, vẫn phỗng được 2 vạn. Bởi vậy khi Hô Ù, mình hô “Thấy không phỗng” là đúng với Luật TTSĐ. Các Mod Lập trình xem lại để cho Game hoàn thiện hơn.

    Phượng Kiều

    Nguyên tắc bất thực phu bế thì không được phỗng tái kiến bất thực phu dọc nhị vạn lên phỗng tái kiến trả chén làng mà sao kg phỗng


    Thanh Duong

    Chuyên gia trong nhóm

    Phượng Kiều người chơi ko muốn phỗng kệ người chơi miễn sao trả chén đúng là đc
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 17/9/22
  14. Thắng1952_MinhKhai

    Thắng1952_MinhKhai Lý trưởng

    Hỏi Cụ Chính Vượng và Mod lập trình
    Tại sao trong Game Tổ Tôm Sân Đình lại không có nút “Bất thực thiên khai, bất thực khàn”. Ví dụ tôi có 4 ngũ văn+2 tứ văn+2 lục văn+ngũ vạn+ ngũ sách – Như vậy 4 cây ngũ văn tôi có thể xếp được 3 phu là (1 phu bí ngũ và 2 phu dọc), gọi là “Bất thực thiên khai, bất thực khàn”. Nhưng trong lập trình không có nút đó. Có phải lập trình còn thiếu không? Nếu thiếu thì Đề nghị bổ xung nhé.
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  15. Mod06

    Mod06 Administrator Ban quản trị

    Chào chú,
    Tổ Tôm Sân Đình hiện tại đã có quy định về các thao tác khi trên bài có thể Bất Thực Thiên Khai - Bất Thực Khàn.
    Điều này đã được ghi rất rõ trong phần Luật chơi Tổ Tôm Sân Đình. Chú vui lòng đọc thêm tại đây chú nhé:
    https://chanphom.com/threads/bai-4-quy-dinh-ve-bat-thuc-ap-dung-trong-to-tom-san-dinh.21355/
    [​IMG]
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  16. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 10/7/2023-NGUYỄN TIỂU THƯƠNG

    GỬI CẢ NHÀ: THẢO LUẬN VỀ QUYỀN ĐÁNH XÉN 1 QUÂN TRONG KHÀN BẤT THỰC KHI TRÊN TAY CÓ PHU BÍ KÈM THEO

    Vấn đề này mình đã trình bày trong “Luật Tổ Tôm 2000”và “Từ Điển TT Game Online”nhưng chưa được bàn trên diễn đàn.

    1- Vấn đề: Tổ Tôm Game và nhiều vùng có qui định khi Bất thực khàn mà trên tay có phu bí kèm theo thì không được đánh xén quân trong khàn. Nơi mình chơi không có qui định này.

    2- Thảo Luận: Qui định trên mâu thuẫn với 3 Luật:

    2a-Luật 1: Được phép đánh xén bất kỳ quân nào trong phu kín trên tay(trừ Yêu).

    2b-Luật 2: khi Khàn bất thực được đánh xén đi 1 quân trong khàn, cấm đánh xén 2 quân.

    2c-Luật 3: Khi Ù không hồi tố các diễn biến ăn đánh trước đó.

    3-Kết Luận: Tất nhiên “Phép Vua thua Lệ Làng”, qui định mỗi nơi khác nhau không bàn sai đúng. Cứ coi đây là “một Tiên Đề Luật của TTSĐ”. Tuy vậy, nếu “1 tiên đề” mâu thuẫn với 3 luật thì có nên xem lại không? Mình rất mong được nghe ý kiến thảo luận của các Tôm thủ để đa dạng góc nhìn, dù hiện nay TTSĐ chưa có điều kiện hoàn thiện tiếp Lập Trình Game.

    Nguyễn Tiểu Thương


    Thanh Duong

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    Theo như luật quy định như trên Cụ Thương đã trình bày và thực chiến ở ngoài. Cây bất thực khi được xin chén bất thực cũng chỉ là cây tạo thành phu bình thường nên có thể đánh xén 1 cây kín trên tay. Chỉ trong trường hợp phỗng tái kiến thì phải có phu dọc còn 2 phu bí chỉ đc ăn lục binh. Một số nơi lệ làng ko cho đánh xén khi có phu bí trên tay như vậy ko phổ biến.Theo quan điểm của tôi ko nên sửa lại luận. Đây là Hiến pháp luật chung cho tất cả nơi và phổ biến áp dụng. Ko áp dụng cho một số lệ làng quy định riêng.


    Hoang Nguyen Huy

    Người đóng góp nhiều nhất

    Thanh Duong cho em hỏi nếu BT mà đi 2 phu bí ví dụ thất văn đi phu tôm và phu thất. E phỗng tái kiến hạ 2 bí khác nhau rồi trả chén được ko ạ.


    Thanh Duong

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    Hoang Nguyen Huy phỗng tái kiến bắt buộc phải có phu dọc mới đúng luật.


    Trong Tan Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Thanh Duong theo quan điểm này thì Nên Sửa Lại Luật chứ. Luật ttsđ hiện tại khi bất thực phu bí thì không được đánh xén cây bất thực đi. Còn nếu là phu dọc thì ăn 2 đánh 1 là ok


    Đỗ Gia Trang

    Người đóng góp nhiều nhất

    Thanh Duong theo e thì đông che hè mở là bình thường. Nhưng giờ về vườn rồi cũng không thể hạ cánh an toàn


    Giang Nguyen

    theo minh thanh duong hop ly hon

    bt xen 1 di cu kin la 0


    Đồng Kênh

    Theo quy định, luật thi hành không được mâu thuẫn với pháp chế.


    Hoang Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Khi bất thực thì vẫn đc phép đánh đi 1 cây. Tôi chơi ở đâu cũng thế, miễn là không bị báo.


    Nguyễn Văn Được

    Theo lệ làng thôi. Như trong bài viết nêu 3 tiêu chí là được tuy nhiên khi vào chơi nói rõ: Khi có bất thực chỉ được đánh 1 con trong khàn ( trừ yêu ) khi ù thì trả chén và thông báo quân khàn để làng biết ( vì đầu ván có bất thực người hô bất thực và lấy chen về ) kính chúc các cụ mạnh khẻ, vui vẻ..


    Hoàng Quân

    Tổ tôm bác nêu 3 tiêu đề 2 a,b,c như trên là đúng .chúng ta cũng chắt lọc những tinh hoa của tổ tôm,ví dụ trước khi ngồi chơi bác nêu rõ cho bất thực chỉ xén 1 cây trong phu bất thưc là được .
     
    Mod01Mod06 thích điều này.
  17. 1- THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 6/7/2023 TỪ MỘC SƠN TRÀ

    Mộc Sơn Trà

    ·

    E có ván bài xin chén bt hỏi các bác chỉ giáo . Trên tay 3 quân 7s, 1 quân 7 văn và 1 quân 7 vạn. Có khàn úp 9s dưới chiếu . Trên đánh 9s ăn 789s rồi dậy khàn 9s. Vòng sau ăn đc bí 3 bài còn lẻ 2 quân 8 văn và 1 quân 2 vạn bắt ù 1 tiếng 2s. Vòng 3 lên 7s e ko phỗng xa tái kiến vì bài đã chờ ù và đến cửa thì bị đấm yêu. Ăn và đánh xén bỏ 1 quân8 văn. Lên 2s ù e trả chén bt 7s ăn cả thấy phỗng mà ko phỗng trả chén làng. Máy báo trả chén sai. E phân vân khi bt bất kỳ quân nào đó, khi ăn lộ 1 quân bt đi phu dọc dưới chiếu cần hạ tiếp quân bt rồi trả chén làng mới là đúng luật hay là lỗi game.


    Hoang Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Game lỗi nhé. Tái kiến hay ko là do mình, thấy ko phỗng là hô đúng theo game, đánh chiếu hô thấy ko tái.


    Mộc Sơn Trà

    Tác giả

    Hoang Nguyen có ý kiến cho rằng e ko sẵn phu dọc mà ăn quân của làng 9s vào dọc789, bị bắt lỗi bt trùng trục. E cũng bị mơ hồ là phải có sẵn dọc TRC khi xin chén, hay miễn là có dọc quân nhà hay quân làng TRC khi trả chén là đúng luật.


    Hoang Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Mộc Sơn Trà ko có phu dọc thì ko đc tái kiến, chỉ đc ăn lục binh khi trên đánh hoặc bốc đ


    Nguyễn Mạnh Tuân

    Bài bác ko phỗng 7s được vì ko có phu dọc ban đầu mà phu dọc do ăn được của làng bác trả chén như vậy là đúng BT 7s ăn cả thấy ko phỗng trả chén làng


    Mộc Sơn Trà

    Tác giả

    Nguyễn Mạnh Tuân thanks bác. Cũng trường hợp mở rộng trên e xin thỉnh thêm 3 giả thiết.

    1: có sẵn phu dọc ban đầu, lên quân bt, nếu ph mà vỡ chờ tôm thủ cũng lựa chọn ko phỗng tk.

    2 : trường hợp sẵn phu dọc 789s ăn thêm 6s hạ 678s hay phải hạ cả 6789s hay ko ?. trên tay còn 1quân rác. vòng sau lên 7s pH xa tái kiến rồi trả chén, đánh nốt 1 quân rác bài vào thập thành. Như vậy đúng luật hay sai ?

    3 : khi có ăn thêm 1 quân vào phu dọc có quân bất thực lộ dưới chiếu. Sau lên quân bt có đc pH tái kiến hay ko ?


    Nguyễn Mạnh Tuân

    Mộc Sơn Trà trường hợp 1 có sẵn phu dọc thì được phép phỗng tk nếu thấy lợi bài bt chạy 1dọc 2 bí còn trường hợp bt để chạy 2dọc một bí thì ko lên phỗng tk bởi vì nó bó bài sau này dễ bị đền còn trường hợp 2 ăn thêm 6 s thì chỉ cần hạ 678s thôi sau đó lên 7s bác phỗng thì phải hạ thêm 9s vào 6789s rồi mới trả chén làng có thể trả ngay hoặc lúc ù trả cũng được


    Chính Vượng

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    Mộc Sơn Trà GỬI BẠN MỘC SƠN TRÀ

    Mình trích dẫn trong “Từ điển Tổ Tôm” để bạn tham khảo: Điều 16, khoản i:

    i-PHỖNG TÁI KIẾN: i1- Định Nghĩa: khi Bất Thực Khàn A, hiện lên quân A mà thực hiện Phỗng. Dịch nôm nghĩa Hán Việt là Phỗng khi THẤY quân trong Khàn Bất Thực và tạo lại Khàn. i2-Điều Kiện: TT Chiếu qui định chỉ được Phỗng Tái Kiến khi có một phu dọc đi với quân trong Khàn. Tức là khi Phỗng Tái Kiến hạ phu Phỗng đồng thời phải có một phu dọc kèm theo. TT Chiếu nhiều vùng cũng không phân biệt rõ là phu dọc có từ đầu ván bài hay có thể tạo ra trước khi Phỗng Tái Kiến. TTSĐ đã lập trình theo TT chiếu nhưng chưa bắt báo mà chỉ phạt lành làng nếu Ù nếu không có phu dọc . i3: Phỗng Tái Kiến, Tt trả chén cho làng và hô “Bất Thực Khàn A ăn cả trả chén làng”. i4: Tổ Tôm Chiếu còn có khái niệm “KIẾN BẤT TÁI”, chính là khái niệm “THẤY KHÔNG PHỖNG” trong TT SĐ. -Trong ván bài, nếu quân trong Khàn Bất Thực hiện lên mà không Phỗng Tái Kiến thì khi “Trả Chén” nhớ hô “Thấy Không Phỗng” để tránh bị phạt Ù Lành Làng.Nếu đã có 2 phu dọc dưới chiếu tạo từ quân trong khàn(hoặc 3 phu liên quan BTK dưới chiếu) thì không phải hô; đương nhiên được xét tránh lỗi Phỗng Lộ. -Nếu Bất Thực Khàn quên lấy chén(Treo Khàn) thì không được Phỗng Tái Kiến. Nếu Phỗng Tái Kiến không có trả chén, sẽ bị Bắt Báo.


    Mộc Sơn Trà

    Tác giả

    E xin đính chính thêm chi tiết, TRC khi xin chén bất thực, trên tay e chưa có phụ dọc chỉ có 1 quân 8s


    Hanh Phuc Trong Em

    Mộc Sơn Trà đã là bt thì phải có phu dọc. Như vậy bạn bt trùng chục ko có phu dọc. Báo bt sai là đúng rồi.


    Mộc Sơn Trà

    Tác giả

    Nghĩa là luật bt ăn quân của làng ở phu dọc ko đc tính, bắt buộc phải có sẵn phu dọc sẵn trên tay. Là luật của sân đình trong hiện tại, hay theo lệ làng đa số các nơi ? Bác chia sẻ giúp e, thank


    Hanh Phuc Trong Em

    Mộc Sơn Trà bt phải có phu dọc trên tay. Còn như 8s ,9 v. Hoặc 3 s ,3 vạn. 7 văn. Thì ngoài bí , có phu dọc hoặc bí sườn tức là lưng.


    Mộc Sơn Trà

    Tác giả

    Hanh Phuc Trong Em luật bt ở TT điếm bn 2020 e xem thấy quy định như sau : Điều 3.4 : khi có bt khàn nếu có phu bí ko đc đánh xén phu quân bt dù kín bài. ( Ván bài e ko phạm lỗi này).

    a : nếu có sẵn 2 phu dọc thì đc đánh đi 1 quân thừa

    b: nếu sẵn 1 phu dọc thì đc phỗng tk.

    Điều 3.11 : ko đc bt "trùng trục " : khi bt khàn thì bản thân các quân đó ko còn là tròn phu. Nếu bài ko có các quân khác đi với nó để thành 1 phu ( phu bí hoặc phu dọc). Và ko đảm bảo qđ điều 3.4 gọi là bt trùng trục.

    ( Bài e đảm bảo có các quân đi với nó để tạo thành phu ko thể bắt lỗi trùng trục đc)


    Chính Vượng

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    GỬI BẠN MỘC SƠN TRÀ

    1-Trước nhất, theo quan điểm mình, “PHÉP VUA THUA LỆ LÀNG”, nên chơi ở đâu thì vận dụng theo “Lệ Làng” truyền khẩu ở đó, nếu chưa có luật thành văn bản. Trong Game, có “Luật TTSĐ”, vận dụng cho ván bài của bạn là ở Bài 3(Luật ăn đánh trong TTSĐ) và Bài 4(Qui định bất thực trong TTSĐ).

    2-Theo Luật TTSĐ, bạn HÔ Ù “thấy không phỗng” là hô ù đúng, bị phạt Ù Lành Làng là lỗi của Game.

    3-Phân tích: TT xưa, đi với “PHỖNG TÁI KIẾN” các cụ có khái niệm “KIẾN BẤT TÁI” được Game Việt hóa thành “THẤY KHÔNG PHỖNG”.

    -Phỗng Tái Kiến được phép khi quân bài trong Khàn Bất Thực hiện trên chiếu mà phỗng được; không phá hỏng phu khác; có “PHU DỌC KÈM THEO QUÂN BẤT THỰC DƯỚI CHIẾU”.Trường hợp này, nếu Tôm thủ không phỗng, khi ù buộc phải hô “KIẾN BẤT TÁI”= “THẤY KHÔNG PHỖNG”.

    -Lập Trình Game mắc lỗi vì phân tích sai điều kiện phỗng, do có phu dọc chứa quân 7 sách rồi(hoặc không có phu dọc theo khàn bất thực từ đầu ván), , thì đọc thành không được phỗng nữa.

    4-Kết luận: bạn chơi đúng mà bị bắt thành sai, giống như nhiều Tôm thủ khác bị “BÁO OAN”, đành kiên nhẫn chờ ngày Game được hoàn thiện thôi.


    Mộc Sơn Trà

    Tác giả

    Chính Vượng vâng cháu cảm ơn góp ý của bác. Bác có ý kiến NV cháu rất tin tưởng. điều căn bản nhất cháu chỉ muốn biết rõ luật hiện hành của SD hoặc (lệ làng đa số để có thêm kinh nghiệm)


    Mộc Sơn Trà

    Tác giả

    Chính Vượng có 1 vấn đề nữa cháu xin góp ý của bác cũng về quân bt khàn.

    Có 1 số người chơi có ý kiến cho rằng : khi bt khàn, ko có sẵn phu dọc đi theo trên tay ( quân ăn đc của làng vào đc phu dọc thành lập sau) sẽ ko đc phỗng tk và bị bắt lỗi bt " trùng trục".

    Câu hỏi đó là lệ làng ít nơi vẫn còn áp dụng hay là đa số ?

    Mong bác giải thích giúp cháu thông thêm điều đó.


    Chính Vượng

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    Mộc Sơn Trà GỬI BẠN MỘC SƠN TRÀ

    1-Do không có văn bản thống kê nên mình không rõ tỉ lệ vận dụng điều luật bạn nói là nhiều ít.

    2-Năm 2000 khi mình viết Luật TT thì cũng chưa có văn bản nào ở VN đề cập đến vấn đề đó cả. Các “LỆ LÀNG” xưa nói về yêu cầu “Bất Thực Khàn phải có kèm theo một phu dọc mới được Phỗng Tái Kiến” đều không nêu rõ Phu Dọc đó có sẵn trên tay hay cứ có hạ trên chiếu là được.

    -Sau đó vào các năm của TK21, bắt đầu có văn bản đề cập Luật TT dù khác nhau, đều chưa đầy đủ nhưng xuất hiện dần mình giới thiệu nhé:

    1-Wiki Tiếng Việt: Tổ Tôm: từ khoảng sau năm 2012.

    2-Luật Chơi Tổ Tôm-Sưu tầm của Nguyễn Đức Thuần-2012.

    3-LUẬT CHƠI TỔ TÔM ĐIẾM: CÁC CÂU LẠC BỘ TỔ TÔM ĐIẾM BẮC NINH-7/2020.

    -KỶ YẾU BỘ MÔN TỔ TÔM ĐIẾM TỈNH BẮC NINH-NXB DÂN TRÍ HÀ NỘI, 2017.

    4-TRANG TỔ TÔM SÂN ĐÌNH 2021: SANDINH.COM.

    5-TÁC PHẨM “TỔ TÔM THÚ CHƠI TAO NHÔ-NGUYỄN LƯU-NXB THỂ DỤC THỂ THAO 2007.

    6-TÁC PHẨM “VIỆT NAM-ĐẶC SẢN BÀI LÁ”-TRẦN GIA ANH-NXB THANH HÓA 2010
     
    Mod01 thích điều này.
  18. THAO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 5/6/2023 TỪ CAO NGUYÊN


    Cao Nguyen
    Người đóng góp nhiều nhất

    · ·

    Ván bài này mong sd xem lại và mong cc cho ý kiến . Tại sd bàn 5 chánh tổng lúc khoảng 12h50

    Cụ A đánh 6s cụ B ăn vào bế 6 sau đó đánh 7s cụ C ăn vào 567 s . Vòng tiếp theo cụ B ăn và đánh tiếp 7s nữa .cụ C ăn và hạ 567s ko có 4s hoặc 8s vậy mà sd ko bắt báo .Cuối cùng cụ C ù bắt gà vậy Ván bài này theo cc thế nào


    Khuy Nguyenxuan

    Ván này ở ngoài là bắt báo cụ C có 2 ngũ sách 2 lục sách lục sách ko phỗng là báo


    Cao Nguyen

    Tác giả

    Người đóng góp nhiều nhất

    Khuy Nguyenxuan cám ơn cụ tôi muốn nói vấn đề đó


    Úc Úc Úc

    Xin chén 6s rồi thì sao???thấy k phỗng bình thường mà


    Lap Xom

    Không phỗng 6s là sai rồ


    Hoang Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Chính Vượng tôi thấy bị báo là đúng hơn, vì 6s lên trước thì phải phỗng theo luật ưu tiên phu đến trước..., còn hạ ù thì không báo.


    Chính Vượng

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    GỬI BẠN CAO NGUYÊN.

    1-Mình hiểu rằng bạn nói bạn C đánh sai.Theo Luật TT, mình thấy bạn C đánh đúng, dù nước bài hơi LẠ.

    2-Diễn giải: Bài bạn C có đôi 6 sách, đôi 5 sách.Bạn A đánh 6 sách, bạn C không phỗng(do quên hoặc sao đó). Đây không phải lỗi vì bài kín.

    -Bạn B đánh 7 sách, bạn C ăn phu dọc thứ nhất 567 sách. Nếu bạn C đánh đi 6 sách mới bị báo vì không ăn phu đến trước là phu phỗng lại ăn phu dọc đổi phu không lợi quân.

    -Tuy vậy sau đó bạn C ăn tiếp phu dọc thứ hai 567 sách, lộ ra trước đó bỏ phỗng 6 sách vẫn không bị báo. Vì bạn C chơi đúng luật: ĂN ĐỔI PHU LỢI QUÂN.

    3-Kết luận: bạn C bỏ phỗng vẫn không bị báo trong nước bài này, chỗ mình chơi cho phép như vậy.


    Cao Nguyen

    Tác giả

    Người đóng góp nhiều nhất

    Chính Vượng xin bạn trích dẫn cho tôi trong luật điều mấy khoản mấy


    Chính Vượng

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    Cao Nguyen GỬI BẠN CAO NGUYEN

    Trong Luật Tổ Tôm với trường hợp này mình vận dụng Chương B, Điều 9, Khoản 11:

    LUẬT TỔ TÔM 2000 IX-Điều 9- ĂN QUÂN

    B-LUẬT CHƠI TỔ TÔM BÍ NGŨ(TT5)

    11-ĂN ĐỔI PHU: tạo ra một Phu mới và bỏ đi một Phu cũ liên quan.

    -Chỉ được phép “Ăn Đổi Phu Lợi Quân”.


    Cao Nguyen

    Tác giả

    Người đóng góp nhiều nhất

    Vấn đề lợi hay ko nhưng ko phỗng 6s lên trước vậy phỗng 6s có phải phu lên trước ko.trong đó cũng nói rất rõ phu trước ko ăn mà ăn phu lên sau


    Chính Vượng

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    Cao Nguyen GỬI BẠN CAO NGUYÊN

    1-Qui định chung là “không được ăn quân đến sau, bỏ quân đến trước”; “không được ăn phu đến sau bỏ phu đến trước”; “không được ăn đổi phu bằng quân”: lỗi này chỗ mình còn gọi là “Buôn Phu”.

    2-Chỗ mình cho phép “Ăn Đổi Phu lợi Quân”.

    -Ví dụ “Ăn Đổi Phu lợi quân”: bạn có phu 567 văn dưới chiếu, sau đó ăn thêm 4 sách thành bí 4 có 2 quân 4 vạn thì đánh được 3 văn đi.

    3-Ở ví dụ của bạn, nếu không phỗng 6 sách là không ăn phu phỗng đến trước, lại đổi phu thành 2 phu dọc đến sau 567 sách với 567 sách, lợi được 2 quân 5 sách, vậy là đúng Luật TT chỗ mình vận dụng.Game Sân Đình nếu cho phép như vậy là đúng với Luật TT mà.

    4-Nơi bạn và nhiều nơi không cho phép chơi như vậy cũng là qui định riêng thôi,ở đây “Lệ Làng” không bao giờ sai cả.


    Nguyễn Đà

    Cao Nguyen bác Chính Vượng nói chung là game lỗi nhiều lắm,giờ chán chẳng chơi nữa

    Bác Chính Vượng nói chung game vẫn chưa hoàn thiện

    Ván bài em bất thực 8 văn,có đôi 7 văn,1 9 văn

    Lên 7 văn em ko phỗng,sau lên 9 văn em ăn đánh 8 văn bài thành.Thế mà game bắt lỗi

    Chẳng nhẽ phỗng 7!văn đánh 9 bài cũng thành nhưng 8 văn trùng trục ah

    Em cú là hôm gà đang to,hơn 400m rồi,em lại đang thua hơn 200 rồi

    Đền phát còn 8m

    Mà hỏi Tào bảo lỗi game

    Giận quá xoá game luôn


    Nguyễn Đà GỬI BẠN NGUYỄN ĐÀ

    Bạn không phỗng 7 văn, ăn 8 văn hạ 2 dọc 789 văn rồi đánh đi 8 văn thừa là quá đúng rồi, chỗ mình cũng cho đánh như vậy nếu bất thực 8 văn. Ngược lại nếu phỗng 7 văn thì khàn bất thực bị trùng trục là cái chắc(nếu không có bí); hoặc có bí mà đánh 9 văn đi thì chỗ mình cũng bắt báo.

    Game Tổ Tôm là “ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT”mà, đương nhiên còn nhiều lỗi. Hiện Sân Đình chưa đầu tư hoàn thiện lập trình Game cũng do còn vướng nhiều điều kiện. Mình là người ham chơi TT, chơi trên mạng nhiều lúc bức xúc lắm, hiện nay mình đang là người có số ván báo nhiều nhất nhì trong Game. Tuy vậy mình vẫn chấp nhận, mong Game ngày càng hoàn thiện. Chơi TT ở nhà nửa thế kỷ, anh em chòm xóm còn “cãi nhau như mổ bò vì không thống nhất Lệ Làng” mà.

    Chúc bạn vui, khỏe để cùng giải trí Tổ Tôm cổ truyền


    Nguyễn Đà

    Chính Vượng thì em bất thực 8 văn mà,lên 7 văn đang tiếc là ko đc phỗng thành rồi.Em giận là đưa cả video cho Tào nhưng đc trả lời câu game ko hoàn tôm khi bắt báo sao,vì game lỗi nhiều


    Nguyễn Đà

    Chính Vượng ae mình đang chơi gà to,đc ván bài ăn thành Kính cụ bị bắt lỗi ko đâu nên nản luôn.Còn ngoài đời vẫn thích nhất chơi tổ tôm.kkk



    Hoang Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Chính Vượng tôi xũng thử các kiểu trên Game xem báo ko, cũng có cái báo đúng, báo sai. Vấn đề mà BT 8v, cố phỗng 7v để 8v thành BT trùng trục game vẫn cho ù nhưng ko ăn tiền báo lỗi quên úp khàn, cái này chơi ngoài đời sẽ bị báo vì lấy chén BT rồi; 1 lỗi nữa là cứ thấy trên bài có 3 quân giống nhau ( khi BT nhiều trường hợp bài sẽ ko còn lưng) vẫn tính là có lưng và đc ù họp lệ, điều này cần khắc phục


    Chính Vượng

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    Hoang Nguyen GỬI BẠN HOANGNGUYEN

    Bạn nói đúng rồi, Game còn có lỗi trong Lập Trình chưa sửa được. Việc để còn Quân Rác trong Khàn Bất Thực khi Hạ Ù là một lỗi khó tưởng tượng. Như mình biết, 100% các Lệ Làng đều Bắt Báo nhưng Game lại cho Ù Lành Làng là quá sai sót.Ham TT như mình đành chờ Game hoàn thiện thôi.


    Nguyen Thanh Danh

    Tiện Các Cụ Cho em hỏi

    Bài B Có đôi tam sách 1 nhất sách

    A đánh Nhị sách B ko Ăn

    D đánh Tam Sách B phỗng

    lươt Sau B bốc nhất sách rồi hạ nhất sách

    tại sao lại bị đền


    Cao Nguyen

    Tác giả

    Người đóng góp nhiều nhất

    Nguyen Thanh Danh 2s lên trước phu quá mặt ko ăn




    Cao Nguyen

    Tác giả

    Người đóng góp nhiều nhất

    Đó cụ à cụ Vượng nói luật cho phép tôi hỏi cụ đó nêu khoản mấy điều mấy trong luật và đang chờ trả lời


    Cao Nguyen

    Tác giả

    Người đóng góp nhiều nhất

    Tôi nói trường hợp 6s lên trước ko phỗng sau ăn 2 phu dọc ko biết báo đó


    Nguyễn Duy Thuật

    Tôi đ 4s ăn 7s hạ7654 sách bị bắt bào


    Chính Vượng

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    Nguyễn Duy Thuật GỬI BẠN NGUYỄN DUY THUẬT

    Như ví dụ bạn nêu, vậy là Game Lập Trình bị lỗi rồi.

    Bạn viết tắt thế mình đọc mãi mới hiểu.
     
    Mod01mod02 thích điều này.
  19. THAO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 18/4/2023 TỪ NGUYÊN QUỐC HƯNG


    Nguyễn Quốc Hưng cùng với Hoài Nam
    4 người khác
    .

    Người đóng góp nhiều nhất

    · ·

    Bài như này ù được cu Hoài Nam à, thật bõ công đèn sách học bác Chính Vượng. Tất cả là:

    - Lựa chọn phá đúng cạ đánh đi

    - Hợp bài cả làng

    - Cụ nọc chiều bài (do Tào Nam Dương chia bài bốc nọc)

    Các cụ cũng nhường, may mắn kết hợp với đỏ nữa, mình có ván ù Tam khôi Kính tứ Cố Tôm 54₫


    Chính Vượng

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    3- GỬI SOÁI CA

    KÍNH TỨ CỐ thời “A Còng”

    Nếu có “LỤC CUỐC-XE ĐÒN” thì Kiêng

    “CỔ TỰ-HOA LỄ” giải phiền

    Soái Ca rõ được “Cưỡi Tiên-Ở Trần”

    Tiết Nàng Bân thả “Chép Vàng”

    Đuổi luôn cả mụ “Ương Gàn Mồm To”

    Phỗng Chùa, Bí Nhị thơm tho

    Nọc cho Ông Cụ tò tò đến thăm

    Mát giời “Thịt chó – Mắm Tôm”

    Cả làng nức mũi khen thầm Soái Ca.

    -P/S: theo Từ Điển TT Online, Ù Kính Tứ Cố trong Game chỉ Kiêng khi Bài Ù có “Cuốc=6 vạn” + “Xe Đòn= 4 vạn”. Có 3 vạn, các cụ bẩu ra đường làm Cái Bang; có 7 vạn các cụ bẩu khéo gẫy răng…Dù đủ các quân đó trong Bài Ù, nhưng lại có “HOA LỄ=2 vạn” “LÊN CHÙA GIẢI OAN=5 vạn” thì cũng hết Kiêng. Cho nên ván bài Ù Kính Tứ Cố của Soái Ca là quá ngon


    Nguyễn Quốc Hưng

    Tác giả

    Người đóng góp nhiều nhất

    Chính Vượng Thank bác cả giảng dạy e mới sáng điều này. Cảm ơn bác có bài Vịnh ván bài hay quá


    Mai Tuan Anh

    Chính Vượng em tưởng bài đã có 9 Vạn thì không thể có cước Kính tứ cố chứ Bác. Em cũng sẽ xem lại ván kính tứ cố của em ùn lâu lâu rồi, xem có 6 vạn hay 4 vạn hoặc 2 vạn và 5 vạn không. Ka ka


    Chính Vượng

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    Mai Tuan Anh OK, mình nhầm quân 9 vạn, của thế bài khác, sorry cả nhà nhé


    Hoài Nam

    Người đóng góp nhiều nhất

    Có Mod chống lưng có khác các cụ nhỉ???


    Nguyễn Quốc Hưng

    Tác giả

    Người đóng góp nhiều nhất

    Hoài Nam do ăn ở thôi, trời thương cô thương. Chứ không như chú là người nhà các mod


    Hoang Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Ngày xưa kiêng ván bài như vậy chắc các cụ cũng có lý do. Vì thế khi các cụ chơi TT mà ù kính tứ cố thường phải sửa lễ. Bây giờ ù đc là đc, kkk. Chúc mừng cụ.


    Nguyễn Duy Hảo

    Hoang Nguyen các cụ có câu nói .kính tứ cố ko chết bố thì chết ông anh Nguyễn Quốc Hưng lần sau có thì tránh nó ra


    Nguyễn Quốc Hưng

    Tác giả

    Người đóng góp nhiều nhất

    Nguyễn Duy Hảo anh cố tránh mà không được. Các cụ chơi thì cố gò mà cũng chả được


    Nguyễn Quốc Hưng

    Tác giả

    Người đóng góp nhiều nhất

    Nguyễn Duy Hảo 2 năm đèn sách TT SĐ, 2 tay 2 nik chơi hơn 50.000 ván mới ù đc 2 ván Kính 4 cố đấy


    Hoang Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Nguyễn Quốc Hưng chơi chiếu gặp ván bài có nguy cơ kính cao là úp bỏ, còn ván bài cố tình ko ù nhưng nhìn nước bài ăn, đánh đũng là bị bó phải ù thì các cụ vẫn coi như thiên định, vẫn ra đình làm cái lễ nho nhỏ.


    Nguyễn Quang

    Cụ liều mạng quá kkk


    Kim Phú

    Lại tổ tôm à anh ca sĩ ơi
     
    Mod01 thích điều này.
  20. THẢO LUẬN DIỄN ĐÀN TTDG 12/7/2023 TỪ ĐỖ GIA TRANG


    Đỗ Gia Trang
    Người đóng góp nhiều nhất

    · ·

    E thấy các ae hay kêu bài xấu chơi sao dc.

    Bài e p cái là dc chờ mà cũng có ù dc đâu.

    Tiện đây các cụ giải thích giùm sao e có 34567s dư 6 văn

    Ko ăn 6 vạn ăn 2 s lại đò. Cái j có trc cái j nhỉ

    Các cụ thông não giúp chứ ntn giống con gà vs quả trứng cái j có trước.

    Thanks all


    Chính Vượng

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    4- GỬI BẠN ĐỖ GIA TRANG

    1-Bạn chụp 2 hình, lại không có hình bài đầu mình cứ lẫn, nên mãi chẳng dám có ý kiến. Đã vậy viết tắt, con 6 dư lại không viết rõ là 6 văn, càng lẫn.

    2-Về việc bạn bị Game bắt báo, như tìm hiểu bài bạn, ở chỗ mình BẠN ĐÁNH VẬY LÀ ĐÚNG.

    3-Bạn đặt câu hỏi “CÁI GÌ CÓ TRƯỚC?”là chuẩn, còn ý kiến “CON GÀ-QUẢ TRỨNG”ở đây không phù hợp(vì không phải quan hệ NHÂN-QUẢ).

    4-Cốt lõi vấn đề BẠN ĐÁNH ĐÚNG mà GAME XỬ SAI ở chỗ: bạn và chỗ mình chơi quan niệm khi lộ dưới chiếu “PHU TRÊN TAY LÀ PHU CÓ TRƯỚC ĐẦU TIÊN, MỌI QUÂN CỦA NÓ LÀ QUÂN ĐẾN TRƯỚC”. Cụ thể trong ván bài 567 sách là “phu trên tay có trước”, nên khi ăn 4 sách, thành 34567 sách cũng không thể ăn thêm 6 vạn thành Bí 6, trôi 6 văn đánh đi 7 sách được. GAME và nhiều LỆ LÀNG không cho là vậy, lại coi PHU LỘ TRƯỚC là Bí 6 nếu ăn là Phu có trước(do vậy 6 văn được coi là quân TRÔI có trước 7 sách).

    5-Luật TTSĐ: Điều 3(bài 3) Khoản 3 và Điều 5(bài 5), khoản 2, mục l đều nêu rõ không được ăn phu sau, bỏ phu trước; không được Phá phu nhà ăn phu làng(phu nhà ở đây chính là 567 sách trên tay). Tuy vậy không nêu rõ PHU TRÊN TAY khi lộ dưới chiếu là PHU CÓ TRƯỚC ĐẦU TIÊN nên lập trình còn lẫn lộn.

    -Luật Tổ Tôm 2000 thì viết rõ trong Chương B, Điều 4: “4- QUÂN ĐẾN TRƯỚC: là Quân Trôi trước trong quá trình ăn đánh. Quân Trôi trong Phu trên tay là Quân Đến Trước đầu tiên”.

    6-Kết luận: theo Luật TT 2000 và Luật TTSĐ bạn đánh đúng. Game bắt báo vì không quan niệm “Phu Trên Tay và các quân của nó là PHU CÓ TRƯỚC, QUÂN CÓ TRƯỚC”.Game bắt báo, nếu coi như là Lệ Làng khác nhau thì đành phải “Nhập gia tùy tục” thôi.

    -Tán thêm: theo ảnh, bạn ăn của làng 4 sách, hạ 456 sách là chuẩn(đón ăn kín 4 văn, 3 vạn); ăn 2 sách hạ thêm 3 sách, ăn thang thang hạ thêm 7 sách đánh đi 6 văn(vì trước đó không ăn 6 vạn). Bạn ăn hạ vậy theo mình là cao, mình cũng mong được có trình như vậy.


    Đỗ Gia Trang

    Tác giả

    Người đóng góp nhiều nhất

    Chính Vượng cháu cảm ơn chú đã góp ý.

    Chú quá khen cháu cao j đâu.

    Bài của cháu chỉ mang lên đây để các tôm thủ cùng nhau tham khảo. Cũng như mod lập trình có thể xem xét để hoàn thiện 1 cách chu toàn. Tổ tôm là thú chơi tao nhã.

    Mọi người cùng đóng góp ý kiến để game hoàn thiện và sân chơi vui vẻ


    Nguyễn Kiên

    Người đóng góp nhiều nhất

    ·

    Theo dõi

    Đây là lỗi để lộ 6s, chứ người chơi ko phạm luật :)))


    Trương Vũ Phi

    Người đóng góp nhiều nhất

    Lỗi hạ bài. Ăn yêu thì ko hạ cây thường. Ăn gom 1 phu khi đã trắng chiếu.

    Ví dụ bài có phu 9. Lưng lèo. Khi ăn 9 vạn thì hạ phu 9. Ko phỗng. Không hạ chi và 8 sách.


    Việt Nam

    Trương Vũ Phi Tiện thể bác cho hỏi, tôi có 234 văn và 1 cây 3 văn. 1 văn đến ăn phu 1234 văn, ở làng thì tôi được quánh cây 3 văn dư ra bình thường. Vậy mà game bắt lỗi đánh phu dưới chiếu, thì cũng có chút thắc mắc


    Trương Vũ Phi

    Người đóng góp nhiều nhất

    Việt Nam ăn 1 văn thì hạ làm gì 234 ? Để bị báo chơi.


    Việt Nam

    Trương Vũ Phi Ở làng quánh thế vẫn được mà, có bắt báo bao giờ đâu


    Chính Vượng

    Chuyên gia trong nhóm

    Người đóng góp nhiều nhất

    Việt Nam 5- GỬI BẠN VIỆT NAM

    Nếu bạn ăn 1 văn, hạ 1234 văn là thừa quá, các cụ gọi là “hạ thấp”. Dẫu vậy bạn đánh đi 3 văn thì không ở đâu bắt báo cả, nếu Game xử sai thì cần sửa lại lập trình.Nhờ bạn kiểm tra lịch sử ván bài có dư 2 văn hay cạ bí tam ở đâu không nhé!


    Hoang Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Khi chơi các cụ hay hạ thừa quân nên khi ăn 2s thì hạ 234 thôi, hạ tất cả xuống thì báo là đúng, vì ăn 6 vạn đánh 7S cũng như ăn thêm 2s đánh 6 văn, do nước ăn ko lợi quân và ko ưu tiên cây đến trc ăn trc nên game bắt báo


    Đỗ Gia Trang

    Tác giả

    Người đóng góp nhiều nhất

    Hoang Nguyen e chưa hiểu cụ chơi ở đâu ntn. Hay phong tục nó thế .

    E thì vẫn thắc mắc cái nhỏ thôi." Cái j là cái có trước. Đến trước."

    Tt yêu cầu kín bài.

    Hũ mắm thối trong nhà cụ cụ ỉm đi ai biết.( Gd yên ấm)

    Hũ mắm thối nhà e e ko khéo e trưng ra cả làng xì xèo.

    E chơi sd chỉ dc time ngắn có j ko hiểu các cụ chỉ giáo thêm để học hỏ


    Nguyễn Kiên

    Người đóng góp nhiều nhất

    ·

    Theo dõi

    Đỗ Gia Trang chỉ là luật mỗi nơi 1 khác, luật của game cũng khác. Trừ khi lục sách không thể thiếu trong phu dọc (phu 3 quân) và ăn trước khi lục vạn đến thì ko sao. Trong bài của cụ thì lục sách vẫn có thể xé ra khỏi phu dọc để ăn thành phu bí thì sẽ lợi quân hơn do cụ hạ thất sách sau nên lục sách được xem là tự do để tạo phu bí


    Hoang Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Đỗ Gia Trang thế nên khi chơi trong sân đình các cụ hạ đủ cả hũ mắm, hũ tương nên mới thế

    Nguyễn Kiên đúng rồi cụ, game bắt vì có 3456, ko ăn 6v nên bị bắt lỗi bỏ phu. Chơi trên SĐ nhiều cụ bốc yêu cũng hạ phu. Ăn bí cũng hạ thêm phu dọc... chơi ngoài chiếu thì còn nhắc, chơi SĐ hạ lộ bài như vậy nên khó đánh.


    Mộc Sơn Trà

    Đỗ Gia Trang a giải thích giúp e sao ăn 2s thôi, 34s xuống là xong, hà cớ sao phải giải trình 567s có liên quan gì các quân trên tay dưới chiếu


    Hoang Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Mộc Sơn Trà nếu hạ thế thôi thì chả ai bắt báo, nhưng muốn khoe hạ cả 234567 thì báo là phải


    Đỗ Gia Trang

    Tác giả

    Người đóng góp nhiều nhất

    Mộc Sơn Trà a có 567s 6 lẻ

    Bài đến 4 s a ăn

    Hạ 456

    Sau 6 vạn đên ko ăn. Còn 7 s trên tay

    2 s đến ăn vào hạ 234567.

    Đánh 6 game bắt ko ưu tiên phu đến trước.

    Khởi đầu a chỉ có 567 thì cái j là cái có trc e nhỉ!

    Con gà hay quả trứng?



    Trong Tan Nguyen

    Người đóng góp nhiều nhất

    Đỗ Gia Trang sai là do cách hạ bài không đúng nên lập trình Game nó hiểu sai vấn đề mà thôi. Nếu ăn 4s hạ thẳng phu 4567s thì không sao cả, sau ăn thêm 2s hạ 3s ăn vào bình thường. Lỗi này ở chiếu sẽ không bị bắt vì mọi người sẽ hiểu, nhưng game không hiểu, vì khi ăn thêm 2s vào dọc lại hạ thêm cây 7s đè lên cây 2s, game hiểu là nhập phu. Vậy ban đầu có 3456s sao đến 6 vạn không ăn lại đánh đi 6 văn?? Còn nếu ăn cây 2s vào và hạ thêm phu cây 7s vào thẳng phu dọc 3456s thì có lẽ game sẽ hiểu là có dọc 567s sẵn và không bị bắt báo?? Chơi với game mà hạ kiểu lắt léo quá đôi khi bị game ghét nên Báo thôi. Chú học thêm kinh nghiệm?? Tổ tôm chiếu việc ăn hạ cây bài cũng rất quan trọng và thể hiện trình độ người chơi đó.


    Đình Quân Ngô

    Đỗ Gia Trang bạn ăn thành Ko ăn là sai đợi ăn nhị sách mới đánh 6 văn là Ko được bạn biết bài
     
    Mod01 thích điều này.