[Sân Đình] Góp ý về Luật chơi Tổ Tôm Sân Đình

Thảo luận trong 'Hướng dẫn - Báo lỗi Tổ Tôm Sân Đình' bắt đầu bởi mod02, 17/3/21.

  1. mod02

    mod02 Administrator Ban quản trị

    Chào bạn,

    Cảm ơn bạn đã trải nghiệm game Tổ Tôm Sân Đình và gửi ý kiến đóng góp để game hoàn thiện hơn.
    Sân Đình xin ghi nhận các đóng góp của bạn và có thể sẽ sửa đổi trong các bản cập nhật gần nhất.

    Chúc bạn chơi vui
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  2. TỪ NGỮ TỔ TÔM THẾ KÝ 20 CHO GAME ONLINE(P.6)

    22-LỆ LÀNG: là qui định riêng của một làng thôn, vùng miền về một lĩnh vực nào đó. LỆ LÀNG trong Tổ Tôm Chiếu là các qui định phải tuân theo khi chơi ở địa phương đó. LỆ LÀNG trong chơi Tổ Tôm Chiếu là một thứ “LUẬT BẤT THÀNH VĂN” của Tổ Tôm.
    a-“PHÉP VUA THUA LỆ LÀNG”: đến đâu chơi phải theo Lệ Làng ở đó. Do vậy mọi cuộc chơi Tổ Tôm, bắt đầu Vào Chiếu, chủ nhà hoặc người có uy tín nhất, hay NHÀ BẮT CÁI ĐẦU HỘI sẽ công bố LỆ LÀNG.
    b-NHẬP GIA TÙY TỤC, CHƠI ĐÂU ÂU ĐẤY: bởi tính chất Lệ Làng như đã nêu, không nói ai đúng ai sai, phải chấp nhận “Luật Bất Thành Văn” được công bố khi tham gia.
    -“LỆ LÀNG CHƠI TỔ TÔM KHI GHI THÀNH VĂN BẢN” dù thiếu đủ, dị biệt chính là “LUẬT TỔ TÔM” tại Làng đó.
    c-BIỆT LỆ, DỊ LUẬT: là qui định khác biệt, mới có so với những điểm chung của nhiều Lệ Làng. Biệt lệ, dị luật của TTSĐ cũng được coi là một thứ “Lệ Làng” riêng biệt.
    -TTSĐ xây dựng Luật TTGame đầu tiên dựa vào các Qui Định Văn Bản đã có, sau đó là các Tiền Lệ, các Tập Quán.
    d-GÀ: là phần Điểm Dịch người Ù được hưởng thêm tương ứng một số Tiếng Ù theo qui định.
    d1: GÀ TRONG: trừ ĐIỂM DỊCH theo qui định chung, một số Chiếu Làng chơi thêm GÀ TRONG, tức là với một số Tiếng Ù đặc biệt, người Ù được ăn thêm con GÀ TRONG. GÀ TRONG do tất cả Tt trong làng góp vào 1 lần, có thể bổ sung nhiều lần bằng nhiều cách. Có con GÀ TRONG nhiều ván chưa bị bắt, “GÀ GIÀ THÀNH ĐÀ ĐIỂU”, “BÉO Ị”, quyết định được thua cả hội bài.
    d2: CÁC LOẠI GÀ TRONG:
    d2.1-GÀ CÔNG NGHIỆP: tạo thành do Tt phải góp gà (thường là 1 dịch) cho mọi trường hợp: Gà Đầu Ván(bắt đầu mọi ván chơi) + Gà Nhái(các Tt không bị nhái góp) + Gà Đánh Ù(người đánh ra Quân Ù phải góp) + Gà Thông(nhà trên người ù góp bằng dịch của Thông, Tam Khôi, Tứ Khôi...N Khôi) + Gà Bỏ Ù, Gà Ù Lành Làng, Gà Ù Báo, Gà Đền Làng(Tt mắc lỗi này phải góp) + Gà Quân Lộ (Tt làm lộ quân do Hạ Phu Thừa. Gà này lập trình khó, chắc phải hoàn thiện dần) + Gà Bị Đè Ù(Tt bị đè ù) + Gà Chịu Bài + Gà Kháo Bài(nói lộ bài) + Gà Rù(nói năng, cư xử thô tục), Gà Đầu Hội(góp trước ván đầu tiên, thường to hơn Gà Đầu Ván)...Tùy Lệ Làng mà số GÀ CÔNG NGHIỆP thêm bớt, nhiều ít khác nhau.
    d2.2-GÀ NHÀ: chỉ áp dụng góp gà với các lỗi mắc phải.Bỏ Gà Đầu Ván(vẫn còn 1 con Gà Đầu Hội), Gà Nhái, Gà Bị Ù Đè...
    d2.3-GÀ RỪNG: chỉ áp dụng góp Gà Đầu Hội và gà cho các lỗi nặng như Gà Ù Báo, Gà Đánh Ù, Gà Ù Thông...
    d2.4-GÀ LÀNG: ngoài ý nghĩa là tên gọi chung cho các loại Gà, còn là một qui định góp GÀ Mặc Định, không cần chủ bàn cài đặt. Thí dụ, bàn chơi không cài đặt gà, mọi người ĐÁNH ra quân Ù(vào gà 1 dịch), Đánh nhà dưới Thông nhiều(vào gà 1 dịch), Chịu Bài(vào 1 dịch). Gà Làng do người Ù Tứ Trụ được hưởng.TTSĐ chưa lập trình Gà Mặc Định(Gà Làng).
    d3: GÀ NGOÀI: Điểm Dịch người Ù được hưởng thêm, qui định theo một số Tiếng Ù, có thể bằng tới số dịch của cước sắc. Thí dụ GÀ CƯỚC SẮC được hưởng thêm khi Ù có Tôm, Lèo hay Ù Tứ Trụ. GÀ ĐỘ: do một vài Tt chơi riêng với nhau, ai Ù thì được.
    d3.1-GÀ NGOÀI ĐƠN: chỉ tính Gà Cước Sắc với cước sắc lớn nhất. Ví dụ:ván Ù Thập Điều, Tôm, Lèo, Xuyên Bí Tư chỉ tính một cước sắc của Gà Thập Điều(trả thêm cho ĐT ù 3 dịch).
    d3.2-GÀ NGOÀI CHỒNG: bài Ù có bao nhiêu cước sắc, cộng tất cả.Ví dụ với ván Thập Điều Tôm Lèo Xuyên Bí Tư, tính gà bằng Dịch Cước Sắc sẽ có: Cước Sắc Thập Điều(Bội Tam = 3 dịch), Cước Sắc Tôm(=1 dịch), Cước Sắc Lèo(=2 dịch), Cước Sắc Xuyên Bí Tư(=Lèo = 2 dịch). Tổng Cộng Gà Chồng(GÀ CÕNG, GÀ KÉP) phải trả thêm cho Tt Ù là 8 Dịch.
    d4: Lưu Ý từ dùng Gà Ngoài, Gà Trong hay bị lẫn lộn.
    -TTSĐ nên có GÀ BỎ ỐNG (GÀ LÀNG) là Gà Trong tự động có dù chủ bàn không cài đặt chơi gà, người chơi khi đánh ra Quân Ù hoặc để nhà dưới Thông, đều phải nuôi Gà Bỏ Ống 1 Dịch. Ai Ù Tứ Trụ, Kính Tứ Cố sẽ được ăn Gà Bỏ Ống.Như vậy khuyến khích nâng cao trình độ Tt,để hội chơi bền chân.
    -Game đã lập trình để Tt nếu bỏ dở 1 HỘI GÀ, được các Tt khác đồng ý, sẽ bị đá ra khỏi bàn và được CHIA GÀ tương ứng. Nếu cả làng cùng nghỉ thì Gà được chia đều.
    d5: Chiếu Làng vui chơi được thưởng có hai dạng: ĐÁNH GOM và ĐÁNH QUĂNG.
    d5.1-Đánh Gom: các Tt góp 1 số điểm bằng nhau đầu mỗi Hội Bài vào quĩ chung(hay gọi là Điểm Làng). Ai Ù thì lấy Điểm trong quĩ làng.Đánh hết Hội thì gom tiếp. Thường Đánh Gom mới có Gà Ngoài. Đánh Gom việc thua được đỡ sát phạt hơn. Tổng số Điểm Làng Gom Đầu Hội thường = 2 Chi Nẩy + 1 Dịch.
    d5.2-Đánh Quăng: mỗi ván Ù, các Tt trả luôn người Ù. Đánh Quăng thường chỉ chơi Gà Trong.
    d6: TRẬN BÀI, CANH BÀI: là cả một buổi chơi, từ ván đầu đến lúc kết thúc(TÀN CANH).
    d7: HỘI BÀI: một lần góp của các Tt khi Đánh Gom. HẾT HỘI, các Tt lại gom tiếp.
    d8: VÁN BÀI: từng ván chơi trong mỗi Hội Bài, Canh Bài. Trong một số điều kiện đặc biệt, Chiếu Làng có thể đồng ý XÓA VÁN, BỎ VÁN đánh ván khác, Bắt Cái Đầu Hội lại.
    e-CHỊU BÀI,CHẠY, BỎ BÀI: thấy bài xấu quá xin không tham gia ván chơi.
    -Mỗi vùng qui định điều kiện cho CHỊU BÀI, CHẠY, BỎ BÀI khác nhau.
    -Tổ Tôm Chiếu nhiều vùng cho tới 2 người chịu. TTSĐ chỉ nên cho phép 1 người chịu(nếu có lập trình).
    f- NHẤT TIÊU NHỊ XƯỚNG (có nơi nói là Nhì Xướng):
    f1: Việc NHÌN thấy quân bài, phu bài, ván bài quan trọng hơn việc nghe XƯỚNG, HÔ về quân bài, phu bài, ván bài đó.
    f2: Đúng sai khi ăn,phỗng, dậy, Ù với 1 quân bài thì “THỰC MỤC SỞ THỊ” = “NHẤT TIÊU” là quyết định.Tt NGHE thấy mở nọc hay đánh ra 7 văn rồi ăn, phỗng, dậy, ù lại sai vì đó là quân 7 vạn thì Tt bị sai, còn Làng đúng vì NHÌN thấy quân 7 vạn nằm đó.
    f3: Chơi TT Chiếu, Tt còn hay dùng tiếng lóng để gọi Quân Bài, thì việc Nhất Tiêu Nhị Xướng càng quan trọng.
    f4: NHẤT TIÊU NHỊ XƯỚNG còn một lối giải thích khác: trước khi ăn, đánh, ù với quân bài, ĐT phải nhìn kiểm tra thấy đúng lại rồi hãy xướng.
    f5-Dị luật: TT Điếm một số vùng gọi chệch thành ngữ này thành “Nhất Tiu Nhị Xướng”. TIU là tiếng gõ trống khi chơi.
    -Một số vùng quan niệm nhầm “Nhị Xướng” là “Xướng Ù” vì không hiểu ý nghĩa đối ứng trong thành ngữ với “Nhất Tiêu”.
    g-NHẤT NHỊ TẠI VỊ: chỉ việc chọn Bài Cái trong TT Chiếu, khi số dư tổng 2 Quân Bài Bắt Cái chia 5 là 1 hoặc 2 thì phần bài đầu tiên, bên phải là Bài Cái.
    -Lập Trình TTSĐ Bắt Cái bằng 1 quân, nên chỉ ngay ra Bài Cái, không vận dụng Nhất Nhị Tại Vị. Lưu ý bổ sung vào Lập Trình TTSĐ các quân Yêu Đỏ có số đếm là 10 để tạo sự công bằng khi chọn Bài Cái, Nhà Cái cho cả 5 Tt.
    h-NHẤT YÊU NHỊ CỬU(có nơi nói là Nhì Cửu):
    h1: Kinh nghiệm việc sử dụng quân bài trong một số trường hợp. TT Chiếu quan niệm Quân Yêu và Quân Cửu có tính chất đặc biệt hơn các quân bài khác.
    h2: Bù Thừa Thiếu: khi lên bài trong TT Chiếu, có nhà Thừa quân sẽ trả lại quân Yêu Đen hay Quân Cửu cho làng; tương tự vận dụng với nhà thiếu quân.
    h3: Cho Bài Cái: TT Chiếu Bắt Cái bằng 2 quân,thường sẽ cho Bài Cái quân Yêu Đen hoặc quân Cửu.
    h4: TTSĐ Bắt Cái bằng 1 quân, chia bài luôn đủ nên cũng không vận dụng Nhất Yêu Nhị Cửu thành qui định. Các Tt vận dụng kinh nghiệm “Nhất Yêu Nhì Cửu” theo riêng bản thân.Trong Game chia bài tự động, nên cũng không vận dụng “TẢ HỮU BIÊN HÀNH SỰ”( trên dưới nhà Ù phải chia bài) nhưng vẫn thực hiện cho trách nhiệm kiểm tra Bài Ù. CHIA BÀI không được để thừa thiếu, lộ quân,đúng theo thứ tự sau khi đã “TRÁO BÀI”kỹ(TRANG BÀI).
    -“Tả Hữu Biên Hành Sự” một ít vùng còn hiểu đó là trách nhiệm “KIỂM Ù” của 2 nhà trên dưới “NHÀ Ù”.
    -TT chiếu có nơi chia bài lộ 2 quân là phải chia lại; có nơi cứ lộ mỗi quân là “Vào Gà Trong”1 Dịch.
    i-ĐÊM VĂN NGÀY VẠN:
    i1: quan niệm về chất bài sử dụng khi đánh, khi chờ.
    i2: KHI ĐÁNH: nhiều vùng quan niệm, khi đánh ra quân đầu tiên,nếu được lựa chọn, Đêm đánh Văn, Ngày đánh Vạn.
    i3: KHI CHỜ Ù: nhiều vùng quan niệm, khi Chờ Ù, nếu được lựa chọn, Đêm chờ Ù quân Văn, Ngày chờ Ù quân Vạn.
    k-MỘT LY ÔNG CỤ: qui định chơi nghiêm khắc, chặt chẽ, ngặt nghèo trong một Chiếu Làng. Bởi Lệ Làng có khác biệt, nên “MỘT LY” này dài ngắn khác nhau(ví dụ 1 thước Tầu bằng 1/3 của 1 thước Việt Nam); “Ông Cụ” này cũng phong cách khác nhau(thời “a – còng”, 70 tuổi cặp kè hót –gơn thấy đầy). Do vậy, với TTSĐ, “Một Ly Ông Cụ” chỉ vận dụng tinh thần công bằng, nghiêm túc: “HẠ TỊCH BẤT HỒI”, loại trừ “TIỀN HẬU BẤT NHẤT”. Game là phần mềm tự động, nên TTSĐ đối với mọi nơi, mọi lúc đều là “Một Ly Ông Cụ”.
    l-MỘT THÀNH HAI CHỜ:
    l1: qui định về điều kiện Tt phải thực hiện khi ăn quân, đánh quân trước hai quân bài mở Nọc cuối cùng. Khi bị Đấm Yêu, Dậy Khàn được miễn trừ điều kiện Một Thành Hai Chờ. Một số Lệ Làng không miễn trừ cho việc Dậy Khàn.
    l2: MỘT THÀNH: khi còn MỘT QUÂN MỞ NỌC cuối cùng, Tt muốn ăn một quân rồi đánh ra một quân khác phải có Bài Thành(hoặc Thập Thành). Nếu không đủ điều kiện MỘT THÀNH, Tt đánh ra quân bài,là Quân Ù nhà khác chờ, Tt sẽ phải đền ván Ù đó thay cả làng.
    l3: HAI CHỜ: khi còn HAI QUÂN MỞ NỌC cuối cùng, Tt muốn ăn một quân rồi đánh ra một quân khác phải có Bài Chờ Ù(hoặc tốt hơn). Nếu không đủ điều kiện HAI CHỜ, Tt đánh ra quân bài là Quân Ù nhà khác chờ, Tt sẽ phải đền ván Ù đó thay cả làng.
    l4: TTSĐ chưa thực hiện được qui định hợp lý này, cần cố gắng Lập Trình trong thời gian tới. Các người chơi cũng lưu ý khi đang TEST thực nghiệm, thực hiện dần qui định MỘT THÀNH HAI CHỜ cho quen, có thể tham gia được TT Chiếu.
    l5: Trong Bài Nọc của Game TTSĐ, Quân Một Thành là quân bài số 6; Quân Hai Chờ là quân bài số 7.
    l6-ĐƯỢC ĂN THUA CHỊU:điều này TTSĐ sẽ xem xét vận dụng.
    -Lệ Làng nhiều nơi cấm ăn thêm luôn khi chơi với qui định “Một Thành Hai Chờ”.Theo mình không nên cấm, để người chơi lựa chọn khi “Một Thành Hai Chờ”. Nếu đánh ra Quân Ù, người chơi sẽ phải Đền Làng.Không những Đền Làng, còn phải lộ toàn bộ bài ngay để làng bình xét, thua thiệt nhiều cho các ván sau.
    -“Được Ăn Thua Chịu” cũng vận dụng cho phép “Bất Thực Ăn Đón” khi chưa có phu nào theo Khàn.
    -Trong GameOnline, việc “KHÁM BÀI” khi vận dụng “Được Ăn Thua Chịu”khó hơn ở TT Chiếu.Lập Trình chắc chỉ vận dụng “Khám Bài Tự Động” còn các Tôm thủ khác có thể kiểm tra “LỊCH SỬ VÁN BÀI”.
    m-TIỀN ĐIỂM BINH, HÂU ĐIỂM BỐI(có nơi nói là KIỂM):
    m1: là yêu cầu, là kinh nghiệm của các Tt khi bắt đầu ván bài hay khi Chờ Ù,Hạ Ù, Xướng Ù.Điều kiện này liên quan chặt chẽ qui định “THỪA THIẾU, KHÔNG LƯNG PHẢI CHÈO ĐÒ” là bắt Báo lỗi nặng. Tổ Tôm xưa còn gọi “Không Lưng” là “THIẾU CẬT”.
    m2: TIỀN ĐIỂM BINH: đầu tiên là đếm bài mình có đủ quân, đã xếp thành Phu Tròn chưa. Còn một nghĩa hẹp là khi Ù cần kiểm tra tránh lỗi “Ù Bất Thành Phu”.
    m3: HẬU ĐIỂM BỐI: sau khi Điểm Binh, xem bài có Lưng chưa.
    m4: TRong TTSĐ chia bài tự động, bao giờ cũng đủ Quân nên việc Điểm Binh đủ thiếu không cần. Có chăng xem còn Quân Rác ẩn náu, lẫn vào đâu thôi. Việc Điểm Bối vẫn phải nghiêm túc kiểm tra.
    -Game hiện nay lập trình tự động Không Cho Ù nếu không đủ điều kiện nên Tt tránh được nhiều lỗi Ù Báo.
    n-BUÔN PHU: không ăn một quân đến trước,một phu có trước lại ăn một quân đến sau tạo thành phu có sau không Lợi Quân, bị làng bắt lỗi, bắt Báo. Buôn Phu là lỗi Ăn Đổi Phu mà không được Lợi Quân. Lỗi này khi “Bắt Báo”, người xưa còn gọi là “PHÁ PHU NHÀ ĂN PHU LÀNG”; “PHÁ PHU LIỀN ĂN PHU CHẮP” mà không lợi quân.
    -ĂN CHỌN PHU: nếu hai mảng quân rác đều ăn được với 1 quân của làng(hoặc ăn với quân của nhà có sẵn) thì phải ăn theo phu nhiều quân (khi phải đánh đi một mảng) hoặc tùy chọn nếu 2 mảng bằng quân. Nếu 2 mảng bằng quân không có cùng 1 lúc thì ưu tiên phu lộ trước.
    o-BẮT BÁO:
    o1:Thao tác bắt người chơi phạm lỗi bị phạt Báo, đền làng.
    o2: Tổ Tôm Chiếu tùy Lệ Làng có các mức phạt Báo khác nhau. Bắt Báo do Tt khác trong cùng chiếu chơi hoặc trọng tài thực hiện.
    o3: TTSĐ Bắt Báo tự động, mức phạt cũng nêu sẵn trong Luật TTSĐ.
    o4: BÁO NGỒI ĐẤY: Tt bị Bắt Báo, phải ngồi yên, đợi làng chơi tiếp hết ván bài, ai ù thì đền thay làng cả ván đó.Báo Ngồi Đấy do phạm lỗi nặng khi Ăn, Đánh.Nếu ván bài hòa thì không bị phạt gì thêm.
    -TTSĐ là bài lá Online, các trường hợp Báo Ngồi Đấy đều chuyển thành Báo Đền Làng.
    o5: BÁO ĐỀN LÀNG: Tt bị bắt báo và Đền Làng theo qui định. Tại TTSĐ mắc lỗi nặng khi Ăn Đánh, khi Ù bị Bắt Báo đều đền ngay bằng ván Thập Điều.
    o6: Ý kiến riêng: sau này Game lập trình sẽ có người chơi bắt báo ngoài việc Bắt Báo tự động. Bắt báo đúng, người bắt báo được người ù báo trả thêm 2 Dịch. Bắt báo sai, người bắt báo phải trả thêm cho người chơi đúng 2 Dịch. Nếu ván bài đã xong, Tt báo về nhà mạng, cũng được hồi trả số điểm thua oan và được thưởng, vì đây thuộc lỗi kỹ thuật từ nhà mạng. Điều này đòi hỏi Game có thêm chức năng: TẠM HOÃN ván bài chờ Bắt Báo.
    o7: CÁC LỖI TRONG TỔ TÔM:
    o.7.1-LỖI Ù LÀNH LÀNG-LỖI NHẸ: ù không có điểm: Treo Tranh, Trái Bỉ(Trái Vỉ), Kẹp Cổ; Hô Ù(trong khi trả Chén, Xướng Ù) sai; Dậy Khàn, Trả Chén không đúng lúc; Khê và Treo Khàn, Thiên Khai; Bỏ Ù, Bất thực trùng trục...
    o7.2-LỖI BẮT BÁO-LỖI NẶNG: Ăn Ít Đánh Nhiều; Đánh Phu dưới chiếu; Buôn Phu(Đổi Phu mà không Lợi Quân); Ăn Chọn Phu sai; Bất Thành Phu dưới chiếu; Ăn Sau Bỏ Trước;Ù không Lưng; Thừa Thiếu quân; Xướng thừa cước; ...
    o7.3-LỖI KHI ĂN QUÂN, ĐÁNH QUÂN: chỉ xét khi có ăn, đánh những QUÂN LIÊN QUAN với phu, với quân hiện trên mặt chiếu. Ba trường hợp Bị Báo nhiều xếp theo thứ tự ưu tiên: “ĂN ÍT, ĐÁNH NHIỀU” + “ĂN SAU BỎ TRƯỚC” + “ SAI DƯỚI CHIẾU”.
    o7.4-LỖI KHI Ù: gồm có Ù Lành Lành và Ù Báo nêu trên.
    o7.5-LỖI NÓI NĂNG THÔ TỤC: các Tt thường nhắc nhở “Để cho phụ huynh an nghỉ”, “Hộ sinh lại nói”, “Gà Rù”...
    o7.6-LỖI NÓI LỘ BÀI: “Kháo Bài”, “Phím Bài”...
    o8- LUẬT CƠ BẢN khi xét sai đúng trong quá trình ăn đánh nên vận dụng trong TTSĐ:
    Tìm hiểu, học hỏi và chơi Tổ Tôm non nửa thế kỷ, mình thấy khi “ĂN, ĐÁNH QUÂN TẠO PHU” với mục đích cao nhất là “TRÒN BÀI”, chỉ có 3 LUẬT CƠ BẢN:
    I-LUẬT 1: “CẤM ĂN ÍT ĐÁNH NHIỀU”.
    -Lưu ý: Cho phép ăn bằng quân trong trường hợp “Ăn Chọn phu”. Ưu tiên Phu Lộ Trước.
    -“ĂN M ĐÁNH N”: đếm quân trong công thức “Ăn M Đánh N” phải rõ “M”không bao giờ là quân của làng(M là số quân rác của nhà ăn được theo phu); N là Quân Liên Quan với phu dưới chiếu đánh đi.
    II-LUẬT 2: “CẤM ĂN SAU BỎ TRƯỚC”.
    -Lưu ý: cho phép ăn phu sau, bỏ phu trước nếu ăn lợi quân trong trường hợp “Ăn Đổi phu”. Điều này thể hiện Luật 1 được ưu tiên so với Luật 2.
    III-LUẬT 3: “CẤM SAI DƯỚI CHIẾU”.
    -Chỉ xét sai đúng khi ăn đánh với quân,phu hiện “Dưới Chiếu”.
    -Cấm Sai Dưới Chiếu: tức là được phép “SAI KÍN TRÊN TAY”.
    -“BẮT BUỘC PHẢI ĐÚNG DƯỚI CHIẾU”: làng không quan tâm “BÀI KÍN TRÊN TAY ĐÚNG THẾ NÀO”, không xét “Lợi Bài, Tròn Bài hay được Chờ Ù”.
    -Lưu ý: chỉ xét quân liên quan khi đánh đi: cấm đánh quân đã xếp trong phu dưới chiếu; cấm phỗng lộ; phải xếp tròn phu; không treo tranh, trái vỉ; phải ăn khàn thiên khai theo qui định; không phạm luật cơ bản...
    - Xét sai đúng khi ăn đánh dựa theo Luật qui định chứ không căn cứ vào sự khác biệt của phu bí với phu dọc; của phu thường với phu lưng; của quân thường với quân cước sắc...
    p-YÊU HOÀN YÊU, BÍ HOÀN BÍ:
    p1: cho các Quân Yêu về thành phu độc lập, cho các quân bài khác trở về phu bí của nó trong diễn biến Xoay Bài để Ăn Quân, Đánh Quân, Ù.
    p2: YÊU HOÀN YÊU: Quân Yêu ban đầu tổ hợp với quân bài khác thành phu bí, phu dọc(hoặc chỉ để ĂN ĐÓN) nay do diễn biến xoay bài còn đứng 1 mình, trở thành Phu tròn độc lập. Ví dụ ăn 1,2,3 văn; sau đó Xoay bài đưa 2 văn thành Bí Nhị, đưa 3 văn thành Bí Tam, còn độc lập 1 văn trên chiếu là Quân Trôi, Phu Tròn gọi là Yêu Hoàn Yêu. Nếu Hoàn Yêu trong Bất Thực Yêu cần xướng “Bất Thực Nhất Văn, Yêu Hoàn Yêu, ăn cả trả chén làng”.
    p3: BÍ HOÀN BÍ:khi BTTK-BTK hoặc BT Khàn A, quân thường A ban đầu(có 2,3,4 quân này) đã nằm trong phu bí A của nó lại tổ hợp với quân khác thành phu dọc(hoặc phu bí khác hoặc ĂN ĐÓN), sau đó xoay bài tất cả quân A đều trở về phu bí A. Ví dụ Bất Thực khàn Thất Văn, có phu bí Tôm(coi là phu A), có 789 văn, có phu bí Thất với 7 vạn, 7 sách. Xoay bài, 8 văn tạo thành Bí Bát; 9 văn tạo thành Bí Cửu vậy là trơ ra 1 con 7 văn; 7 vạn tạo thành dọc 567 vạn, 7 sách tạo thành 567 sách vậy là trơ ra thêm 1 con 7 văn. Khi Trả Chén Bất Thực trong ván hay khi Ù, hai con 7 văn bị trơ ra đó trở về Bí Tôm là hợp lệ, nhớ xướng “Bất Thực 7 văn,Bí Hoàn Bí, ăn cả trả chén làng” là được. Khi Bất Thực Khàn, Bất Thực Thiên Khai không có phu dọc, nhưng lại tạo ra hơn một phu bí, thì cũng không phải hô Bí Hoàn Bí.
    q- TỔ TÔM ĐIẾM,TỔ TÔM BÍ TỨ, TÀI BÀN, CHẮN có một số Từ, Thành Ngữ riêng, qui định riêng được dành cho phần Luật khác,lĩnh vực khác không nêu tại đây. Một số từ ngữ trong Tổ Tôm đi vào đời sống hoặc “Tên Lóng Quân Bài” cũng không cần giải thích như “GÀN BÁT SÁCH”, “THÂN CỬU VẠN”, “Ngôi Chùa”, “Con Cá”, “VỠ ĐĨA”, “VÉT LÀNG”, “NHŨN NHƯ CHI CHI”, “TỔ TÉP”,“CAO MÀ ĐEN”, "THẤP MÀ ĐỎ", “BÀI QUÈ”....
    Game Tổ Tôm có khác với Tổ Tôm Chiếu vì tính chất mạng Internet như Chia Bài, Bắt Cái, Mở Nọc Chờ Chi Nẩy, Phân Biệt Chén...
    r-LỆ LÀNG TRONG TTSĐ: TTSĐ lập ra Game bài lá dân gian, là tiếp thu tinh hoa cơ bản của các Lệ Làng, có bổ sung, hoàn thiện để thích hợp thời nay , phù hợp mạng Internet. Khi lập thành văn bản, công bố rồi đưa vào sân chơi, Sân Đình đã tạo ra LUẬT TỔ TÔM GAME BÀI LÁ DÂN GIAN đầu tiên, tại Việt Nam.
    -Một số điều “dị biệt” trong Luật TTSĐ so với nhiều Chiếu Làng khác, được coi là “Lệ Làng” của Game Sân Đình, các Tôm Thủ lưu ý kẻo thiệt thòi:
    r1-Nếu Quên Phỗng A, được Phỗng Ù A.
    r2-Bất thực Khàn hay Bất Thực Thiên Khai không bắt buộc có Phu Dọc kèm theo.
    r3-Quân còn rác trong Khàn Bất Thực không được tính cước Ù Bạch Thủ, Xuyên Bí Tư, Chi Nẩy.
    r4-Bất Thực Khàn nếu khi ù “Bí hoàn bí” mà có đánh xén sẽ bị bắt báo.
    -Điều này mâu thuẩn với 2 qui định: “Bất Thực Khàn A được đánh xén 1 quân A” + “Đánh xén phu trên tay khi Ù không bị hồi tố”.
    r5-Không cho Bất Thực Ăn Đón với Khàn không tạo phu từ đầu.
    -Nếu ù sẽ bị phạt “Bất thực trùng trục”và tính 0 điểm.
    r6- Được Ù Bạch Thủ Chạm Thành.
    r7-Ù Xuyên là phải Ù thành phu với BỐN QUÂN RÁC.
    r8-Chưa lập trình được cho Luật “MỘT THÀNH HAI CHỜ”.
    r9-Chưa Lập Trình được Ù với Quân Thiên Khai Dậy khi Động Nọc.
    r10-Chưa Lập Trình trường hợp “QUA MẶT DẬY THIÊN KHAI”.
    r11-Lập Trình còn bỏ sót lỗi bị Báo, bị bỏ Ù.
    r12-Khi có người ù Thông, người ngồi dưới nhà ù sẽ bắt cái ván kế tiếp.
    r13-Thời gian ăn,đánh được đặt trước, thấp nhất là 30 giây. Tt nếu thao tác chậm hơn máy sẽ đánh tự động có thể hỏng bài. Nếu xướng Ù chậm hơn 60 giây, là tính 0 điểm.
    r14-Khi ăn đánh hoặc Ù không xếp tròn lại các phu dưới chiếu sẽ bị bắt báo lỗi “ bất thành phu”.
    r15: Quân Ù của cước Xuyên phải chưa có sẵn ở bài(không nói rõ từ đầu hay khi Ù).
    r16-Các cước Ù Tứ Trụ và Kính Tứ Cố chưa ghi rõ số Dịch kèm theo để vận dụng khi chơi “Gà Ngoài”.

    .
    TỪ NGỮ TỔ TÔM THẾ KỶ 20 CHO GAME ONLINE là một trong những tài liệu cơ sở luật Tổ Tôm Bí Ngũ cho Game TTSĐ, rất mong bạn chơi gần xa góp ý để hoàn thiện. Tài liệu này có thể coi là Từ Điển Tổ Tôm Online hoàn chỉnh nhất hiện nay.


    HÀ NỘI 17/02/2021(được hoàn thiện, bổ sung liên tục).

    Nguyễn Tiểu Thương.






    :):):) GỬI CẢ NHÀ

    Nhân ngày Chúa Nhật, rảnh rỗi xem lại trên Diễn Đàn Chanphom.com, mới thấy tư liệu thành văn về Tổ Tôm của Sân Đình còn thiếu nhiều.
    Ngoài các bài viết của người Sân Đình, mới thấy cuốn “Tổ Tôm...”-Nguyễn Lưu. Còn thiếu cuốn “Việt Nam Đặc Sản Bài Lá” của Trần Gia Anh đã in thành sách.
    Giao lưu Bắc Ninh, Phú Thọ...chưa thấy các MOD mang các văn bản “Lệ Làng” các nơi về đăng lên để cả nhà tham khảo.
    Mình cũng mạnh dạn đề nghị tất cả các bạn đang chơi TTSĐ, chụp ảnh các văn bản LỆ LÀNG về Tổ Tôm nơi mình chơi, nơi mình đến để giúp nhà Game có thêm nhiều tài liệu.
    Chúc cả nhà mùa Cô-Vít an lành.

    Nguyễn Tiểu Thương.

    BỔ SUNG MỤC 9.b.6
    b6-BẮT CÁI:

    b6.1:TT xưa Bắt Cái bằng 2 quân bài, thường dùng 2 quân của Nọc. Lấy Tổng Số Đếm của 2 quân chia 5, dùng số dư để đếm ngược chiều kim đồng hồ tìm ra Bài Cái(hoặc Nhà Cái).Thường cho Bài Cái 1 quân yêu đen hoặc quân Cửu, còn 1 quân để Khóa Nọc.

    B6.2: TTSĐ Bắt Cái bằng 1 quân chọn bất kỳ trong Bài Nọc, lấy số đếm để xác định ra Bài Cái luôn. Bắt Cái như vậy khoa học hơn, đỡ lộ bài.

    B6.3:TT chiếu hiện nay có nhiều nơi Bắt Cái 1 Quân chống Lộ Bài. Nhà Bắt Cái chọn 1 phần làm Bài Nọc, tráo xong đặt lên đĩa, rút quân đáy Nọc làm Quân Bắt Cái.

    -Ba Quân Yêu Đỏ Chi Chi, Thang Thang, Ông Cụ có Số Đếm là 10.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 2/12/22
    Mod01mod02 thích điều này.
  3. Nguyễn Tuấn Vũ
    Quản trị viên
    [​IMG]
    ·

    Thông báo - Tọa Đàm Trực tuyến Tổ Tôm Online!
    Tổ Tôm là thú chơi tao nhã đậm chất trí tuệ và có truyền thống lâu đời của người Việt Nam. Trải qua nhiều biến cố lịch sử trò chơi có nhiều giai đoạn tưởng như đã thất truyền. Lý do kể ra có thể rất nhiều nhưng chúng ta không thể không nhắc đến 2 yếu tố :
    1. Đây là trò chơi mang tính trí tuệ cao và tương đối khó học
    2. Luật chơi tổ tôm đã có nhiều biến thể, bên cạnh luật chung mỗi vùng miền đều có lệ riêng.
    Với mục đích duy trì và phát triển một trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc. Công ty Sân Đình đã phát triển ứng dụng Tổ Tôm Online để gìn giữ nét văn hóa Việt.
    Là 1 sản phẩm mới đang trong quá trình hoàn thiện, Sân Đình hy vọng nhận được sự ủng hộ và chung tay của tất cả mọi người để thúc đẩy nhanh quá trình hoàn thiện sân chơi giải trí chung cho Cộng đồng, đặc biệt là về các luật lá, quy chuẩn.
    Chính vì vậy, BQT Sân Đình sẽ tổ chức Chương trình tọa đàm Tổ Tôm Sân Đình.
    • Tên chương trình: Tổ Tôm Luận Cước Ù.
    • Thời gian tổ chức: 15h00 đến 16h30 ngày 28/08/2021.
    Với mục đích chúng ta cùng thảo luận, đưa ý kiến để thống nhất các vấn đề về luật, xây dựng quy chuẩn trên sản phẩm Tổ Tôm Sân Đình.
    Vì vậy, Sân Đình rất mong muốn được lắng nghe các vị khách mời đóng góp ý kiến, sử dụng những kinh nghiệm quý báu của mình để đóng góp vào sân chơi Tổ Tôm online duy nhất, tính tới thời điểm hiện tại.
    Chương trình sẽ có những nội dung đáng chú ý như sau:
    1. Thảo luận về Cước ù Bạch Thủ
    2. Dậy khàn khi Ù
    3. Bất Thực
    4. Phỗng tái kiến
    5. Bài ù với bất thực trùng trục
    Chúng ta sẽ online thảo luận trực tuyến về các vấn đề và quan điểm trên tinh thần thảo luận.
    Sẽ có các khách mời nổi tiếng trong cộng đồng từ BTC như:
    • Nguyễn Tiểu Thương
    • Hô Thất Công
    • Thanh Dương
    • Minhgara9
    • Huulx
    • Hoang202105
    • & các khách mời khác.
    Để buổi Tọa Đàm được thành công, kính mời các ACE yêu thích bộ môn Tổ Tôm Dân Gian cũng như quan tâm tới Tổ Tôm Sân Đình, hãy xem livestream cũng như đặt các câu hỏi cho BTC trên kênh Sân Đình - Chơi Vui Sống Đẹp.
    Rất mong được gặp các ACE.
    Trân trọng!
    [​IMG]
    =AZV6IQnHu7hIU3MdahvlR2L5Mqbp1bZz0YOFsX8lmzf4xXLPHu1taVX8oMZQSZOOswqJ9yswE1pIoO63w---Yc18264YcW85kaHpJCY6tgdZuokA7Z6bVY9_zbXwYAprLN-IaqirIlL-BHyc88E1v9O7frWfjI1LC6dTOI1jA7jsl1q_vHCm7GsTsjEk6wcY62o&__tn__=EH-R']=AZV6IQnHu7hIU3MdahvlR2L5Mqbp1bZz0YOFsX8lmzf4xXLPHu1taVX8oMZQSZOOswqJ9yswE1pIoO63w---Yc18264YcW85kaHpJCY6tgdZuokA7Z6bVY9_zbXwYAprLN-IaqirIlL-BHyc88E1v9O7frWfjI1LC6dTOI1jA7jsl1q_vHCm7GsTsjEk6wcY62o&__tn__=EH-R']=AZV6IQnHu7hIU3MdahvlR2L5Mqbp1bZz0YOFsX8lmzf4xXLPHu1taVX8oMZQSZOOswqJ9yswE1pIoO63w---Yc18264YcW85kaHpJCY6tgdZuokA7Z6bVY9_zbXwYAprLN-IaqirIlL-BHyc88E1v9O7frWfjI1LC6dTOI1jA7jsl1q_vHCm7GsTsjEk6wcY62o&__tn__=EH-R']
    =AZV6IQnHu7hIU3MdahvlR2L5Mqbp1bZz0YOFsX8lmzf4xXLPHu1taVX8oMZQSZOOswqJ9yswE1pIoO63w---Yc18264YcW85kaHpJCY6tgdZuokA7Z6bVY9_zbXwYAprLN-IaqirIlL-BHyc88E1v9O7frWfjI1LC6dTOI1jA7jsl1q_vHCm7GsTsjEk6wcY62o&__tn__=EH-R']=AZV6IQnHu7hIU3MdahvlR2L5Mqbp1bZz0YOFsX8lmzf4xXLPHu1taVX8oMZQSZOOswqJ9yswE1pIoO63w---Yc18264YcW85kaHpJCY6tgdZuokA7Z6bVY9_zbXwYAprLN-IaqirIlL-BHyc88E1v9O7frWfjI1LC6dTOI1jA7jsl1q_vHCm7GsTsjEk6wcY62o&__tn__=EH-R']=AZV6IQnHu7hIU3MdahvlR2L5Mqbp1bZz0YOFsX8lmzf4xXLPHu1taVX8oMZQSZOOswqJ9yswE1pIoO63w---Yc18264YcW85kaHpJCY6tgdZuokA7Z6bVY9_zbXwYAprLN-IaqirIlL-BHyc88E1v9O7frWfjI1LC6dTOI1jA7jsl1q_vHCm7GsTsjEk6wcY62o&__tn__=EH-R']


    GỬI MOD VỚI CẢ NHÀ
    TTSĐ tổ chức hội thảo Online, vậy là Chiếu Tổ Tôm cổ kính đã họp mặt trên Internet, phương tiện truyền thông hiện đại nhất của nhân loại.
    Mấy vấn đề trong hội thảo mình sẽ bàn từng phần và đề nghị về Luật qui định ở cuối mỗi phần.
    1-Đầu tiên, vẫn khẳng định “Phép vua cũng thua Lệ Làng”, chúng ta sẽ tiếp thu tinh hoa vốn cổ, hoàn thiện để có Luật TTSĐ minh bạch, công bằng, khoa học,phù hợp Online.
    -Đến nay đây là Luật Tổ Tôm Online “Đầu Tiên, Duy Nhất”. Do vậy chúng ta thật tự hào và phải nhiệt tình, cố gắng, hỗ trợ, thông cảm với các Mod cùng Công Ty Sân Đình.
    -Luật ghi: Luật TTSĐ Online.
    2-Thứ hai: Về cơ bản, mọi Luật đều dựa trên hệ thống khái niệm, từ ngữ tiêu chuẩn và không được mâu thuẫn chồng chéo nhau. Vấn đề này, mình mạnh dạn đề cử tài liệu “Từ và Thành Ngữ Tổ Tôm Thế Kỷ 20” dùng làm từ điển tra cứu.
    -Luật ghi: tham khảo trong Chanphom.com tài liệu “Từ và TNTTTK20”.
    3-Thứ Ba: Về Cước Ù Bạch Thủ.
    a-Cơ sở thay đổi của TTSĐ là cước ù Bạch Thủ chỉ bằng Tôm, nên cho phép “Bạch Thủ Chạm Thành” với nước chờ Ù phỗng duy nhất. Loại trừ phỗng trong Khàn Bất Thực.
    b-Theo mình, điều Luật về Cước Bạch thủ vậy là hợp lý. Nếu bạn nào chưa thông coi đó là “dị luật Sân Đình” đi.
    c-Lưu ý: phần lớn Lệ Làng không cho “Bạch Thủ Chạm thành”.
    d-Luật ghi: Ù Bạch Thủ bằng Tôm (8 điểm, 1 dịch) là Ù với duy nhất một nước phỗng và có ít nhất 1 Quân Rác. Loại trừ phỗng trong Khàn Bất Thực.
    4-. Thứ Tư : về việc Dậy Khàn khi Ù:
    a-Nếu Khàn không dính đến Quân Ù, thì ở nhiều Chiếu Làng, đặc biệt ở TổTôm Điếm, phải Dậy Khàn sau cùng khi hạ bài. Nếu Dậy Khàn trước đó sẽ bị Ù Lành Làng.
    b-Dậy Khàn cuối cùng cũng để phân biệt với “Tiền Ù hậu Dậy”, “Tiền Dậy hậu
    Ù”.
    c-Luật về Dậy Khàn gồm nhiều vấn đề, mời các bạn tham khảo tài liệu “Từ và TN TT TK20”.
    -Luật ghi: khi hạ Ù, Khàn úp không liên quan đến Quân Ù thì phải dậy sau cùng. Dậy trước bị phạt Ù lành làng.
    5-Thứ Năm:
    a- Cước Ù Chi Chi Nảy. Luật TTSĐ đã phù hợp với Lệ Làng cả nước, hợp lý. Chỉ cần xây dựng Lập Trình đúng với Luật là được.
    b-Luật ghi: CHI CHI NẢY = Quân Ù chờ mỗi Chi Chi + khi chờ có 2 loại Quân Rác gồm 9 vạn, 8 sách + Không Vào Thành được.
    - Cửu Vạn, Bát Sách trở thành Quân Rác từ Quân Trôi do đánh xén thì không được Ù Chi Nảy. Ví dụ: bài có 45678 sách, rác đôi 9 vạn phải đánh xén 7 sách để chờ Chi có lèo vì không còn nước chờ khác.

    -Chi Nảy được Bội Lục = 6 ván Suông = 6x4=24 điểm, 6 dịch.

    6-Thứ Sáu: Về Phỗng Tái Kiến:
    a-Lệ Làng nhiều nơi đều bắt buộc Phỗng Tái Kiến phải có Phu Dọc trình theo ngay. Việc này đưa vào Lập Trình TTSĐ cũng không vướng mắc gì.
    -Nếu không phỗng tái kiến, khi Ù không phải hô gì.
    b-TTSĐ cho phép Phỗng tái kiến khi không có Phu Dọc trình theo ngay, nếu Ù thì phạt Ù Lành Làng. Như vậy khuyến khích Phỗng đánh hòa, không phù hợp tâm lý thời @.
    c-Luật ghi: Phỗng Tái Kiến phải có phu dọc TRình ngay dưới chiếu. Nếu không phỗng, lúc Ù phải hô Ù là “Thấy Không phỗng”.
    7-Thứ Bảy: Về vấn đề “Bất Thực Trùng trục”:
    a-Làm rõ khái niệm cơ bản:
    -BẤT THỰC là KHÔNG ĂN. Bất Thực Khàn là phá bỏ phu Khàn thành 3 Quân Rác(được coi có 1 phỗng trong đó).
    -Bât Thực Trùng trục: là khi hạ Ù, còn quân trong Khàn Bất Thực là Quân Rác(dù 1,2 hay 3 quân).
    -Ù là tròn bài (bài không có Quân Rác nào) + có Lưng + Quân Ù.
    b-Lệ Làng nhiều nơi và TTSĐ cho Ù Lành Làng khi Bất Thực trùng trục là “Tiền Hậu bất nhất”, mâu thuẫn gay gắt với mục đích ván bài Tổ Tôm: Ù phải tròn bài.
    c-Luật ghi: Bất Thực Trùng trục mà hạ Ù là bị bắt báo đền làng.
    Nguyễn Tiểu Thương.
    -P/S: trên đây là nội dung chính cuộc hội thảo TTSĐ Online chiều 28/8. Mình le te bàn trước lại không biết chụp hình “Pốt lên” mong cả nhà thông cảm.
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    -P/S: đăng nhầm mục "Báo lỗi TTSĐ", nên đưa lại vào đây.

    Do Hội thảo TTSĐ Online có thêm phần “Bất Thực”, mình bổ sung ý kiến phần đó khi trích dẫn tài liệu “Từ và Thành Ngữ Tổ Tôm Thế Kỷ 20”:

    1-Điều 17.a

    a-KHÀN BẤT THỰC: Bất Thực là Không Ăn.

    a1: Không tạo thành phu Khàn nữa(không Ăn Khàn) là “Bất Thực Khàn”, sẽ không úp xuống chiếu mà cầm trên tay. Khi Bất Thực Khàn thì phải lấy Một Chén về để báo làng và thực hiện việc Trả Chén khi ăn, khi Ù đúng qui định.

    -Khàn A từ một “phu tròn” trở thành 3 Quân rác trên tay.

    a2: Bất Thực Khàn được phép đánh đi một quân trong Khàn.

    a3: HÔ Ù khi Bất Thực Khàn A phải nêu rõ các diễn biến của Khàn Bất Thực nếu không sẽ Ù Lành Làng. Có thể là các trường hợp “Bất Thực Khàn A ăn cả trả chén làng”, “Bất Thực Khàn A ăn hai đánh một trả chén làng”, “Bất Thực Khàn A Kiến Bất Tái ăn cả trả chén làng”, “Bất Thực Khàn A Kiến Bất Tái ăn hai đánh một trả chén làng”.Ở TTSĐ “Kiến Bất Tái” dịch luôn Tiếng Việt “Thấy Không Phỗng” là rất hay.

    a4: TT Chiếu ở nhiều vùng qui định Bất Thực Khàn phải có ít nhất một phu dọc.

    a5: TTSĐ bỏ điều kiện Bất Thực Khàn buộc phải có phu dọc là hợp lý. Như vậy khắc phục được trường hợp bài có Khàn 7 văn, lại có 2 con 3 vạn, 2 con 3 sách (tạo thành Bí Tôm với 7 văn); có 2 con 7 vạn, 2 con 7 sách(tạo thành Bí Thất với 7 văn) và không có phu dọc kèm theo 7 văn. Nếu không cho Bất Thực Khàn 7 văn, trôi đi cả hai nhóm, phải đánh đi ít nhất 4 con thì phi lý quá. Lưu ý Bất Thực Khàn khi Ù không có phu dọc, chỉ có một phu bí phải Xướng Bí Hoàn Bí mới được có điểm.

    a6: Tổ Tôm Chiếu nhiều vùng qui định Bất Thực khi có nhiều Khàn phải thông báo KHÀN CAO, KHÀN THẤP là không cần thiết và vướng cho Game, TTSĐ bỏ mục này. TT Chiếu qui định phải thông báo bất thực khàn cao, thấp để chống trường hợp đổi khàn, trên mạng Internet việc này bị loại trừ, không thể đổi khàn được nên cũng bỏ điều khoản đó.

    a7: Tuy vậy LT TTSĐ cho Phỗng Tái Kiến khi có một phu bí kèm theo cùng hạ xuống là hơi dị biệt quá, đề nghị MOD lập trình xem xét.


    2-Điều 17.c và Điều 17.d:

    c-THIÊN KHAI ĂN KHÀN TRÌNH PHU: là Bất Thực Thiên Khai(không ăn Thiên Khai), chỉ úp 3 quân bài dưới chiếu (chỉ Ăn Khàn) cùng với một phu dọc tổ hợp từ 1 quân trong Thiên Khai. Phu này ngửa lên để trình làng dưới chiếu.

    -Bất Thực Thiên Khai ăn Khàn Trình phu A dưới chiếu, thì A phải là 1 phu dọc.

    d-BẤT THỰC THIÊN KHAI BẤT THỰC KHÀN: Thiên Khai A.

    d1: không ăn Thiên Khai A 4 quân, cũng không ăn Khàn A 3 quân mà cầm cả trên tay 4 quân A trong Thiên Khai, lấy về 2 cái Chén Bất Thực.

    d2: TT Chiếu nhiều vùng qui định nếu muốn Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn bắt buộc phải có ít nhất 2 phu dọc tổ hợp từ quân A trong Thiên Khai. Tương tự yêu cầu buộc có 1 phu dọc trong Bất Thực Khàn là không hợp lý nên TT SĐ cũng bỏ qui định này.Ví dụ tương tự khi Bất Thực Khàn 7 văn mà có Bí Tư vạn sách của các quân Tam, Thất khác. Lưu ý khi Ù mà quân A không tạo thành phu dọc tương ứng nào và chỉ tạo ra 1 phu bí thì phải HÔ Ù Bí Hoàn Bí mới có điểm.

    d3: Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn được phép đánh đi 2 quân trong Thiên Khai.

    d4: Khi Ù thì HÔ Ù, XƯỚNG Ù tương tự như khi Bất Thực Khàn, có khác số quân ăn và số quân đánh đi và không có Phỗng Tái Kiến hoặc Kiến Bất Tái.

    d5: TT Chiếu nhiều vùng qui định Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn lấy về 2 chén một úp, một ngửa cũng không cần thiết, gây rối cho Game, TT SĐ nên bỏ.

    -Thực ra, người chơi đều không rõ trả chén ngửa, trả chén úp thế ra sao, kể cả trong Game.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 28/8/21
    Mod01 thích điều này.
  4. GỬI MOD VỚI CẢ NHÀ

    Sơ bộ hội thảo Tổ Tôm Online của Sân Đình từ 15h đến 16h40 ngày 28/8/2021 kết thúc tốt đẹp. Các Mod chờ tổng hợp thêm ý kiến mọi nơi gửi về Hội thảo rồi chốt thành Luật TTSĐ. Năm vấn đề đã bàn và sơ bộ chốt trong Hội Thảo:


    1-Về cước ù Bạch Thủ:

    a-Ý kiến phần đông các Tôm Thủ là duy trì điều kiện phải có một phỗng “Chơ lơ”.

    b-Với 2 lý do: Cước ù Bạch thủ chỉ bằng Tôm(nhỏ hơn cước Xuyên) nên độ khó cần giảm đi + xu hướng thời @ là Ù To: chốt lại Mod đồng ý cho Ù Bạch thủ chạm thành.

    -Cần thông báo ngay điều này với các Tôm Thủ để không bị nhầm lẫn, bức xúc.


    2-Về việc Dậy Khàn khi Ù: chốt lại khi Khàn Úp không liên quan Quân Ù thì lúc ù phải Dậy Khàn sau cùng nếu không bị phạt lỗi “Dậy Khàn không đúng lúc”, bị Ù Lành Làng.

    -Hiện Lập Trình chưa kịp sửa mục này sẽ hoàn thiện sau; khuyến cáo Tôm thủ học thói quen đúng.
    -Trường hợp có quân ăn gá với Khàn, cho phép đưa các quân vào hết phu Khàn(thao tác Game đưa hết quân trên tay còn úp lên Khàn), được Dậy Khàn rồi xếp lại phu nếu cần.Phu này vẫn phải xếp cuối cùng, trước khi Xướng Ù.



    3-Về Ù Chi Nảy: đồng ý với Luật Ù chi nảy của Sân Đình hiện nay vì phù hợp với đa số Lệ Làng rồi và khoa học.

    -Lưu Ý: nếu đánh xén để tạo ra 9 vạn, 8 sách từ Quân Trôi thành Quân Rác thì chỉ được Ù Chi Lèo.


    4-Về Phỗng Tái Kiến: phỗng tái kiến bắt buộc “phải có phu dọc trình ở dưới chiếu” nếu không có sẽ bị bắt báo.


    5-Về lỗi “Bất thực trùng trục”: hạ ù còn bất kỳ quân nào trong khàn là Quân Rác đều bị bắt lỗi “Ù Bất Thành Phu”, bị bắt báo.

    -Sẽ sửa lập trình thành lỗi bắt báo khi hạ ù còn 1,2 hay 3 quân trong khàn chưa vào phu nào.


    Anh em Tôm thủ ở mọi miền còn ý kiến về 5 vấn đề trên(hoặc cả ý kiến mới) xin gửi ngay về Diễn Đàn để các Mod tổng hợp, hoàn thiện Lập Trình.

    Nguyễn Tiểu Thương
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 29/8/21
    Mod01mod02 thích điều này.
  5. GỬI CẢ NHÀ

    Cuối tuần rảnh rỗi nói chuyện GÀ TRONG BÀI TỔ TÔM. Tên gọi có thể khác nhau, nhưng non nửa thế kỷ theo các cụ chơi, mình thấy có một số “nòi gà” như sau. Mình trích đăng nguyên tài liệu “Từ và Thành Ngữ Tổ Tôm Thế kỷ 20” trong Diễn đàn Chanphom.com. Rất mong cả nhà nhâm nhi, góp ý thêm nhiều loại gà khác. Có thể nêu thêm về “Nuôi gà”, “Ăn Gà”, “Trộm gà”, “Đền gà”, “Chia gà”, “Săn gà”, “Gà béo”, “Gà non”...

    Nguyễn Tiểu Thương


    HƯỚNG DẪN LUẬT TTSĐ-"Từ và Thành Ngữ Tổ Tôm TK20": ĐIỀU 22. LỆ LÀNG:

    d-GÀ: là phần Điểm Dịch người Ù được hưởng thêm tương ứng một số Tiếng Ù theo qui định.

    d1: GÀ TRONG: trừ ĐIỂM DỊCH theo qui định chung, một số Chiếu Làng chơi thêm GÀ TRONG, tức là với một số Tiếng Ù đặc biệt, người Ù được ăn thêm con GÀ TRONG. GÀ TRONG do tất cả ĐT trong làng góp vào 1 lần, có thể bổ sung nhiều lần, bằng nhiều cách. Có con GÀ TRONG nhiều ván chưa bị bắt, “GÀ GIÀ THÀNH ĐÀ ĐIỂU”, “BÉO Ị”, quyết định được thua cả hội bài.

    d2: CÁC LOẠI GÀ TRONG:

    +GÀ CÔNG NGHIỆP: tạo thành do ĐT phải góp gà (thường là 1 dịch) cho mọi trường hợp: Gà Đầu Ván(bắt đầu mọi ván chơi) + Gà Nhái(các ĐT không bị nhái góp) + Gà Đánh Ù(người đánh ra Quân Ù phải góp) + Gà Thông(nhà trên người ù góp bằng dịch của Thông, Tam Khôi, Tứ Khôi...N Khôi) + Gà Bỏ Ù, Gà Ù Lành Làng, Gà Ù Báo, Gà Đền Làng(ĐT mắc lỗi này phải góp) + Gà Quân Lộ (ĐT làm lộ quân do Hạ Phu Thừa, thừa 1 Quân, vào 1 gà. Gà này lập trình khó, chắc phải hoàn thiện dần) + Gà Bị Đè Ù(ĐT bị đè ù), Gà Đầu Hội(góp trước ván đầu tiên, thường to hơn Gà Đầu Ván)...Tùy Lệ Làng mà số GÀ CÔNG NGHIỆP thêm bớt, nhiều ít khác nhau.

    +GÀ NHÀ: chỉ áp dụng góp gà với các lỗi mắc phải.Bỏ Gà Đầu Ván(vẫn còn 1 con Gà Đầu Hội), Gà Nhái, Gà Bị Ù Đè...

    +GÀ RỪNG: chỉ áp dụng góp góp Gà Đầu Hội với gà cho các lỗi nặng như Gà Ù Báo, Gà Đánh Ù, Gà Ù Thông...

    +GÀ LÀNG: ngoài ý nghĩa là tên gọi chung cho các loại Gà, còn là một qui định góp GÀ mặc định, không cần nhà cái giao hẹn (Trong TTSĐ là chủ bàn cài đặt). Thí dụ, bàn chơi không cài đặt gà, mọi người ĐÁNH ra quân Ù(vào gà 1 dịch), Đánh nhà dưới Thông nhiều(vào gà 1 dịch). Gà Làng do người Ù Tứ Trụ được hưởng(đương nhiên trong Game là cả Kính Tứ Cố).

    d3: GÀ NGOÀI: Điểm Dịch người Ù được hưởng thêm, qui định theo một số Tiếng Ù, có thể bằng tới số dịch của cước sắc. Thí dụ GÀ CƯỚC SẮC được hưởng thêm khi Ù có Tôm, Lèo hay Ù Tứ Trụ.

    +GÀ NGOÀI ĐƠN: chỉ tính Gà Cước Sắc với cước sắc lớn nhất. Ví dụ:ván Ù Thập Điều, Tôm, Lèo, Xuyên Bí Tư chỉ tính một cước sắc của Gà Thập Điều(trả thêm cho ĐT ù 3 dịch).

    +GÀ NGOÀI CHỒNG: bài Ù có bao nhiêu cước sắc, cộng tất cả.Ví dụ với ván Thập Điều Tôm Lèo Xuyên Bí Tư, tính gà bằng Dịch Cước Sắc sẽ có: Cước Sắc Thập Điều(Bội Tam = 3 dịch), Cước Sắc Tôm(=1 dịch), Cước Sắc Lèo(=2 dịch), Cước Sắc Xuyên Bí Tư(=Lèo = 2 dịch). Tổng Cộng Gà Chồng phải trả thêm cho người ù là 8 Dịch.

    d4: Lưu Ý từ dùng Gà Ngoài, Gà Trong hay bị lẫn lộn.

    -TTSĐ nên có GÀ BỎ ỐNG (GÀ LÀNG) là Gà Trong tự động có dù chủ bàn không cài đặt chơi gà, người chơi khi đánh ra Quân Ù hoặc để nhà dưới Thông, đều phải nuôi Gà Bỏ Ống 1 Dịch. Ai Ù Tứ Trụ, Kính Tứ Cố sẽ được ăn Gà Bỏ Ống.Như vậy khuyến khích nâng cao trình độ ĐT,để hội chơi bền chân.

    d5: Chiếu Làng vui chơi có thưởng có hai dạng: ĐÁNH GOM và ĐÁNH QUĂNG.

    +Đánh Gom: các ĐT góp 1 số điểm bằng nhau đầu mỗi Hội Bài vào quĩ chung(hay gọi là Tiền Làng). Ai Ù thì lấy Điểm trong tiền làng.Đánh hết Hội thì gom tiếp. Thường Đánh Gom mới có Gà Ngoài. Đánh Gom việc thua được đỡ sát phạt hơn. Tổng số Điểm Gom Đầu Hội thường = 2 Chi Nẩy + 1 Dịch.

    +Đánh Quăng: mỗi ván Ù, các ĐT trả luôn cho người Ù số điểm của ván. Đánh Quăng thường chỉ chơi Gà Trong.


    :):):)
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 4/9/21
  6. GỬI MOD LẬP TRÌNH VỚI CẢ NHÀ

    Sau cuộc thảo luận về cước Ù XUYÊN BÍ TƯ của Game ngày 9/9, mình thấy Luật TTSĐ cần sửa đổi phần Ù Xuyên cho chính xác. Tiếp thu hoàn thiện tinh hoa vốn cổ, xây dựng LUẬT, cần KHOA HỌC, DỄ HIỂU, NGẮN GỌN.Mình mạnh dạn đề nghị MOD sửa đổi Luật TTSĐ, làm lại Lập Trình Game theo định nghĩa: Ù XUYÊN BÍ TƯ = Ù THÀNH PHU BÍ 5 QUÂN + NƯỚC Ù DUY NHẤT + 4 QUÂN RÁC. XUYÊN BÍ TƯ = LÈO, 2 Dịch.

    1-Lập trình như vậy cũng đơn giản hơn so với định nghĩa hiện nay:

    Trích Luật TTSĐ: Điều IV.1.h:


    h. Bí tư: Bài chờ có 2 đôi cùng số (4 quân này không có quân nào nằm trong các phu đang có, không phải quân bất thực và không có quân Yêu), chỉ có 1 nước chờ là lên quân còn lại cùng số tạo thành phu bí để ù( Quân bài ù là quân không có trên bài).
    Ù Xuyên Bí tư được 10 điểm - 2 dịch (+4 điểm).


    2-Luật sửa đổi như vậy, khắc phục điểm chưa đúng của Luật cũ: “chỉ có 1 nước chờ là lên quân còn lại cùng số tạo thành phu bí để ù”. Bảo đảm các cước Ù tạo thành Phu Bí với các quân bài khác số không bị sai( 5 kiểu kể cả Chi Nảy).


    3-Vậy các nước Ù Xuyên Bí Tư gồm:

    a-Khi bài đã có Lưng:

    a1-Đôi Nhị Vạn, Đôi Bát Văn(hoặc Đôi Nhị Văn) với Nhị Sách.

    -Đôi Nhị Sách, Đôi Bát Văn(hoặc Đôi Nhị Văn) với Nhị Vạn.

    a2-Đôi Tam Vạn, Đôi Thất Văn(hoặc Đôi Tam Văn) với Tam Sách.

    -Đôi Tam Sách, Đôi Thất Văn(hoặc Đôi Tam Văn) với Tam Vạn.

    a3-Đôi Bốn Vạn, Đôi Bốn Sách với Bốn Văn.

    -Đôi Bốn Vạn, Đôi Bốn Văn với Bốn Sách.

    -Đôi Bốn Sách, Đôi Bốn Văn với Bốn Vạn.

    a4-Đôi Năm Vạn, Đôi Năm Sách với Năm Văn.

    -Đôi Năm Vạn, Đôi Năm Văn với Năm Sách.

    -Đôi Năm Sách, Đôi Năm Văn với Năm Vạn.

    a5-Đôi Sáu Vạn, Đôi Sáu Sách với Sáu Văn.

    -Đôi Sáu Vạn, Đôi Sáu Văn với Sáu Sách.

    -Đôi Sáu Sách, Đôi Sáu Văn với Sáu Vạn.

    a6-Đôi Bảy Vạn, Đôi Bảy Sách với Bảy Văn.

    -Đôi Bảy Vạn, Đôi Bảy Văn với Bảy Sách.

    -Đôi Bảy Sách, Đôi Bảy Văn với Bảy Vạn.

    a7-Đôi Tám Vạn, Đôi Tám Sách với Tám Văn.

    -Đôi Tám Vạn, Đôi Tám Văn với Tám Sách.

    -Đôi Tám Sách, Đôi Tám Văn với Tám Vạn.

    a8-Đôi Chín Vạn, Đôi Chín Văn với Chín Sách.

    -Đôi Chín Sách, Đôi Chín Văn với Chín Vạn.

    a9-Đôi Cửu Vạn, Đôi Bát Sách với Chi Chi(Xuyên Bí Tư Chi Nảy).Trường hợp này đáp ứng cả điều kiện khi chưa có Lưng.

    b-Khi Bài Chưa Có Lưng:

    b1-Đôi Nhị Vạn, Đôi Nhị Sách với Bát Văn.

    b2-Đôi Tam Vạn, Đôi Tam Sách với Thất Văn.

    b3-Đôi Chín Vạn, Đôi Chín Sách với Thang Thang.

    c-Trường hợp đặc biệt: khi Bài chờ Quân Ù vừa thành Xuyên Bí Tư, vừa thành Xuyên Năm gian(mới có 1 quân trôi 1 mảng) thì hạ Ù bằng phu nào, sẽ Xướng Cước theo phu đó.

    -Ví dụ: bài có 2 mảng rác: đôi Năm Vạn, Đôi Năm Sách; Có cả 3467 văn mà chỉ có 1 quân Năm Văn(trôi được một mảng rác). Nếu Chiếu hiện 5 văn, báo Ù và hạ Ù Đôi Năm Vạn, Đôi Năm Sách với Quân Ù 5 Văn thì Xướng là Xuyên Bí Tư. Nếu hạ 3467 văn với Quân Ù thì là Xuyên Năm Gian.

    -Trường hợp này loại trừ điều kiện: “Quân bài ù là quân không có trên bài”.



    4-Kết Luận:

    a-Theo mình, với Định Nghĩa Ù Xuyên Bí Tư làm thành Luật Game như trên, MOD Lập Trình đơn giản hơn mà LUẬT bao quát, đáp ứng chính xác cho mọi trường hợp, không phải thêm loại trừ nào.

    b-Đề nghị Mod Lập Trình với các Tôm Thủ cho ý kiến, nếu các bạn có các “Lệ Làng” về Ù Xuyên Bí Tư thì cũng đăng lên Diễn Đàn này để cả nhà tham khảo, hoàn thiện thêm về Luật. Hoặc các bạn tự đưa ra một ĐỊNH NGHĨA Ù XUYÊN BÍ TƯ để lựa chọn.
    c-Lưu ý: Có 2 khái niệm rất cơ bản trong Luật Ù Xuyên, một số “Lệ Làng” qui định chưa rõ.

    -QUÂN RÁC: là quân chưa nằm trong bất kỳ phu nào(một số nơi gọi là Quân Què).

    - Nước Chờ Ù: không phải là các nước Chờ Ù Báo.


    d-Ý kiến riêng: một Điều Luật trong chơi Tổ Tôm, phức tạp nhưng không khó đến mức cả nhà bàn mãi chưa kết luận. Mong các Tôm Thủ góp sức cho Luật TTSĐ.

    Nguyễn Tiểu Thương


    :):):)-P/S: trích đăng thêm để làm sáng tỏ khi chưa có lưng, Bí Tư Nhị Vạn sách rác (đôi nhị vạn, đôi nhị sách) chỉ có 8 văn là "nước chờ ù duy nhất": Sách “Tổ Tôm Thú chơi tao nhã” của Nguyễn Lưu phần “Những Khái Niệm Cơ Bản” mục 10.f trang 30 có nêu : “Cần nói rõ một qui định: nếu một cây bài lên chỉ làm bài mình Thành mà chưa ù được(do thiếu lưng)thì đó không phải tiếng “Chờ”.Và vì thế có cả khái niệm bài Chạm Chờ”.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 24/9/21
    Mod01 thích điều này.
  7. GỬI MOD LẬP TRÌNH VỚI CẢ NHÀ

    Hôm nay, mình thảo luận về cước Ù XUYÊN NĂM GIAN của Game với cả nhà. Vẫn muốn tiếp thu hoàn thiện tinh hoa vốn cổ, xây dựng LUẬT KHOA HỌC, DỄ HIỂU, NGẮN GỌN.Mình mạnh dạn đề nghị MOD sửa đổi Luật TTSĐ, làm lại Lập Trình Game theo định nghĩa:

    -Ù XUYÊN NĂM GIAN =QUÂN Ù + 4 QUÂN RÁC TẠO THÀNH PHU DỌC 5 QUÂN .

    Ù XUYÊN NĂM GIAN = LÈO, 2 Dịch.

    1-Lập trình như vậy cũng đơn giản hơn so với định nghĩa hiện nay:

    Trích Luật TTSĐ: Điều VI.1.i:

    i. Xuyên Năm gian: Bài Ù với quân ù ghép với 4 quân trên bài (4 quân này không có quân nào nằm trong các phu đang có và không có quân Yêu) thành 1 phu dọc chỉ có 5 quân, trong đó quân ù là quân có số ở giữa ( Quân bài ù là quân không có trên bài).
    Ù Xuyên Năm gian được 10 điểm - 2 dịch (+4 điểm).

    2-Luật sửa đổi như vậy, khắc phục điểm rườm rà của Luật cũ. Chỉ một khái niệm cơ bản “BỐN QUÂN RÁC”, không phải dùng cả cụm “4 quân này không có quân nào nằm trong các phu đang có và không có quân Yêu”.

    3-Ù Xuyên Năm Gian = Lèo = Ù Xuyên Bí Tư nên cũng không thêm điều kiện dễ hơn như một số nơi, chỉ xác định hai quân đầu cuối của Phu Ù 5 quân là Quân Rác. Ví dụ 34567 văn, chỉ đòi hỏi 37 văn là quân rác, 46 có thể ở trong phu bí rồi.


    4- Trường hợp đặc biệt: khi Bài chờ Quân Ù vừa thành Xuyên Bí Tư, vừa thành Xuyên Năm gian(mới có 1 quân trôi 1 mảng) thì hạ Ù bằng phu nào, sẽ Xướng Cước theo phu đó.

    -Ví dụ: bài có 2 mảng rác: đôi Năm Vạn, Đôi Năm Sách; Có cả 3467 văn mà chỉ có 1 quân Năm Văn(trôi được một mảng rác). Nếu Chiếu hiện 5 văn, báo Ù và hạ 3467 văn với Quân Ù 5 Văn thì Xướng là Xuyên Năm Gian.

    -Trường hợp này loại trừ điều kiện: “Quân bài ù là quân không có trên bài”.

    5-Vậy các nước Ù Xuyên Năm Gian gồm:

    a-Ù với hàng số 4: ta có 3 trường hợp: 23456 vạn; 23456 sách;23456 văn.

    -Các quân hàng số 2356 đều là quân rác.

    b- Ù với hàng số 5: ta có 3 trường hợp: 34567 vạn; 34567 sách;34567 văn.

    -Các quân hàng số 3467 đều là quân rác.

    c- Ù với hàng số 6: ta có 3 trường hợp: 45678 vạn; 45678 sách;45678 văn.

    -Các quân hàng số 4578 đều là quân rác.

    d- Ù với hàng số 7: ta có 3 trường hợp: 56789 vạn; 56789 sách; 56789 văn.

    -Các quân hàng số 5689 đều là quân rác.

    4-Kết Luận:

    a-Theo mình, với Định Nghĩa Ù Xuyên Năm Gian làm thành Luật Game như trên, MOD Lập Trình đơn giản hơn và LUẬT bao quát, đáp ứng chính xác cho mọi trường hợp, không phải thêm loại trừ nào.

    b-Đề nghị Mod Lập Trình với các Tôm Thủ cho ý kiến, nếu các bạn có các “Lệ Làng” về Ù Xuyên Năm Gian thì cũng đăng lên Diễn Đàn này để cả nhà tham khảo, hoàn thiện thêm về Luật. Hoặc các bạn tự đưa ra một ĐỊNH NGHĨA Ù XUYÊN Năm Gian để lựa chọn.

    c-Ý kiến riêng: Vì Cước Ù XUYÊN cũng chỉ bằng Lèo, nên các điều kiện phụ nên bỏ, cốt yếu là Ù với BỐN QUÂN RÁC. Vậy đơn giản, khoa học nhất nên làm Luật TTSĐ với Định Nghĩa:

    -Ù XUYÊN = Ù VỚI BỐN QUÂN RÁC. Ù Xuyên = Lèo, 2 dịch.

    -XUYÊN DỌC=XUYÊN NĂM GIAN.

    -XUYÊN BÍ= XUYÊN BÍ TƯ.

    Nguyễn Tiểu Thương


    :):):)
     
    Mod01 thích điều này.
  8. Mod01

    Mod01 Administrator

    Thưa chú. Chú nói : Ù XUYÊN BÍ TƯ = Ù THÀNH PHU BÍ 5 QUÂN + NƯỚC Ù DUY NHẤT + 4 QUÂN RÁC. XUYÊN BÍ TƯ = LÈO, 2 Dịch. Có nghĩa là nếu cầm 3 quân bài giống nhau - khàn đã xin bất thực ví dụ 3 quân 4 vạn , 1 quân 4 sách thì vẫn ù được xuyên bí tư quân 4 văn ạ ? (Thỏa mãn điều kiện rác 4 quân, ù thành phu bí 5 quân).
    Sân Đình đang định nghĩa là rác 2 đôi cùng số là không thỏa mãn các hình thế bài ( ví dụ chi nẩy) nhưng cũng không thể chỉ định nghĩa là 4 quân rác được ạ. Mong nhận thêm ý kiến của chú và Cộng đồng!

    P/s: Sân Đình đã sửa lại định nghĩa: Bài chờ 2 đôi cùng số (Bỏ điều kiện cùng số để đúng với cước ù Xuyên bí tư chi chi nẩy).
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  9. Mod01

    Mod01 Administrator


    Thưa chú. Chú định nghĩa Xuyên 5 gian : - Ù XUYÊN NĂM GIAN =QUÂN Ù + 4 QUÂN RÁC TẠO THÀNH PHU DỌC 5 QUÂN . Nhưng ở dưới lại diễn giải là chỉ cần 2 quân đầu cuối là quân rác (Ví dụ 34567 văn, chỉ đòi hỏi 37 văn là quân rác, 46 có thể ở trong phu bí rồi.) Như vậy thực tế là chỉ rác 2 quân vẫn ù được Xuyên Năm Gian. > Định nghĩa vẫn có gì đó mẫu thuẫn.
    Việc không cho ù xuyên với quân bài đã có trên tay khiến cho hệ thống rất dễ nhận diện > Hệ thống chỉ cần xét quân ù đã có trên tay chưa nếu có rồi thì mọi trường hợp xướng xuyên sẽ mặc định là sai. Việc cho ù xuyên với quân bài đã có trên tay nhưng đã ghép vào 1 phu khác cũng có số lượng quân tương tự là thỏa đáng tuy nhiên việc này sẽ tùy thuộc vào khả năng của bộ phận kỹ thuật có lập trình cho hệ thống nhận diện được đúng các hình thế bài thỏa mãn điều kiện hay không. Vấn đề này Sân Đình sẽ phải trao đổi thêm với đội kỹ thuật mới quyết định được ạ.
    Trân trọng!
     
    Nguyễn Tiểu Thương thích điều này.
  10. Anh lại hiểu nhầm như bạn Anhbush trên Diễn Đàn TTDG rồi. Ý chú nói, một số lệ làng chỉ quan tâm hai quân đầu cuối của phu dọc là không được. Còn then chốt trong định nghĩa chú nêu là Ù VỚI BỐN QUÂN RÁC.
    Lập trình dễ hơn nhiều nếu chỉ xét Phu Ù + Các phu tròn khác. Khi đó, Phu Ù hạ thể hiện cước mà. Nếu có sẵn quân Ù trên bài, chỉ loại trừ khi Tôm Thủ xếp vào phu ít quân để lấy BỐN QUÂN RÁC ra. Ví dụ 567 văn, lại ù Xuyên Bí tư với đôi 7 vạn, đôi 7 sách là sai. Còn hai phu có số quân như nhau, đều RÁC BỐN QUÂN thì Cước Xướng phụ thuộc hạ Phu Ù.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 11/9/21
    Mod01 thích điều này.
  11. Anh lại goi 3 quân Bất thực trùng trục là không đúng rồi. Luật TTSĐ không cho Bất thực ăn đón, buộc phải có it nhất 1 phu đi với quân trong Khàn BẤt thực, vậy thì lấy đâu ra 3 quân trùng trục.Luật rất chặt chẽ khoa học đấy, và đã vượt qua mọi loại trừ. Lưu ý nhất ở khái niệm cơ bản: "QUÂN RÁC".
     
    Mod01 thích điều này.
  12. GỬI MOD VỚI CẢ NHÀ

    Vậy là cả nhà không có thêm ý kiến với Luật TTSĐ về cước Ù Xuyên Năm Gian trong mấy ngày qua.

    Các ý kiến đã có gồm hai vấn đề:

    1-Vấn đề thứ nhất: từ ngữ dùng trong Luật.

    a-Gọi tên Cước Ù: dùng theo TTSĐ hay dùng theo một số nơi là Xuyên Tư và Bí Tư.(bạn Anhbush Nguyen).

    b-Gọi Tên Quân: theo bạn Tran Huy Hoang nên gọi là Bốn Quân “Chơ Lơ”, hoặc Bốn Quân “Lẻ”.

    -Một số bài trước, nhiều bạn hay gọi là Quân Què.

    -Luật TTSĐ thì ghi là “4 quân này không có quân nào nằm trong các phu đang có và không có quân Yêu”.

    c-Ý kiến cuối cùng: Việc gọi là “Bốn Quân Rác” hay khác sẽ do các Mod lựa chọn, sao cho đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn và thống nhất ở tất cả các điều luật.

    2-Vấn đề thứ hai: lấy các qui định Ù Xuyên Năm Gian của các “Lệ Làng” gửi lên Diễn Đàn hoặc tự đưa ra 1 qui định để cả nhà tham khảo.

    -Không có Tôm Thủ nào đưa các “Lệ Làng” nào lên tham khảo. Tôm Thủ Tran Huy Hoàng đưa ra một định nghĩa mình thấy hơi dài và có điểm bất cập khi nêu “Quân nhỏ nhất và quân lớn nhất không được liên quan đến bất kỳ phu nào trong bài”.

    3-Kết Luận: sau khi nghe ý kiến cả nhà mình có đề nghị các MOD lập trình TTSĐ xây dựng Luật trong Game:

    -Ù XUYÊN NĂM GIAN = QUÂN Ù TẠO THÀNH PHU DỌC 5 QUÂN TỪ BỐN QUÂN RÁC.

    -Ù XUYÊN BÍ TƯ = QUÂN Ù DUY NHẤT TẠO THÀNH PHU BÍ 5 QUÂN TỪ BỐN QUÂN RÁC.

    -Ù XUYÊN BẰNG LÈO, 2 DỊCH.

    Nguyễn Tiểu Thương


    :):):)
     
    Mod01 thích điều này.
  13. GỬI MOD VỚI CẢ NHÀ: BÀN VỀ “Ù VỌNG”.

    Mấy tuần trước, mình bàn với cả nhà về các cước ù “Bạch Thủ”, “Xuyên”. Nhiều Tôm Thủ đã có ý kiến, chúng ta chờ MOD Lập Trình xử lý vào Luật TTSĐ.Hôm nay mình đề cập đến một cước ù ít Tôm Thủ để ý, hình như Game chưa vận dụng vào Luật TTSĐ(vì đến hôm nay, chưa thấy ai nói).Mình đề cập luôn một số trường hợp Ù có Thiên Khai.

    Một số “Lệ Làng”, Ù với Thiên Khai A của nhà khác Dậy khi “Động Nọc” gọi là “Ù Vọng”. Có nơi cho Ù Vọng được thêm 1 Dịch. Luật TTSĐ chưa nói tới Ù Vọng.

    Mình trích đăng trong tài liệu “Từ và Thành Ngữ Tổ Tôm TK20”, điều 14.l và 14v về “Ù Vọng” dưới đây mong cả nhà có ý kiến.

    Nguyễn Tiểu Thương

    ...


    14-Ù: ĐT BÁO Ù với làng khi có 1 quân bài hiện ra (do người khác đánh, mở Nọc, dậy Thiên Khai) mà bài tròn, có lưng. Ù = BÀI TRÒN + CÓ LƯNG + QUÂN Ù.

    -Thủ tục Ù thực ra có 5 bước: CHỜ Ù, BÁO Ù, HẠ Ù, HÔ Ù, XƯỚNG Ù.

    ...

    l-Ù VỌNG:
    l1: là trường hợp Ù với Thiên Khai của nhà khác dậy khi động Nọc.
    Ù Vọng được tính cước sắc bằng Lèo.
    l2: TTSĐ nên cho Ù Vọng cước bằng Lèo.
    l3: Trong TTSĐ: Thiên Khai tự động dậy khi mở Nọc cây đầu tiên. ĐT nào chờ đúng vào quân bài trong Thiên Khai đó, dù là dạng Cạ nào, Phu nào hoặc đã Thập Thành thì được Ù.
    v-Ù VỚI THIÊN KHAI A:
    v1: Khi Thiên Khai A của làng: bài của ĐT chờ Ù đúng quân A(hoặc Bài Thành ù được với A), thì Động Nọc Dậy Thiên Khai, ĐT Báo Ù ngay. Lấy 1 quân của Thiên Khai A về bài mình, tạo phu xong, hạ hết bài, Hô Ù, Xướng Ù tiếp.
    v2: Khi Thiên Khai A của bài mình, làng đánh ra Quân Ù, chưa Động Nọc: ĐT Báo Ù, hạ phu dưới chiếu, Dậy Thiên Khai sau cùng. Lệ Làng nhiều nơi chưa qui định rõ điều này.
    v3: Khi Thiên Khai A của bài mình, mở Nọc quân đầu tiên là Quân Ù(Động Nọc): ĐT Báo Ù, Dậy Thiên Khai, hạ phu với Quân Ù xong, hạ hết phu trên tay, rồi Hô Ù, Xướng Ù tiếp. Điều này cũng chưa được qui định rõ trong nhiều Lệ Làng.
    v4: Khi Thiên Khai A của bài mình lại cùng quân rác B trên tay, kết hợp thành CẠ CHỜ Ù chưa Động Nọc: Quân Ù hiện lên, Báo Ù,lấy Quân Ù về cùng quân rác B trên tay, cài vào Thiên Khai Úp. Dậy Thiên Khai tạo thành Phu, Hạ hết phu trên tay, tiếp tục Hô Ù, Xướng Ù. . Điều này cũng chưa được qui định rõ trong nhiều Lệ Làng.
    v5: Khi Thiên Khai A của bài mình lại cùng quân rác B trên tay, kết hợp thành CẠ CHỜ Ù mà mở Nọc quân B đầu tiên(Động Nọc) chính là Quân Ù: Dậy Thiên Khai, ĐT Báo Ù, lấy quân B về xếp phu, hạ hết phu trên tay, tiếp tục Hô Ù Xướng Ù.
    v6: Với Thiên Khai Ăn Khàn Trình Phu hoặc Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn thì vận dụng như với trường hợp của Ù với Khàn. HÔ Ù khi Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn cần lưu ý: Hô Ù chung cho cả cụm “Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn... Trả Chén Làng”. TTSĐ phần này Lập Trình cho trả 2 chén cùng lúc mới được, nếu trả và hô từng chén thì là cả một qui tắc rắc rối kèm theo. Lệ Làng nhiều vùng đều chưa qui định rõ “Trả Chén Ngửa, Úp”; chưa có câu Hô Ù “Bất Thực Thiên Khai ăn 3 đánh 1, Bất thực Khàn ăn 2 đánh 1” khi đánh đi 2 quân trong Thiên Khai.
    Theo mình để ngắn gọn, dễ cho Tôm Thủ, không phiền phức “Chén Úp, Chén ngửa”, trương hợp này nên cho hô Ù “Bất Thực Thiên Khai Bất thực Khàn A, ăn 2 đánh 2 trả chén làng”. Bấm “Trả Chén”, cả “2 Chén Bất Thực” được trả một lúc.
    Hoặc đánh 1 thì "BTTK-BT Khàn A ăn 3 đánh 1 trả chén làng". Cuối cùng là "Ăn cả trả chén".
    v7: TRường hợp đặc biệt: Khi Động Nọc Dậy Thiên Khai có hơn 1 ĐT Ù, thì ưu tiên Quân Thiên Khai là Quân Ù có trước. Ví dụ: ĐT A chờ Ù 3 vạn, ĐT B chờ ù 3 sách, ĐT C có Thiên Khai 3 Sách và cũng chờ ù 3 vạn. Mở Nọc quân đầu tiên là 3 Vạn, ĐT B được ưu tiên Ù với 3 Sách.
    -Bài có Thiên Khai A lại được Thiên Ù, thì Báo Ù, Hạ hết phu trên tay, Dậy Thiên Khai sau cùng, rồi Hô Ù, Xướng Ù tiếp tục. Điều này nhiều “Lệ Làng” cũng không qui định rõ.
    v8: Lưu Ý: Trong điều 14.v, tất cả vận dụng ý nghĩa “Động Nọc là chưa Mở Nọc”, nên Dậy Thiên Khai trước rồi mới có quân Mở Nọc. Lệ Làng nhiều vùng chưa qui định rõ điều này, nên nếu không phân biệt rõ “Động Nọc” khác “Mở Nọc”, điều 14.v sẽ có nhiều thay đổi.

    :):):)
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 29/6/22
    Tứ DiệpThảoMod01 thích điều này.
  14. Trong Tan Nguyen

    Facebook

    Các bạn là bạn bè trên Facebook

    Sống tại Hà Nội

    19:47
    Trong Tan

    Kính gửi cụ Chính Vượng và anh em TTSĐ. Bàn về vấn đề Ù vọng cụ Chính Vượng đưa ra.

    I – Vấn đề dậy Thiên khai

    1. Dậy Thiên khai đối với nhà có cái: Dậy thiên khai trước khi đánh. Chỗ này thống nhất giữa TTSĐ và TT chiếu.

    2. Dậy thiên khai đối với các nhà còn lại (nhà không có cái):

    - TTSĐ: Dậy Thiên khai khi động nọc, mặc kệ nhà có thiên khai ăn hoặc phỗng thoải mái dưới chiếu.

    - TT chiếu: Dậy thiên khai khi động nọc hoặc khi nhà có Thiên khai ăn được cây của làng thì Dậy thiên khai trước khi đánh cây rác. Xem hai điều kiện trên, cái nào đến trước thì đều phải dậy Thiên khai. Chỗ này là khác biệt giữa TTSĐ và TT chiếu.

    II – Vấn đề Ù cây dậy Thiên khai của làng (Ù vọng theo cụ Chính Vượng) và sự hợp lý khi cho Ù vọng.

    1. Ù vọng cây dậy Thiên khai đối của nhà có cái: Áp dụng Ù cho 4 nhà chơi còn lại. Khi nhà có cái dậy Thiên khai xem có ai Ù cây dậy Thiên khai này không rồi mới đánh. Bốn người chơi còn lại được phép Ù cây dậy Thiên khai này. Luật này đa số các nơi chơi TT chiếu đều cho phép Ù nhưng không có cước sắc. Bản thân tôi chơi TT chiếu cũng đã chứng kiến có ván Ù Chi nẩy cây Thiên khai Chi Chi của nhà cái. Đối với trường hợp này tôi cũng đồng ý với cụ Chính Vượng nên để cho điểm thưởng bằng Lèo (10 điểm). Vì thực tế TTSĐ có chơi cả 1.000 ván thì may ra mới có 1 ván Ù vọng kiểu này. Thế nên khuyến khích cho bẳng Lèo là hợp lý. Xét sự hợp lý khi cho Ù vọng ở trường hợp này: + Nguyên tắc khi Ù của TT (kể cả TTSĐ và TT chiếu): Bài của Nhà Ù + cây Ù (Nọc lên hoặc nhà khác đánh, dậy thiên khai) = 21 cây bài; 4 nhà còn lại không Ù thì số quân bài là 20 cây; Cái nguyên tắc này thì tôi nghĩ các cụ ai cũng đều đồng ý cả và Game TTSĐ thì lại càng chuẩn (Vì không có chuyện chia bài thừa thiếu, đan bài như TT chiếu). + Ở đây ta thấy rằng khi nhà có cái dậy thiên khai và chưa đánh cây rác thì 4 nhà còn lại có 01 nhà đã có nhà Ù cây dậy thiên khai này rồi. Ván bài Ù này hợp lệ, thỏa mãn “Nguyên tắc khi Ù của TT”. Nhà Ù + cây thiên khai = 21 cây; các nhà còn lại 20 cây (Nhà có cái dậy thiên khai chưa đánh được cây rác và bị “lấy mất 1 cây dậy thiên khai’” cho nhà Ù nên bài vẫn còn 20 cây).

    2. Ù vọng cây dậy Thiên khai đối với 1 trong 4 nhà không có cái: Về Ù vọng cây dậy thiên khai này một số nơi có áp dụng chơi (bản thân các cụ ở quê tôi cũng áp dụng chơi Ù vọng trong trường hợp này) nhưng theo ý kiến của tôi là không nên áp dụng Ù vọng đối với cây dậy thiên khai trong trường hợp này vì:

    - Nếu áp dụng cho Ù vọng đối với cây dậy Thiên khai của nhà không có cái thì ta sẽ thấy vi phạm “Nguyên tắc khi Ù của TT” và như vậy sẽ rất vô lý. Cụ thể, tôi lấy ví dụ: có 5 người chơi T1, T2,T3,T4,T5 chơi. Cụ T1 có cái; Cụ T2 có thiên khai 2 vạn. Giả sử cụ T3 lên bài chờ ngay cây Hoa đào (Thiên khai của cụ T2) Động nọcè+ V1: Cụ T1 đánh cây làng không ăn, không phỗng Cụ T2 dậy thiên khai Hoa đào.è+ V2: Động nọc Vi phạm nguyên tắc bài Ù của TT.èNếu cho phép cụ T3 Ù cây Hoa đào 2 vạn ta sẽ thấy vô lý: Cụ T3 phải lấy cây 2 vạn về bài để Ù và bài đủ 21 cây. Cụ T2 bị lấy mất 1 cây 2 vạn nên bài chỉ còn 19 cây

    III – KẾT LUẬN Qua phân tích trên tôi đưa ra ý kiến: Dù là TTSĐ hay TT chiếu:

    + Chỉ nên áp dụng Ù vọng đối với cây dậy Thiên khai đối của nhà có cái (áp dụng Ù vọng cho 4 người chơi còn lại trong bàn chơi).

    + Ù vọng thì cước bằng Lèo (10 điểm).

    IV –Bàn thêm Mục “v6: Với Thiên Khai Ăn Khàn Trình Phu hoặc Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn thì vận dụng như với trường hợp của Ù với Khàn. HÔ Ù khi Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn cần lưu ý: Hô Ù chung cho cả cụm “Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn... Trả Chén Làng”. TTSĐ phần này Lập Trình cho trả 2 chén cùng lúc mới được, nếu trả và hô từng chén thì là cả một qui tắc rắc rối kèm theo. Lệ Làng nhiều vùng đều chưa qui định rõ “Trả Chén Ngửa, Úp”; chưa có câu Hô Ù “Bất Thực Thiên Khai ăn 3 đánh 1, Bất thực Khàn ăn 2 đánh 1” khi đánh đi 2 quân trong Thiên Khai. Theo mình để ngắn gọn, dễ cho Tôm Thủ, không phiền phức “Chén Úp, Chén ngửa”, trương hợp này nên cho hô Ù “Bất Thực Thiên Khai Bất thực Khàn A, ăn 2 đánh 2 trả chén làng”. Bấm “Trả Chén”, cả “2 Chén Bất Thực” được trả một lúc. Hoặc đánh 1 thì "BTTK-BT Khàn A ăn 3 đánh 1 trả chén làng". Cuối cùng là "Ăn cả trả chén” cụ Chính Vượng chắc viết nhầm ở chỗ “Bất Thực Thiên Khai Bất thực Khàn A, ăn 2 đánh 2 trả chén làng” vì: Nguyên tắc TT chỉ cho Bất thực hoặc BTTK-BTK chỉ được phép đánh tối đa 1 cây bài mà thôi.


    GỬI BẠN TRONG TAN NGUYEN VỚI CẢ NHÀ

    1-Từ ngày Sân Đình mở diễn đàn TTDG, hôm nay mình mới gặp một bạn có ý kiến cho Luật Game rất có lý lẽ, thiết thực. Rất cảm ơn bạn TRONG TAN NGUYEN.

    TTSĐ có nhiều Tôm Thủ giao lưu rộng, biết nhiều nhưng chưa có thói quen “LÀM LUẬT” nên tham gia bàn luận thường dùng các “Tiên Đề”: “Làng tôi chơi vậy”, “Nhiều nơi chơi vậy”. Không sử dụng lý lẽ để bàn vào vấn đề nên thiếu sức thuyết phục, hay thể hiện “cảm xúc phi Luật”.

    Mặt khác, dầu thương cảm tay “Tào A Man, đại gian hùng mạt Hán” nhiều việc, nhưng cũng buồn vì hắn chưa có nghiên cứu nào đủ sâu về Luật TT. Một mảnh đất mờ ảo khói hương nhà Phật, hóa ra là “rồng rắn lẫn lộn”a?


    2/ Sau đây trao đổi với bạn TAN mấy vấn đề khác biệt:

    a-Mục I.2: TT chiếu, nhà có Thiên Khai đều Dậy Thiên Khai trước khi đánh đi quân bài đầu tiên trên tay. Mình cũng không để ý Game đã Lập trình vậy chưa, hay như bạn nói chỉ riêng biệt nhà Có Cái. Nếu vậy đành tạm coi một “dị luật” nhỏ của Sân Đình vậy. Do đó số Ván Ù sẽ có xu thế tăng lên thì cũng được(Thiên Khai Dậy chậm khả năng được Ù nhiều thêm).

    b-Mục II.2: mình chỉ thấy các nguyên tắc:

    b1: khi bắt đầu ván bài, mọi quân bài “mới hiện nằm trên mặt chiếu”, nếu đúng vào “Quân Chờ Ù”, đều là “Quân Ù”. Ở đây là 1 Quân Bài trong Thiên Khai Dậy.

    -Đã loại trừ Quân Bài “TK ăn Khàn Trình phu”, vì lúc đó chưa “bắt đầu ván bài”; Hoặc “quân xếp lộ trong phu” sẽ nằm đè lên “quân khác”, không “hiện nằm trên mặt chiếu”.

    b2: Khi có người Ù, người ta chỉ “Đếm Tổng số Quân của người Ù bằng 21”, các nhà khác miễn trừ, không thấy “Lệ Làng” nào bắt đếm nhà không Ù.

    b3-Do vậy vẫn làm Luật cho ù với “mọi Thiên Khai”, để “thống nhất mọi Thiên Khai”, không trái nguyên tắc nêu trên: 2.b1 và 2.b2.

    c-Mục IV:

    c1: Mình chỉ biết “Lệ Làng” xưa qui định “Bất Thực Khàn” được đánh đi một quân trong khàn.

    -Chưa nghe nói BTTK-BTK cũng chỉ được đánh đi 1 Quân. Nhiều Tôm thủ ở TTSĐ cũng có ý kiến như vậy.

    c2-Mâu thuẫn nảy sinh, nếu BTTK-BTK chỉ cho đánh đi 1 quân:

    -Sao lại giống hệt với qui định của BT Khàn?

    -Làm bài bị tắc khi gặp trường hợp mình đã ví dụ trên Diễn Đàn này, và trong tài liệu “Từ và Thành Ngữ TT-TK20”: BTTK-BT Khàn 7 văn, để trôi 6 quân rác gồm 2 cạ: 568 văn với 568 văn. Ăn 2 đánh 2 với 7 văn, bảo đảm “ăn 3 đánh 2”, đúng theo nguyên tắc “ăn nhiều đánh ít”. “Mọi Dòng Sông đều chảy”, không thể Luật qui định lại tắc được. Không như “tỉnh nọ”, “Dòng Đáy vừa tắc”, mất tỉnh luôn.

    3-Kết Luận:

    a-Vấn đề được đưa ra, đã trình bày rõ ràng, chờ thêm ý kiến Tôm Thủ khác rồi các Mod Lập Trình quyết định.

    b-Mình vẫn bảo vệ quan điểm: Ù Vọng với mọi Thiên Khai khi Dậy. Ù Vọng = Lèo.

    c-Có vài vấn đề cũng rất “uốn éo” trong bài viết của mình, bạn TAN xem thêm nhé.

    Nguyễn Tiểu Thương.
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 29/6/22
    Mod01 thích điều này.
  15. THẢO LUẬN TIẾP TỤC CỦA TAN TRONG NGUYÊN GỬI MOD VỚI CẢ NHÀ


    GỬI BẠN TAN TRONG NGUYEN VỚI CẢ NHÀ

    Vẫn lại trao đổi với 2 mục bạn đã có ý kiến, chẳng mấy khi nên nói để dễ thêm cho các Mod Lập Trình. Ngày rộng tháng dài, cứ giữa đình mà nói cho minh bạch. Luật là thảo luận dân chủ, rộng rãi trên truyền thông mà.

    1-Vấn đề “Ù Vọng”: mình nêu “Ù Vọng” với 3 lý do:

    a-Tính “Thống Nhất”: “Động Nọc Dậy Thiên Khai” của mọi lúc đều có thể là “Quân Ù” cho Tôm Thủ.

    -Nếu Thiên Khai của 4 nhà không có cái không là Quân Ù và lý giải “Do đếm quân của nhà có Thiên Khai thiếu một” thì không căn cứ vào Luật nào cả, chỉ mô tả thực tế.

    -Thực tế mô tả còn thiếu một đoạn: Động Nọc sẽ mở Nọc, quân Mở Nọc chưa thuộc ai, có thể ngầm coi là quân bài thứ 20 đó không?

    b-LUẬT qui định: Quân Ù là quân “mới hiện lên mặt chiếu”khi ăn đánh bảo đảm bài tròn, có lưng thì được Ù. Vậy “ Quân Thiên Khai” lúc “hiện lên mặt chiếu” khi Thiên Khai Dậy chính đáp ứng điều kiện đó, sao lại không phải là Quân Ù?

    -Nếu bỏ điều kiện Ù này, là phải làm lại Luật về Quân Ù để luật không chồng chéo, mâu thuẫn.

    c-. Muốn bỏ phần “Ù Vọng” này, phải có thêm 1 luật: “Bài Ù được chấp nhận nếu 4 nhà còn lại đủ quân”. Xưa các cụ phán “Thừa thiếu không lưng phải Chèo Đò” chỉ riêng cho Nhà Ù, vậy Điều Luật này có nên ban hành thêm không?

    d-Kết luận: do vậy mình vẫn bảo lưu ý kiến về “Ù Vọng có thể xảy ra với mọi Thiên Khai Dậy”.

    2-Vấn đề đánh đi 2 quân khi BTTK-BTK: mình cũng nêu 3 Ý.

    a-Việc “Lệ Làng” chỉ “Truyền Khẩu” nên không rõ ràng việc đánh quân đi lúc bất thực sẽ thuộc trường hợp nào:

    -Mỗi Chén bất thực được phép đánh đi một quân?

    -Bất thực Khàn được phép đánh đi một quân?

    -Bất thực được đánh đi một quân?

    -Vậy BTTK-BTK lấy về 2 chén, được đánh đi mấy quân? Không thấy Luật Tổ Tôm nào đề cập. Bây giờ Game SĐ là “Làng chơi Tổ Tôm” đầu tiên đưa ra Luật nay. Bởi vậy ta bàn luận, không bị vướng vào “Luật đã ban hành”.

    b-Với ví dụ BTTK BTK trôi 6 quân rác của mình, bạn cho là sẽ Thiên khai ăn khàn trình phu, và như vậy sẽ phạm luật “BT khàn đánh đi 2 quân”. Đó là lựa chọn theo ý bạn và đi đến “điểm tắc”.

    -Tôm Thủ BTTK-BTK họ không thực hiện phương án đó vì bài “tắc”. Bạn chưa trả lời là nếu đánh đi 568 văn rác, rồi ăn cài lộ ra khàn 7 văn, thành ra là “ăn 2 quân 7 văn theo khàn, đánh đi 568 văn rác” sẽ bị báo. Hay bạn theo trường phái bắt buộc chờ 4 văn, gọi là “bài bị bó”.

    -Tôm thủ BTTK BTK cũng lý luận: BT khàn được đánh đi 1 quân, vậy BTTK cũng được đánh đi 1 quân, tổng số đánh đi 2 quân trong Thiên khai là đúng, hợp lý.

    c-Với trường hợp bạn ví dụ: có khàn 7 văn, lại rác 568 văn, vậy theo Luật đã có, không thể đánh đi 2 quân 7 văn trong khàn nếu bất thực là đúng theo qui định.

    -Trường hợp đặc biệt này mình đã nêu trong “Từ và Thành ngữ TT TK20”, phải có một điều khoản qui định riêng để bài không bị “tắc”. Như nêu ở mục 1 ví dụ, nếu úp khàn 7 văn, đánh đi 568 văn. Khi ăn cài lộ khàn 7 văn, lại vướng luật “Ăn ít đánh nhiều” = “ăn 2 quân 7 văn, đánh đi 568 văn”. Luật mà bị “tắc” ngay khi ra đời a? Làm Luật vậy là chưa xét đủ mọi trường hợp nảy sinh, không khoa học.

    -Còn nếu đưa ra 1 ý kiến, công nhận là “Luật bị tắc trong trường hợp này” thì cũng phải có văn bản để mọi người theo.

    -Nếu ban hành Luật BTTK BTK được phép đánh đi 2 quân(như một số Lệ Làng đã chơi) thì không phải bàn luận đến “điểm tắc” này nữa.

    d-Trong thắc mắc cuối cùng của bạn, do Game có cải tiến với điều khoản khác xưa là “Bất thực không bắt buộc phải có phu dọc” nên BTTK BTK có thể “Bí hoàn Bí” chỉ về “một phu bí” nếu ù thôi. Cốt yếu thỏa mãn điều kiện “Ù=Bài Tròn + Có Lưng + Quân Ù hiện”.

    e-Tiện thể nói thêm trong qui định được đánh 1 quân đi của Bất thực khàn, Luật TTSĐ có Điều V.3.c(trích đăng dưới đây) mình đề nghị xem xét lại cũng chưa thấy Mod trả lời.

    -Mâu thuẫn qui định: “Bất thực khàn được đánh đi 1 quân”.

    -Khi Ù không hồi tố nước bài “đánh phu trên tay” trước đó.

    Bài 5: Các lỗi và xử phạt khi chơi Tổ Tôm Sân Đình
    3. Các lỗi nặng bị phạt khi hạ bài ù:


    Người chơi phạm các lỗi này sẽ bị phạt và trả cho mỗi người chơi khác 12 điểm (tương đương ván ù Thập điều).


    a. Ù không lưng: Hạ bài ù và các cây bài không thể xếp thành bất kỳ lưng nào.
    b. Bất thành phu: Sau khi hạ bài và xếp các quân chưa tròn vào các phu đã bấm Xướng ù
    c. Đánh quân bất thực khi bí hoàn bí: Bất thực sau đó đánh đi 1 quân, khi ù 2 quân còn lại khi hạ bài lại xếp vào phu bí.


    3-Kết luận: với quan điểm “tiếp thu tinh hoa vốn cổ chọn lọc có nâng cao, hoàn thiện”; làm Luật tránh bị chồng chéo không thống nhất hoặc bị “điểm tắc”, mình vẫn giữ nguyên ý kiến, đợi quyết định của Mod và cộng đồng Tôm thủ.
    Việc giữ nguyên ý kiến để khắc phục:

    -Tránh “điểm tắc”, “bó bài” khi ra Luật, tăng thêm khả năng Ù cho Tôm Thủ.

    -Tránh phải đưa ra thêm 2 Điều Luật mang tính “ngoại lệ”.




    Ý KIẾN CỦA BẠN TRONG TAN NGUYEN ĐÃ GỬI LÊN DIỄN ĐÀN TTDG

    Trong Tan Nguyen đã phản hồi bình luận của chính anh ấy: "Chính Vượng Gửi cụ Chính Vượng và mod Tào Nam Dương. Bàn luận tiếp vấn đề Ù vọng, cháu xin được bảo vệ quan điểm của mình đưa ra:
    1. Cụ nói ở mục “b2: Khi có người Ù, người ta chỉ “Đếm Tổng số Quân của người Ù bằng 21”, các nhà khác miễn trừ, không thấy “Lệ Làng” nào bắt đếm nhà không Ù. Và Mục b3-Do vậy vẫn làm Luật cho ù với “mọi Thiên Khai”, để “thống nhất mọi Thiên Khai”, không trái nguyên tắc nêu trên: 2.b1 và 2.b2. ” .

    -TRẢ LỜI: Đúng là nguyên tắc chỉ kiểm tra quân nhà Ù xem đủ 21 cây không (cả cây Ù), nhưng cũng rất hiển nhiên là: Nếu 1 ván bài chơi TT bình thường để thực hiện được ván chơi thì khi kiểm kê xong bài, Nhà cái có 21 cây và 4 nhà còn lại phải 20 cây bài. Và ở trên Game TTSĐ thì càng chắc chắn điều này. TTSĐ đi được chặng đường hơn 4 tháng từ khi ra mắt chính thức. Và cháu dám khẳng định rằng trong tất cả các ván Ù của TTSĐ thì: “Nhà Ù đều 21 cây; Các nhà còn lại đều phải là 20 cây bài” == >Thế nên việc chấp nhận cho Ù vọng cây dậy thiên khai của 4 nhà không phải nhà cái gây ra việc khi Ù, nhà có thiên khai dậy bài chỉ còn 19 cây là “bất bình thường” với các ván bài TT thông thường.
    - KẾT LUẬN: Giữ nguyên quan điểm: KHÔNG CHO Ù VỌNG với cây dậy thiên khai của 1 trong 4 nhà không phải Nhà có cái.
    2. Cụ CHÍNH VƯỢNG nói ở Mục “c-Mục IV: c1: Mình chỉ biết “Lệ Làng” xưa qui định “Bất Thực Khàn” được đánh đi một quân trong khàn. -Chưa nghe nói BTTK-BTK cũng chỉ được đánh đi 1 Quân. Nhiều Tôm thủ ở TTSĐ cũng có ý kiến như vậy. c2-Mâu thuẫn nảy sinh, nếu BTTK-BTK chỉ cho đánh đi 1 quân: -Sao lại giống hệt với qui định của BT Khàn? -Làm bài bị tắc khi gặp trường hợp mình đã ví dụ trên Diễn Đàn này, và trong tài liệu “Từ và Thành Ngữ TT-TK20”: BTTK-BT Khàn 7 văn, để trôi 6 quân rác gồm 2 cạ: 568 văn với 568 văn. Ăn 2 đánh 2 với 7 văn, bảo đảm “ăn 3 đánh 2”, đúng theo nguyên tắc “ăn nhiều đánh ít”. “Mọi Dòng Sông đều chảy”, không thể Luqui định lại tắc được. Không như “tỉnh nọ”, “Dòng Đáy vừa tắc”, mất tỉnh luôn.”

    -TRẢ LỜI: - Nếu đã thống nhất là BTK chỉ đượật c phép đánh đi 1 cây, không xét đến điều kiện lợi quân ở đây. Cháu lấy ví dụ của cụ CHÍNH VƯỢNG luôn: Khàn 7 văn, có 568 văn. Nếu xét theo lợi quân thì khi BTK 7 văn chỉ đánh 2 quân 7 văn, trong khi không BTK thì đánh 3 cây là 568 văn == >Không cho phép BTK mà đánh đi 2 cây, kể cả đó là lợi cây. Quan điểm này chắc cụ CHÍNH VƯỢNG và ae Tôm thủ SĐ đều đồng ý đúng không ah. Và quan điểm cụ nói “đúng theo nguyên tắc “ăn nhiều đánh ít”” là không được áp dụng trong trường hợp này đúng không ah??
    - Bây giờ xét đến cụ nói BTTK-BTK đánh đi 2 cây. Cụ nói ““Từ và Thành Ngữ TT-TK20”: BTTK-BT Khàn 7 văn, để trôi 6 quân rác gồm 2 cạ: 568 văn với 568 văn. Ăn 2 đánh 2 với 7 văn, bảo đảm “ăn 3 đánh 2”, đúng theo nguyên tắc “ăn nhiều đánh ít””. Vậy cháu trả lời theo ví dụ cụ đưa ra:
    + Nếu bài cụ Úp khàn trình phu 7 văn thì cụ sẽ có phu dọc 7568 văn và khàn 7 văn tranh nhau với 1 phu dọc 568 văn trên tay. Ở đây ta không xét đến trình phu 7568 văn nữa mà ta lại chỉ xét là khàn 7 văn và dọc 568 văn. Như vậy nó lại quay về trường hợp: BTK 7 văn để trôi phu 7568 văn và đánh đi 2 cây 7 văn, “đúng theo nguyên tắc “ăn nhiều đánh ít”” mà cụ CHÍNH VƯỢNG nói, nhưng lại không phù hợp nguyên tắc về số cây đánh của BTK mà cụ đã đồng ý ở trên??? -KẾT LUẬN: BTTK-BTK chỉ được phép đánh tối đa đi 1 cây mà thôi (Áp dụng khi có 3 phu dọc).
    3. Về vấn đề BTTK-BTK có lẽ cháu hoặc cụ CHÍNH VƯỢNG sẽ có hẳn 1 bài viết riêng về mục này cho rõ thêm ah?? Ví dụ như: BTTK-BTK phải có mấy phu, 2 phu bí có được không??... Chúc cụ Chính Vượng sức khỏe để song hành cùng TTSĐ hoàn thiện game TTSĐ hơn nữa. P/s: TongsuToTom trên TTSĐ."
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 20/9/21
    Mod01 thích điều này.

  16. TRAO ĐỔI TIẾP TỤC CỦA BẠN TAN TRONG NGUYEN


    Trong Tan Nguyen


    Chính Vượng Gửi cụ Chính Vượng và mod Tào Nam Dương: Với quan điểm giữ vững cái vốn có: BTK chỉ phép đánh đi 1 cây mà không xét đến điều kiện lợi quân ở đây. Nên nếu cụ bảo vệ theo ý kiến sửa đổi để lợi quân <==> Cho BTK đánh đi 2 cây (thay vì đánh đi 3 cây 568 văn như ví dụ khàn 7 văn) thì cháu cũng không tranh luận khía cạnh này nữa. Vì TT truyền xưa đến nay đều tuân thủ nguyên tắc không xét lợi cây đối với Khàn úp và cây chơ vơ phu dọc liên quan.


    GỬI BẠN TAN TRONG NGUYEN

    Đoạn này có phải bạn TAN vội chạy vào bàn Tổ Tôm lại nhiễm bệnh “nghị án bỏ túi” của Tào A Man rồi.

    Chỗ nào mình đưa ra ý kiến bỏ Luật xưa “Bất Thực Khàn chỉ được đánh đi 1 quân” nhỉ? Cả ở bài viết này, lẫn trong tài liệu “Từ và Thành ngữ TT TK20” đều thể hiện rõ quan điểm của mình mà. Bạn xem lại chỗ nào đó chưa ổn trong lập luận của mình nhé.

    Mình cũng hiểu trong Luật BT khàn phải có thêm điều khoản này nhưng cũng chưa từng đọc thấy “Lệ Làng” ở đâu có qui định bạn nói: “Vì TT truyền xưa đến nay đều tuân thủ nguyên tắc không xét lợi cây đối với Khàn úp và cây chơ vơ phu dọc liên quan”.Chính bởi vậy mới phải thảo luận để hoàn thiện Luật chơi Tổ tôm mà tiền nhân chỉ “truyền khẩu” thành văn bản Luật TTSĐ.

    Thật mong bạn TAN TRONG NGUYEN với Mod cùng cộng đồng Tôm thủ xem lại ý kiến trên.

    Nguyễn Tiểu Thương
     
    Mod01 thích điều này.
  17. GỬI MOD VỚI CẢ NHÀ
    Cuối tuần này, mình muốn trao đổi với cộng đồng các lỗi phạt khi ăn, đánh lúc chơi Tổ Tôm(không kể đến các lỗi lúc Ù mới bắt), tập trung vào Game Tổ Tôm.Lỗi phạt khi ăn đánh của Game đều là “đền làng ngay 12 điểm” bằng ván Thập Điều.
    Theo mình, mỗi lỗi phạt phải do một Điều Luật qui định rõ. Các lỗi này nên có dẫn giải, ví dụ để cộng đồng dễ nắm bắt. Rất mong ý kiến của các Tôm thủ và Mod Lập Trình.
    I-ĂN QUÂN BỊ BẮT BÁO(Điều I):
    1-KHÔNG ĂN QUÂN ĐẾN TRƯỚC, ĂN QUÂN ĐẾN SAU BỊ BẮT BÁO:
    a-Quân A đến không ăn, sau đó lại ăn A.
    -Ví dụ: có cạ rác 45 văn, 3 văn đến không ăn, vòng sau lại ăn 3 văn.
    -Ví dụ có phỗng 3 văn: hiện 3 văn quên phỗng, sau có 3 văn khác lại phỗng.
    b-Quân A đến không ăn, sau đó ăn Quân B có cùng chức năng.
    b1-Ví dụ: có cạ rác 45 văn, 3 văn đến không ăn, sau lại ăn 6 văn mà không có 3 văn trên tay hạ xuống thành 3456 văn.
    b2-Ví dụ: có cạ rác 3 vạn, 3 sách: 3 văn đến không ăn sau lại ăn 7 văn mà không có sẵn 7 văn hạ cùng.
    b3-Ví dụ: có cạ rác là đôi 4 văn với một 5 văn. Có 4 văn hiện dưới chiếu không phỗng, đến 3 văn ăn dọc 345 văn và đánh đi 4 văn là bị bắt báo.
    -Ngược lại, nếu 3 văn đến trước không ăn, rồi phỗng 4 văn đánh đi 5 văn cũng bị báo.
    c-LƯU Ý: khi hạ phu dưới chiếu, quân trên tay(có sẵn từ lúc chia bài) được coi là “Quân đến đầu tiên”.
    -Ví dụ: có 34567 văn, thừa 1 quân 6 văn, nếu phỗng 6 văn đánh 7 văn là báo. Vì 7 văn là “quân đến trước trong phu dọc”, còn 6 văn rác trong phỗng là “quân đến sau trong phu phỗng”. Lỗi này còn gọi là “Ăn Đổi phu mà không Lợi Quân”(Điều IV).
    -Ở phần 1.b3: nếu quên phỗng 4 văn, ăn 3 văn hạ thêm 2 văn thành 2345 văn lại được(vì ăn Đổi Phu nhưng Lợi Quân).
    2-ĂN LẠI QUÂN ĐÃ ĐÁNH ĐI BỊ BẮT BÁO:
    a-Ăn Lại Quân giống hệt:Ví dụ: đánh 3 văn đi, sau đó lại ăn 3 văn vào dọc hoặc bí.
    b-Ăn Lại Quân có cùng chức năng:
    - Ví dụ: Đánh đi 3 văn, sau lại ăn 6 văn thành 456 văn(không có sẵn 3 văn) hoặc ăn 7 văn với 3 vạn, 3 sách thành Bí Tôm(không có sẵn 7 văn).
    3-ĂN ÍT ĐÁNH NHIỀU:
    a-Mọi trường hợp theo phu ăn dưới chiếu, bị phát hiện ăn ít đánh nhiều đều bị bắt báo.
    -Lưu ý một trường hợp đặc biệt với Khàn ở Điều IV.3.a.
    b-Số lượng ít nhiều của quân ăn đánh được đếm là Quân Liên Quan trực tiếp với phu ăn dưới chiếu.
    4-ĂN BẤT THÀNH PHU:
    a-Ăn sai tạo ra quân rác trong bài mình trên chiếu.
    b-Ăn đúng, không xếp tròn lại phu.
    II-ĐÁNH QUÂN BỊ BẮT BÁO: chỉ xét khi đánh ra những Quân Liên Quan với phu, quân hiện dưới chiếu.
    1-Đánh Quân trôi được với phu dưới chiếu.
    2-Đánh cả phu đi(bao gồm các quân Yêu).
    3-Đánh cả cạ đi mà không ăn tròn phu với quân đến trước đó.
    -Ví dụ đánh cạ 45 văn đi hoặc đánh cạ 3 vạn, 3 sách đi mà trước đó đến 3 văn không ăn.
    4-Đánh đi quân đã ăn của làng trước đó.
    5-Đánh đi hơn 1 quân của Khàn Bất Thực khi lộ khàn.
    6-Đánh đi hơn 2 quân của Bất thực thiên khai Bất thực khàn khi lộ thiên khai.
    7-Đánh ra Quân Ù, phạm lỗi “Một Thành Hai Chờ”. Lỗi này bắt “Đền Làng” ván Ù đó.
    III- ĂN CHỌN PHU MÀ THIỆT QUÂN:
    1-Khái niệm:
    a-“Ăn Chọn Phu” là lựa chọn ăn 1 phu từ hai cạ trong bài cùng ăn được với 1 quân.
    -Ví dụ: bài có cạ 45 văn với cạ 3 vạn, 3 sách; đến 3 văn(hoặc có sẵn 3 văn) thì được tùy chọn ăn dọc hay bí và được đánh đi cả cạ còn lại.
    b-“Ăn Chọn Phu” khi một cạ rác trong bài ăn được 2 quân khác với 2 kiểu phu. Trường hợp này vận dụng Điều I.1.b3, ưu tiên quân đến trước.
    -Ví dụ trong điều I.1.b3.
    2-“Ăn Chọn Phu” mà chọn ăn Cạ ít quân, đánh đi cạ nhiều quân là bị bắt báo(Ăn Thiệt quân). Lỗi này cũng là lỗi I.3
    -Ví dụ: có cạ 568 văn với cạ 3 vạn, 3 sách, đến 7 văn ăn Bí Tôm, đánh đi cả 568 văn là bị báo.
    IV-ĂN ĐỔI PHU KHÔNG LỢI QUÂN LÀ BỊ BẮT BÁO: BUÔN PHU:
    1-Khái niệm: “Ăn Đổi phu” là bỏ phu đến trước, ăn phu đến sau.
    2-Mọi trường hợp “Ăn Đổi Phu” chỉ được chấp nhận khi “Lợi Quân”.
    a-Ăn Đổi Phu với quân thường: Ví dụ ăn 5 văn thành 567 văn dưới chiếu, đến 4 vạn hạ Bí 4 có đôi 4 sách và đánh đi 3 văn.(ăn 2 quân 4 sách, đánh đi 1 quân 3 văn).
    -Nếu ăn 5 văn hạ 345 văn thì không đánh đi 3 văn được.
    b-Ăn Đổi Phu với quân Yêu: Ví dụ dưới chiếu ăn 1 sách. Không ăn 9 văn, sau đó ăn 2 vạn thành 123 vạn là được(cốt là không đánh đi 9 văn). Vận dụng ở đây là “Ăn Lợi Quân 3 vạn” khi “Yêu hoàn Yêu”.
    c-Ăn Đổi Phu với Phỗng: như ở Điều I.1.c.
    3-Trường hợp đặc biệt khi “Ăn Đổi Phu”
    a-Với Khàn: Luật phải qui định cho những lựa chọn này nếu không phải “Bó Chờ”.
    -Ví dụ: có khàn 7 văn với 3 quân rác 568 văn. Nếu Bất thực khàn, ăn 5678 văn rồi đánh đi đôi 7 văn là “Ăn đổi phu Lợi Quân”(Ăn 3 đánh 2) nhưng vẫn bị bắt báo, vì vướng điều luật “bất thực khàn chỉ được đánh đi 1 quân trong khàn”.Cho nên khi “Dậy khàn 7 văn” rồi, bài bị “Bó chờ”4 văn nếu 568 văn không ăn được vào bí.Nếu đánh đi 568 văn rồi mới “Dậy khàn 7 văn”, là bị báo.
    b-Với Thiên khai: ví dụ có thiên khai 7 văn, lại có 6 quân rác 568 văn và 568 văn. Được bất thực thiên khai bất thực khàn ăn 2 dọc 5678 văn, 5678 văn và đánh đi đôi 7 văn. Luật này thể hiện “Đổi phu Thiên Khai thành 2 phu dọc Lợi Quân”(ăn 3 đánh 2), không vướng qui định nào.
    -Với điều luật này, nhiều “Lệ Làng” cũng khác, Game cần lựa chọn rõ với qui định “bất thực thiên khai bất thực khàn được đánh đi 2 quân trong thiên khai”.
    V-CÁC LƯU Ý:
    1-Quân ăn đánh chỉ bị xét đến bắt báo khi là những “Quân Liên Quan” tới phu, quân đã hiện dưới chiếu.
    2-Quân trên tay là “quân đến đầu tiên” nếu có khi tạo thành phu dưới chiếu.
    3-Đếm quân ăn đánh nhiều, ít là xác định theo số quân ăn được trong phu dưới chiếu.
    4-Những luật liên quan “nước bài Ù”có khác với khi ăn đánh quân ở các điều luật nêu trên.
    Nguyễn Tiểu Thương


    :):):)
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 26/9/21
    Mod01 thích điều này.
  18. GỬI MOD VỚI CẢ NHÀ

    Đầu tuần, trình bày với MOD Lập Trình các khái niệm cơ bản khi Ù để vận dụng vào Luật TTSĐ hay lý giải các nước bài với Tôm thủ.

    Do không có văn bản qui định, Game và các Tôm thủ cứ dùng lẫn lộn các khái niệm, đôi khi làm vấn đề rắc rối.Thao tác Ù có 5 bước(bao gồm nhận Quân Ù).

    Ù= CHỜ Ù + BÁO Ù + HẠ Ù + HÔ Ù +XƯỚNG Ù

    1-CHỜ Ù: chờ Quân Ù hiện lên, kết hợp thành Bài Tròn + Có Lưng.

    a-Lưu ý: chơi Tổ Tôm có Chờ Ăn, Chờ Chạm, Chờ Đánh, Chờ Ù. Không lẫn lộn với nước bài chờ thường(còn gọi Tiếng Chờ”) với Chờ Ù.

    -Ví dụ: Bài chưa có lưng, rác 3 vạn, 3 sách thì có 1 nước Chờ Ù là 7 văn thôi. 3 văn không phải “nước Chờ Ù”, chỉ là nước bài “Ăn Thành”.

    b-Nắm vững khái niệm “Chờ Ù” để vận dụng cho “nước chờ ù duy nhất” của cước Chi Nẩy, Bạch Thủ, Xuyên.

    c-Trong Luật TTSĐ, để các Tôm thủ không nhầm lẫn, các “nước chờ duy nhất” trên cũng ghi rõ là “Nước Chờ Ù Duy Nhất”.


    2-BÁO Ù: trong Game, là thao tác “kích vào nút Ù” khi “Quân Ù” hiện.

    a-Khi Quân Ù hiện, lưu ý không vào trường hợp phải “Phỗng Ù”, “Tiền dậy Hậu Ù với khàn”, thì “kích nút” BÁO Ù.

    b-Lưu ý với “Thiên Ù”, “Ù với Thiên Khai của làng dậy”, Ù với quân kết hợp với Khàn, Thiên Khai của nhà.


    3-HẠ Ù: sau khi “Báo Ù”, Tôm thủ mới được Hạ Ù.

    a-Game chưa đòi hỏi, nhưng thường nên hạ “PHU Ù” trước.

    b-Bài có Khàn, Thiên Khai không liên quan với Quân Ù thì Dậy sau cùng(Lập trình cũng chưa quan tâm lỗi này). Hạ các phu khác trước.

    c-Nếu có “chuyển phu”, cần lưu ý xếp lại cho “các phu tròn”, đặc biệt là “phu Lưng”.

    d-Nếu có “Trả Chén Bất thực” thì nên trả sau khi hạ hết “phu trên tay”.


    4-HÔ Ù:

    a-Hô Ù là nêu các điều kiện theo Luật qui định về “Bất Thực”, về phỗng...

    b-Lưu ý: Hô Ù hay bị lẫn với Xướng Ù.

    c-Hô Ù sai bị “Ù Lành Làng”


    5-XƯỚNG Ù:

    a-Xướng Ù là xướng các cước sắc được hưởng của ván bài Ù.

    b-Lưu Ý: Thận trọng kiểm tra để không bị “Xướng sai”, sẽ đền làng.


    Dưới đây mình trích đăng Điều 14, Điều 15 về “Ù” và “CHỜ Ù” trong tài liệu “Từ và Thành Ngữ TT-TK20” để cả nhà tham khảo rõ hơn.

    Nguyễn Tiểu Thương


    TỪ VÀ THÀNH NGỮ TỔ TÔM THẾ KỶ 20 DÙNG CHO GAME ONLINE(P.3)

    14-Ù: ĐT BÁO Ù với làng khi có 1 quân bài hiện ra (do người khác đánh, mở Nọc, dậy Thiên Khai) mà bài tròn, có lưng. Ù = BÀI TRÒN + CÓ LƯNG + QUÂN Ù.

    -Thủ tục Ù thực ra có 5 bước: CHỜ Ù, BÁO Ù, HẠ Ù, HÔ Ù, XƯỚNG Ù.

    a-THIÊN Ù:

    a1: ĐT có cái, bài Thập Thành luôn. Quân Ù được coi là Quân Bắt Cái.

    a2: TTSĐ chưa qui định các cước sắc kèm theo Quân Ù trong Thiên Ù.Với xu hướng để TT ù to, nâng cao, nên cho hưởng các cước sắc kèm theo Quân Bắt Cái trong Thiên Ù như Bạch Thủ, Xuyên, Chi Nẩy....TT Chiếu thì chưa có khái niệm này.

    a3: Tất nhiên có thưởng sẽ có phạt, như vậy Thiên Ù mà Quân Bắt Cái (chính là Quân Ù)khi cần phải hô các điều kiện kèm theo như “Ù Không Phỗng, Tiền Ù Hậu Dậy, Tiền Dậy Hậu Ù...” mà quên thì cũng bị Ù Lành Làng.

    b-Ù LÀNH LÀNG: Ù mà ĐT mắc lỗi nhẹ không được điểm như lỗi Treo Tranh; lỗi xếp quân dưới chiếu như Trái Vỉ(có nơi gọi là Trái Bỉ), Kẹp Cổ; lỗi Khê Khàn hoặc Thiên Khai, Treo Khàn hoặc Treo Thiên Khai;Lỗi HÔ Ù sai với làng diễn biến về Phỗng, Khàn, Thiên Khai theo qui định; quên HÔ Ù “Đánh Đi Ù Lại”, “Yêu Hoàn Yêu”, “Bí Hoàn Bí”, “Thấy Không Phỗng”...

    -Một số vùng gọi Ù Lành Làng là Ù “Đeo Kính”, Ù “Phong Trào”(có hoa không quả), Ù Lấy Cái...

    -Lỗi TREO KHÀN, TREO THIÊN KHAI nhiều “Lệ Làng” và TTSĐ cho Ù Lành Làng nên chuyển sang lỗi bị Bắt Báo, vì khi Ù còn quân rác trong bài(nếu Khàn, Thiên Khai treo chưa vào hết các phu).



    c-Ù BÁO: Ù mà làng phát hiện mắc các lỗi nặng và phải đền làng, cũng còn gọi là Ù LÁO, Ù XỌE.
    -Ù BÁO gồm có Ù KHÔNG LƯNG + Ù BẤT THÀNH PHU + Ù SAI CƯỚC SẮC. Trường hợp thừa thiếu quân không xảy ra trong Game Online nên không đề cập tới.


    d-Ù CHÈO ĐÒ: là Ù Báo, không được đền làng ngay, mà phạt trả lại bằng ván Ù sau.

    -TTSĐ chưa có mục này. Do là trò chơi trên Internet, mọi lỗi nặng đều bị phạt điểm ngay để trả luôn cho các ĐT khác.

    e-Ù TRẢ ĐÒ: Ù trả nợ cho ván Ù CHÈO ĐÒ.

    -TTSĐ không có mục này.

    f-Ù THÔNG: Ù tiếp theo ván Ù trước đó. Có Ù Thông đến nhiều ván, mà từ ván Ù thứ ba gọi làTam Khôi, ván thứ tư là Tứ Khôi ...đến N Khôi..

    g-Ù LẤY ĐƯỢC: Ù nhiều quá làng ghét hoặc Ù mắc lỗi.

    h-Ù ĐÈ: khi Ù thì cướp quyền Ù của nhà khác ở cửa sau (cửa dưới).Có Ù ĐÈ thì có lúc BỊ ĐÈ.

    i-Ù NĂM BINH: phải hô Ù Năm Binh khi Quân Ù là quân A; lại có phỗng A nhưng không phỗng được vì A nằm trong ít nhất 2 phu khác nhau (còn gọi là Ù không phỗng). Cùng tính chất với Ăn Năm Binh.

    k-Ù LỤC BINH: tính chất như Ù Năm Binh và Ăn Lục Binh.

    l-Ù VỌNG:

    l1: là trường hợp Ù với Thiên Khai của nhà khác dậy khi động Nọc. Ù Vọng không được tính cước sắc.

    l2: TTSĐ nên cho Ù Vọng cước bằng Lèo.

    l3: Trong TTSĐ: Thiên Khai tự động dậy khi mở Nọc cây đầu tiên. ĐT nào chờ đúng vào quân bài trong Thiên Khai đó, dù là dạng Cạ nào, Phu nào hoặc đã Thập Thành thì được Ù.

    m-Ù KHÔNG PHỖNG:

    m1: Ù với quân bài A, mà trên tay có phỗng A nhưng chia vào ít nhất 2 phu nên Phỗng bài không tròn, vậy phải hô Ù Không Phỗng.

    m2: Bao quát cho Ù Năm Binh, Ù Lục Binh đều xướng Ù không Phỗng để tránh lỗi được.

    m3: TTSĐ có mục HÔ Ù KHÔNG PHỖNG, không sử dụng mục HÔ Ù Năm Binh, Ù Lục Binh là dễ hơn cho các ĐT.

    n- BỎ Ù:

    n1: không Ù khi đang chờ mà Quân Ù hiện trên chiếu.

    n2: Trong TT Chiếu, nếu Bỏ Ù, sau đó lại Ù được thì được phép Ù Lành Làng.

    n3: TTSĐ hiện nay cũng cho Bỏ Ù được phép Ù Lành Làng, nhưng khi thi đấu giải , việc này sẽ ảnh hưởng đến thứ tự các ĐT trong bàn chơi nên cần xem xét. Tương tự trường hợp Bỏ Ù trong thi đấu Giải Chắn các ván cuối cùng.

    -Sau này TT thi đấu Giải, cũng nên vận dụng phạt “TƯỚC QUYỀN THI ĐẤU” nếu bỏ Ù trong 3 ván cuối vòng.

    o-XƯỚNG Ù:

    o1: thông báo với làng mình đã Ù và có cước sắc thế nào, có điều kiện gì khác Ù thông thường. (thực ra điều kiện Ù đặc biệt được gọi là HÔ Ù).

    o2: XƯỚNG Ù rất quan trọng, có thể mắc lỗi để bị thiệt điểm (nếu XƯỚNG Ù thiếu cước), có thể Ù Lành Làng(nếu HÔ Ù thiếu điều kiện theo qui định), có thể đền làng (nếu XƯỚNG Ù thừa cước thì “XƯỚNG SAO ĐỀN VẬY”).

    -Lưu Ý: TTSĐ và nhiều Lệ Làng khi Xướng Sai, chỉ bắt đền ván Ù bằng Cước sắc sai(ví dụ ù không có Lèo mà Xướng Thập Điều Lèo chỉ đền ván Lèo) đó là XƯỚNG SAI SAO ĐỀN VẬY. Còn chuẩn mực, nghiêm ngặt, ván Xướng sai đó phải đền Thập Điều Lèo mới thật là XƯỚNG SAO ĐỀN VẬY.

    o3: thực ra XƯỚNG Ù có ba phần: BÁO Ù + HÔ Ù + XƯỚNG Ù.

    p-TIẾNG Ù: nghĩa là VÁN Ù hoặc Quân Ù. Ví dụ: nói “Tiếng Ù Lèo” nghĩa là ván đó nếu Ù sẽ có Lèo. Nói chờ “Một Tiếng Bát Sách”: chờ Quân Ù là Bát Sách.

    q-CƯỚC SẮC Ù: Ù Suông được coi là không có CƯỚC SẮC. Mọi dạng ù khác(trừ Báo hay Ù Lành Làng) đều có Cước Sắc như Thông, Tam Tứ Ngũ...Khôi, Tôm, Lèo, Bạch Thủ, Xuyên, Tứ Trụ (Kính Cụ, Thập Điều, Bạch Định,Chi Nẩy), Kính Tứ Cố, Thiên Ù, Ù Vọng. Lệ Làng có thể sáng tạo ra nhiều cước sắc khác ĐT cần lưu ý.

    r-BÁO Ù:

    r1: khi Quân Ù hiện lên dưới chiếu, ĐT BÁO Ù. BÁO Ù hay bị lẫn với XƯỚNG Ù, HÔ Ù.

    r2: TT Chiếu, khi Báo Ù nhiều người thận trọng còn hô NHỜ hoặc Phỗng để có thời gian kiểm tra lại rồi mới Báo Ù.

    r3: LT TTSĐ: Báo Ù thì ĐT nhấp nút Ù. Lưu ý Quân Ù rơi vào Phỗng (trừ trường hợp Ù Không Phỗng) thì phải Phỗng trước; rơi vào Khàn (trừ trường hợp Tiền Ù Hậu Dậy) thì phải Dậy trước, nếu không sẽ Ù Lành Làng.

    s-HÔ Ù: Sau khi Báo Ù, hạ xong các phu, xử lý Dậy Khàn Úp, ĐT HÔ Ù, nêu các điều kiện Ù ở trường hợp phải nêu. Nếu không có các điều kiện phải HÔ, thì XƯỚNG CƯỚC luôn, trường hợp này HÔ Ù ẩn luôn trong XƯỚNG Ù.

    t-Ù VỚI PHỖNG A:

    t1: Ù CÓ PHỖNG: trường hợp cần Phỗng để có lưng, Quân Ù A (là Quân Phỗng Ù) hiện lên, ĐT phải hô Phỗng. Có phu Phỗng A hiện lên mặt chiếu, rồi mới BÁO Ù.Đây cũng là một trường hợp có Cước Ù BẠCH THỦ. Nếu không phỗng là Bị Báo.

    t2: Ù KHÔNG PHỖNG: nếu Quân Ù A lại đi vào hai phu, ba phu khác nhau thì không được Phỗng. ĐT Báo Ù ngay, hạ hết phu dưới chiếu rồi HÔ Ù, nhớ Hô Ù KHÔNG PHỖNG, nếu quên là Ù Lành Làng.

    t3: Lưu ý: LT TTSĐ bắt buộc Phỗng A trước rồi mới Báo Ù khi bài không vướng vào mục Ù Không Phỗng, kể cả có Lưng rồi. ĐT nếu không Phỗng A trước mà Báo Ù ngay, cũng bị Ù Lành Làng.

    u-Ù VỚI KHÀN A:

    u1: Với Khàn A Úp, Quân Ù không phải A, thì Báo Ù, hạ hết phu trên tay, Dậy Khàn rồi Hô Ù, Xướng Ù.

    u2: Với Khàn A Úp, Quân Ù lại là quân A, thì vận dụng theo “Tiền Ù Hậu Dậy” hoặc “Tiền Dậy Hậu Ù” ở Điều 17.g, Điều 17.h.

    u3: Khàn A Úp khi ăn Cài Khàn, ăn Lộ Khàn cũng vận dụng như trên.
    -TRong TTSĐ, khi còn quân trên tay ăn vào Phu Khàn, cài hết vào Khàn đó rồi dậy sau cùng, nếu Khàn không liên quan Quân Ù.


    u4: Khàn A khi Bất Thực thì vận dụng Điều 17.a, lưu ý với Phỗng Tái Kiến(Phỗng Khi Thấy) hoặc Kiến Bất Tái(Thấy Không Phỗng). Từng bước Báo Ù, Hô Ù, Xướng Ù, Phỗng Ù (nếu có) phải thực hiện đúng, nếu không sẽ Ù Lành Làng.

    u5: Lưu Ý: khi bị BẤT THỰC TRÙNG TRỤC(khàn A không tạo ra phu dọc, phu bí nào, hoặc còn quânA là Quân Rác khi Ù) đừng Báo Ù, nếu không sẽ Bị Bắt Báo. Hiện LT TTSĐ chưa Bắt Báo mục này, nhưng chắc sẽ sửa đổi.

    v-Ù VỚI THIÊN KHAI A:

    v1: Khi Thiên Khai A của làng: bài của ĐT chờ Ù đúng quân A(hoặc Bài Thành ù được với A), thì Động Nọc Dậy Thiên Khai, ĐT Báo Ù ngay. Lấy 1 quân của Thiên Khai A về bài mình, tạo phu xong, hạ hết bài, Hô Ù, Xướng Ù tiếp.

    v2: Khi Thiên Khai A của bài mình, làng đánh ra Quân Ù, chưa Động Nọc: ĐT Báo Ù, hạ phu dưới chiếu, Dậy Thiên Khai sau cùng. Lệ Làng nhiều nơi chưa qui định rõ điều này.

    v3: Khi Thiên Khai A của bài mình, mở Nọc quân đầu tiên là Quân Ù(Động Nọc): ĐT Báo Ù, Dậy Thiên Khai, hạ phu với Quân Ù xong, hạ hết phu trên tay, rồi Hô Ù, Xướng Ù tiếp. Điều này cũng chưa được qui định rõ trong nhiều Lệ Làng.

    v4: Khi Thiên Khai A của bài mình lại cùng quân rác B trên tay, kết hợp thành CẠ CHỜ Ù chưa Động Nọc: Quân Ù hiện lên, Báo Ù,lấy Quân Ù về cùng quân rác B trên tay, cài vào Thiên Khai Úp. Dậy Thiên Khai tạo thành Phu, Hạ hết phu trên tay, tiếp tục Hô Ù, Xướng Ù. . Điều này cũng chưa được qui định rõ trong nhiều Lệ Làng.

    v5: Khi Thiên Khai A của bài mình lại cùng quân rác B trên tay, kết hợp thành CẠ CHỜ Ù mà mở Nọc quân B đầu tiên(Động Nọc) chính là Quân Ù: Dậy Thiên Khai, ĐT Báo Ù, lấy quân B về xếp phu, hạ hết phu trên tay, tiếp tục Hô Ù Xướng Ù.

    v6: Với Thiên Khai Ăn Khàn Trình Phu hoặc Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn thì vận dụng như với trường hợp của Ù với Khàn. HÔ Ù khi Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn cần lưu ý: Hô Ù chung cho cả cụm “Bất Thực Thiên Khai Bất Thực Khàn... Trả Chén Làng”. TTSĐ phần này Lập Trình cho trả 2 chén cùng lúc mới được, nếu trả và hô từng chén thì là cả một qui tắc rắc rối kèm theo. Lệ Làng nhiều vùng đều chưa qui định rõ “Trả Chén Ngửa, Úp”; chưa có câu Hô Ù “Bất Thực Thiên Khai ăn 3 đánh 1, Bất thực Khàn ăn 2 đánh 1” khi đánh đi 2 quân trong Thiên Khai.

    v7: TRường hợp đặc biệt: Khi Động Nọc Dậy Thiên Khai có hơn 1 ĐT Ù, thì ưu tiên Quân Thiên Khai là Quân Ù có trước. Ví dụ: ĐT A chờ Ù 3 vạn, ĐT B chờ ù 3 sách, ĐT C có Thiên Khai 3 Sách và cũng chờ ù 3 vạn. Mở Nọc quân đầu tiên là 3 Vạn, ĐT C được ưu tiên Ù với 3 Sách.

    v8: Lưu Ý: Trong điều 14.v, tất cả vận dụng ý nghĩa “Động Nọc là chưa Mở Nọc”, nên Dậy Thiên Khai trước rồi mới có quân Mở Nọc. Lệ Làng nhiều vùng chưa qui định rõ điều này, nên nếu không phân biệt rõ “Động Nọc” khác “Mở Nọc”, điều 14.v sẽ có nhiều thay đổi.

    x-ĐÁNH Ù:

    x1: ĐT A đánh ra một quân bài để ĐT khác ù với quân bài đó.

    x2: Đánh Ù thông thường trong ván chơi, nếu có Gà Trong, ĐT A đánh ù phải vào gà 1 dịch.

    x3: Đánh Ù Đền: ĐT A đánh ra quân bài phạm lỗi với qui định “Một Thành Hai Chờ” và ĐT khác Ù với quân bài đó, thì phải đền ván ù thay cả làng.

    x4: Đánh Ù Báo Đền: nếu quân đánh ra làng ù, lại là quân bị bắt báo, thì ĐT A sẽ bị đền cả làng ván báo. Có Lệ Làng qui định ĐT A chỉ đền cho người Ù ván đó. Đánh “Một Ly Ông Cụ”, ĐT phải đền cả ván ù cho người Ù và Đền Làng.

    y-HẠ Ù: sau Báo Ù, là thao tác Hạ Ù. Hạ Ù phải chuẩn, nếu không sẽ ù lành làng (ví dụ dậy khàn sai, sai phỗng) hoặc Bất Thành Phu. Trong TTSĐ, Hạ Ù chậm còn bị Ù lành làng.

    z-HÒA: là ván chơi không có ai Ù,không ai Báo.

    z1: HÒA THÔNG THƯỜNG: mở hết Nọc, trong TTSĐ là mở hết quân số 6, không ai Ù, là ván bài HÒA. Người Đầu Kê được cái ván tiếp.

    z2: HÒA DO CẢ LÀNG CHẠY: cả làng nhất trí cùng BỎ BÀI, cùng CHỊU. Ván sau sẽ thực hiện BẮT CÁI LÀNG. TTSĐ chưa Lập Trình phần này.

    z3: HÒA TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẶC BIỆT: do có vấn đề nảy sinh trong ván chơi thuộc về sự cố người chơi, luật chơi, đồ chơi...


    15-CHỜ Ù: là CHỜ một quân bài hiện trên chiếu(Quân Ù) tổ hợp với bài đang có bảo đảm Tròn Bài + Có Lưng để Ù. Có nhiều dạng CHỜ Ù hoặc chuẩn bị được CHỜ Ù nêu dưới đây.

    a-THÀNH : CHỜ Ù khi bài đã Tròn nhưng chưa có Lưng.

    -Lưu Ý: TTSĐ cần phân biệt rõ “Thành” khác với “Thập Thành” để lập trình khoa học cho các luật liên quan như “Một Thành Hai Chờ”, “Vào Thành”, “Ăn Thành”...

    b-THẬP THÀNH: CHỜ Ù khi bài đã Tròn, đã có Lưng, chỉ còn đợi hiện lên Quân Ù là Ù.

    c-THIÊN THÀNH: là bài THIÊN Ù, mà Quân Bắt Cái chính là Quân Ù.(nếu là Nhà Cái). Với những người khác, là bài Thập Thành ngay khi mới chia(một số nơi qui định vậy hoặc chỉ có điều kiện là bài Thành).



    d-CHẠM THÀNH: bài chỉ còn lẻ 1 quân rác A, khi CHẠM YÊU (mở Nọc cửa trì được Yêu) hoặc ăn vào một phu có sẵn thì đánh 1 quân rác A đi để bài Thành (hoặc Thập Thành).

    e-LAI THÀNH, VÀO THÀNH, ĂN THÀNH: thực hiện ăn thêm 1 quân bài để bài Thành (hoặc Thập Thành).

    f-BUỘC VÀO THÀNH:

    f1: TT Chiếu nhiều vùng qui định bài chờ ù Bạch Định,chờ ù Chi Nẩy nếu có quân phù hợp buộc phải Vào Thành nếu không Ù sẽ là Ù Lành Làng hoặc bỏ 2 cước Tứ Trụ, chỉ tính các cước sắc còn lại.Nếu đánh “MỘT LY ÔNG CỤ”, hô Chi Nẩy khi không vào thành, còn bị đền làng ván Chi Nẩy.

    f3: TTSĐ chỉ qui định chờ Ù Chi Nẩy mới phải Vào Thành, không vào thành mà chiếu hiện lên Chi thì chỉ được Xướng Chi Lèo.

    f4: Ý kiến riêng: Không bắt buộc Vào Thành trong mọi trường hợp, bảo đảm xu hướng Ù to của thời nay; bảo đảm nguyên tắc “Được Ăn Thua Chịu”; bảo đảm không bất hợp lý với các cước Tứ Trụ khác như Thập Điều, Kính Cụ, thậm chí là Kính Tứ Cố.

    g-CHẠM CHỜ: bài chỉ cần ăn thêm 1 quân phù hợp là được CHỜ Ù.

    h-VỠ CHỜ: khi bài Chờ Ù, mở cửa trì bị Đấm Yêu hoặc Dậy Khàn, Dậy Thiên Khai không còn quân đánh xén, phải phá phu đánh đi, không còn được Chờ Ù nữa. Thậm chí bị Đấm Yêu hay Dậy Khàn ngoài ý muốn, không còn quân đánh xén để Vỡ Chờ, mà buộc phải đánh ra quân bài bị bắt báo, phải xin làng Báo gọi là XIN BÁO.

    i-CHỜ NHIỀU TIẾNG: bài Chờ Ù có thể chỉ chờ 1 Quân Ù. Khi chờ được nhiều Quân Ù thì được gọi là Chờ Nhiều Tiếng.
    k-BÓ CHỜ:là một số nước bài khi chơi Tổ Tôm, đi vào thế “BÓ BÀI”, bắt buộc phải theo “1 Kiểu Chờ”.

    k1-Ví dụ với Khàn: có khàn 7 văn, lại rác 568 văn, nếu không bất thực khi đã Dậy Khàn 7 văn; lại không ăn được vào bí 568 văn thì chỉ đánh được 8 văn và “Bó Chờ” 4 văn với 56 văn.

    k2: Ví dụ với phỗng: nếu rác đôi 4 văn với 5 văn, quên phỗng 4 văn thì “Bó Chờ Ù” với phỗng 4 văn(khi đánh 5 văn đi) hoặc 36 văn(khi đánh 4 văn đi).

    k3-Ý kiến riêng: cho nên làm Luật TTSĐ, hết sức tránh các trường hợp “Bó Bài” này.:):):):x:x:x:)):)):))
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 27/9/21
  19. GỬI MOD LẬP TRÌNH

    Việc thay đổi trong Lập Trình của Game Tổ Tôm có thông báo tại Diễn Đàn TTDG trên Face Book là không đủ. Thực ra,các Tôm Thủ khi cần ôn lại hoặc hỏi Mod thì việc dò tìm tại Face book rất mất công.

    Bởi vậy, tất cả việc thay đổi lại Game nên đưa cả vào mục tại Diễn Đàn chanphom.com thì tiện dụng, chính xác hơn.

    Thậm chí, ở Diễn đàn Chanphom.com mới dễ hình dung lịch sử hoàn thiện Game.

    Nguyễn Tiểu Thương
     
    Mod01 thích điều này.
  20. GỬI MOD VỚI CẢ NHÀ

    Cuối tuần này mình muốn nói đôi chút về “LỆ LÀNG”. LÀNG là cộng đồng nhỏ nhất của người Việt từ nghìn năm qua. Trong “LŨY TRE LÀNG”,người ta tự quyết mọi vấn đề, đôi khi “Phép Vua cũng thua Lệ Làng”.Ở Tổ Tôm cũng vậy, bao nhiêu thôn xóm, phố phường chơi là từng ấy “Lệ Làng”. Do vậy để giúp đỡ các Mod Lập Trình Game, thật mong các Tôm Thủ gửi “Lệ Làng” nơi mình đã chơi lên Diễn Đàn. Nhiều lần kêu gọi, chưa thấy Tôm thủ nào gửi một bản “Lệ Làng” nào tới cả. Mong lắm thay cả nhà ơi.

    -P/s: dưới đây trích dẫn Điều 22 trong tài liệu “Từ và Thành ngữ TT TK20” về một số “Lệ Làng” để cả nhà tham khảo.

    Nguyễn Tiểu Thương


    TỪ VÀ THÀNH NGỮ TỔ TÔM THẾ KÝ 20 DÙNG CHO GAME ONLINE(P.5)

    22-LỆ LÀNG: là qui định riêng của một làng thôn, vùng miền về một lĩnh vực nào đó. LỆ LÀNG CHO CHƠI Tổ Tôm Chiếu là các qui định phải tuân theo khi chơi ở địa phương đó. LỆ LÀNG trong chơi Tổ Tôm Chiếu là một thứ “LUẬT BẤT THÀNH VĂN” của Tổ Tôm.

    a-“PHÉP VUA THUA LỆ LÀNG”: đến đâu chơi phải theo Lệ Làng ở đó. Do vậy mọi cuộc chơi Tổ Tôm, bắt đầu Vào Chiếu, chủ nhà hoặc người có uy tín nhất, hay NHÀ BẮT CÁI ĐẦU sẽ công bố LỆ LÀNG.

    b-NHẬP GIA TÙY TỤC: bởi tính chất Lệ Làng như đã nêu, không nói ai đúng ai sai, phải chấp nhận “Luật Bất Thành Văn” được công bố khi tham gia.

    c-BIỆT LỆ, DỊ LUẬT: là qui định khác biệt, mới có so với những điểm chung của nhiều Lệ Làng.
    -TTSĐ xây dựng Luật TTGame đầu tiên dựa vào các Qui Định Văn Bản đã có, sau đó là các Tiền Lệ, các Tập Quán.
    -Mỗi Điều Luật là Qui Định phải thực hiện cho một loại tình huống khi chơi Tổ Tôm(có thể có ví dụ, giả định kèm theo) và hình thức xử phạt nếu làm sai(chế tài, loại lỗi). Giả định và chế tài có thể đưa vào một qui định chung.

    d-GÀ: là phần Điểm Dịch người Ù được hưởng thêm tương ứng một số Tiếng Ù theo qui định.

    d1: GÀ TRONG: trừ ĐIỂM DỊCH theo qui định chung, một số Chiếu Làng chơi thêm GÀ TRONG, tức là với một số Tiếng Ù đặc biệt, người Ù được ăn thêm con GÀ TRONG. GÀ TRONG do tất cả ĐT trong làng góp vào 1 lần, có thể bổ sung nhiều lần bằng nhiều cách. Có con GÀ TRONG nhiều ván chưa bị bắt, “GÀ GIÀ THÀNH ĐÀ ĐIỂU”, “BÉO Ị”, quyết định được thua cả hội bài.

    d2: CÁC LOẠI GÀ TRONG:

    +GÀ CÔNG NGHIỆP: tạo thành do ĐT phải góp gà (thường là 1 dịch) cho mọi trường hợp: Gà Đầu Ván(bắt đầu mọi ván chơi) + Gà Nhái(các ĐT không bị nhái góp) + Gà Đánh Ù(người đánh ra Quân Ù phải góp) + Gà Thông(nhà trên người ù góp bằng dịch của Thông, Tam Khôi, Tứ Khôi...N Khôi) + Gà Bỏ Ù, Gà Ù Lành Làng, Gà Ù Báo, Gà Đền Làng(ĐT mắc lỗi này phải góp) + Gà Quân Lộ (ĐT làm lộ quân do Hạ Phu Thừa. Gà này lập trình khó, chắc phải hoàn thiện dần) + Gà Bị Đè Ù(ĐT bị đè ù), Gà Đầu Hội(góp trước ván đầu tiên, thường to hơn Gà Đầu Ván)...Tùy Lệ Làng mà số GÀ CÔNG NGHIỆP thêm bớt, nhiều ít khác nhau.

    +GÀ NHÀ: chỉ áp dụng góp gà với các lỗi mắc phải.Bỏ Gà Đầu Ván(vẫn còn 1 con Gà Đầu Hội), Gà Nhái, Gà Bị Ù Đè...

    +GÀ RỪNG: chỉ áp dụng góp góp Gà Đầu Hội với gà cho các lỗi nặng như Gà Ù Báo, Gà Đánh Ù, Gà Ù Thông...

    +GÀ LÀNG: ngoài ý nghĩa là tên gọi chung cho các loại Gà, còn là một qui định góp GÀ mặc định, không cần chủ bàn cài đặt. Thí dụ, bàn chơi không cài đặt gà, mọi người ĐÁNH ra quân Ù(vào gà 1 dịch), Đánh nhà dưới Thông nhiều(vào gà 1 dịch). Gà Làng do người Ù Tứ Trụ được hưởng.

    d3: GÀ NGOÀI: Điểm Dịch người Ù được hưởng thêm, qui định theo một số Tiếng Ù, có thể bằng tới số dịch của cước sắc. Thí dụ GÀ CƯỚC SẮC được hưởng thêm khi Ù có Tôm, Lèo hay Ù Tứ Trụ.

    +GÀ NGOÀI ĐƠN: chỉ tính Gà Cước Sắc với cước sắc lớn nhất. Ví dụ:ván Ù Thập Điều, Tôm, Lèo, Xuyên Bí Tư chỉ tính một cước sắc của Gà Thập Điều(trả thêm cho ĐT ù 3 dịch).

    +GÀ NGOÀI CHỒNG: bài Ù có bao nhiêu cước sắc, cộng tất cả.Ví dụ với ván Thập Điều Tôm Lèo Xuyên Bí Tư, tính gà bằng Dịch Cước Sắc sẽ có: Cước Sắc Thập Điều(Bội Tam = 3 dịch), Cước Sắc Tôm(=1 dịch), Cước Sắc Lèo(=2 dịch), Cước Sắc Xuyên Bí Tư(=Lèo = 2 dịch). Tổng Cộng Gà Chồng phải trả thêm cho người ù là 8 Dịch.

    d4: Lưu Ý từ dùng Gà Ngoài, Gà Trong hay bị lẫn lộn.

    -TTSĐ nên có GÀ BỎ ỐNG(GÀ LÀNG) là Gà Trong tự động có dù chủ bàn không cài đặt chơi gà, người chơi khi đánh ra Quân Ù hoặc để nhà dưới Thông, đều phải nuôi Gà Bỏ Ống 1 Dịch. Ai Ù Tứ Trụ, Kính Tứ Cố sẽ được ăn Gà Bỏ Ống.Như vậy khuyến khích nâng cao trình độ ĐT,để hội chơi bền chân.

    d5: Chiếu Làng vui chơi có thưởng có hai dạng: ĐÁNH GOM và ĐÁNH QUĂNG.

    +Đánh Gom: các ĐT góp 1 số điểm bằng nhau đầu mỗi Hội Bài vào quĩ chung(hay gọi là Tiền Làng). Ai Ù thì lấy Điểm trong tiền làng.Đánh hết Hội thì gom tiếp. Thường Đánh Gom mới có Gà Ngoài. Đánh Gom việc thua được đỡ sát phạt hơn. Tổng số Điểm Gom Đầu Hội thường = 2 Chi Nẩy + 1 Dịch.

    +Đánh Quăng: mỗi ván Ù, các ĐT trả luôn cho người Ù số điểm của ván. Đánh Quăng thường chỉ chơi Gà Trong.

    d6: TRẬN BÀI, CANH BÀI: là cả một buổi chơi, từ ván đầu đến lúc kết thúc.

    d7: HỘI BÀI: một lần góp của các ĐT khi Đánh Gom. Hết Hội, các ĐT lại gom tiếp.

    d8: VÁN BÀI: từng ván chơi trong mỗi Hội Bài, Canh Bài.

    e-CHỊU,CHẠY, BỎ BÀI: thấy bài xấu quá xin không tham gia ván chơi.

    -Mỗi vùng qui định điều kiện cho CHỊU, CHẠY, BỎ BÀI khác nhau.

    -Tổ Tôm Chiếu nhiều vùng cho tới 2 người chịu. TTSĐ chỉ nên cho phép 1 người chịu(nếu có lập trình).

    f- NHẤT TIÊU NHỊ XƯỚNG (có nơi nói là Nhì Xướng):

    f1: Việc NHÌN thấy quân bài, phu bài, ván bài quan trọng hơn việc nghe XƯỚNG, HÔ về quân bài, phu bài, ván bài đó.

    f2: Đúng sai khi ăn,phỗng, dậy, Ù với 1 quân bài thì “THỰC MỤC SỞ THỊ” = “NHẤT TIÊU” là quyết định.ĐT NGHE thấy mở nọc hay đánh ra 7 văn rồi ăn, phỗng, dậy, ù lại sai vì đó là con 7 vạn thì ĐT bị sai, còn Làng đúng vì NHÌN thấy con 7 vạn nằm đó.

    f3: Chơi TT Chiếu, ĐT còn hay dùng tiếng lóng để gọi Quân Bài, thì việc Nhất Tiêu Nhị Xướng càng quan trọng.

    f4: NHẤT TIÊU NHỊ XƯỚNG còn một lối giải thích khác: trước khi ăn, đánh, ù với quân bài, ĐT phải nhìn kiểm tra thấy đúng lại rồi hãy xướng.

    g-NHẤT NHỊ TẠI VỊ: chỉ việc chọn Bài Cái trong TT Chiếu, khi số dư tổng 2 Quân Bài Bắt Cái chia 5 là 1 hoặc 2 thì phần bài đầu tiên, bên phải là Bài Cái.

    -LT TTSĐ Bắt Cái bằng 1 quân, nên chỉ ngay ra Bài Cái, không vận dụng Nhất Nhị Tại Vị. Lưu ý bổ sung vào LT TTSĐ các quân Yêu Đỏ có số đếm là 10 để tạo sự công bằng có cái cho cả 5 ĐT.

    h-NHẤT YÊU NHỊ CỬU(có nơi nói là Nhì Cửu):

    h1: kinh nghiệm việc sử dụng quân bài trong một số trường hợp. TT Chiếu quan niệm Quân Yêu và Quân Cửu có tính chất đặc biệt hơn các quân bài khác.

    h2: Bù Thừa Thiếu: khi lên bài trong TT Chiếu, có nhà Thừa quân sẽ trả lại quân Yêu Đen hay Quân Cửu cho làng.

    h3: Cho Bài Cái: TT Chiếu Bắt Cái bằng 2 con,thường sẽ cho Bài Cái quân Yêu Đen hoặc quân Cửu.

    h4: LT TTSĐ Bắt Cái bằng 1 quân, chia bài luôn đủ nên cũng không vận dụng Nhất Yêu Nhị Cửu thành qui định. Các ĐT vận dụng kinh nghiệm “Nhất Yêu Nhì Cửu” theo riêng bản thân.

    i-ĐÊM VĂN NGÀY VẠN:

    i1: quan niệm về chất bài sử dụng khi đánh, khi chờ.

    i2: KHI ĐÁNH: nhiều vùng quan niệm, khi đánh ra quân đầu tiên,nếu được lựa chọn, Đêm đánh Văn, Ngày đánh Vạn.

    i3: KHI CHỜ Ù: nhiều vùng quan niệm, khi Chờ Ù, nếu được lựa chọn, Đêm chờ Ù quân Văn, Ngày chờ Ù quân Vạn.

    k-MỘT LY ÔNG CỤ: qui định chơi nghiêm khắc, chặt chẽ, ngặt nghèo trong một Chiếu Làng. Bởi Lệ Làng có khác biệt, nên “MỘT LY” này dài ngắn khác nhau(ví dụ 1 thước Tầu bằng 1/3 của 1 thước Việt Nam); “Ông Cụ” này cũng phong cách khác nhau(thời “a – còng”, 70 tuổi cặp kè hót –gơn thấy đầy). Do vậy, với TT SĐ, “Một Ly Ông Cụ” chỉ vận dụng tinh thần công bằng, nghiêm túc: “HẠ TỊCH BẤT HỒI”, loại trừ “TIỀN HẬU BẤT NHẤT”. Game là phần mềm tự động, nên TTSĐ đối với mọi nơi, mọi lúc đều là “Một Ly Ông Cụ”.

    l-MỘT THÀNH HAI CHỜ:

    l1: qui định về điều kiện ĐT phải thực hiện khi ăn quân, đánh quân trước hai quân bài mở Nọc cuối cùng. Khi bị Đấm Yêu, Dậy Khàn được miễn trừ điều kiện Một Thành Hai Chờ. Một số Lệ Làng không miễn trừ cho việc Dậy Khàn.

    l2: MỘT THÀNH: khi còn MỘT QUÂN MỞ NỌC cuối cùng, ĐT muốn ăn một quân rồi đánh ra một quân khác phải có Bài Thành(hoặc Thập Thành). Nếu không đủ điều kiện MỘT THÀNH, ĐT đánh ra quân bài,là Quân Ù nhà khác chờ, ĐT sẽ phải đền ván Ù đó thay cả làng.

    l3: HAI CHỜ: khi còn HAI QUÂN MỞ NỌC cuối cùng, ĐT muốn ăn một quân rồi đánh ra một quân khác phải có Bài Chờ Ù(hoặc tốt hơn). Nếu không đủ điều kiện HAI CHỜ, ĐT đánh ra quân bài là Quân Ù nhà khác chờ, ĐT sẽ phải đền ván Ù đó thay cả làng.

    l4: LT TTSĐ chưa thực hiện được qui định hợp lý này, cần cố gắng Lập Trình trong thời gian tới. Các người chơi cũng lưu ý khi đang TEST thực nghiệm, thực hiện dần qui định MỘT THÀNH HAI CHỜ cho quen, có thể tham gia được TT Chiếu.

    l5: Trong Bài Nọc của Game TTSĐ, Quân Một Thành là quân bài số 6; Quân Hai Chờ là quân bài số 7.

    l6-ĐƯỢC ĂN THUA CHỊU:điều này TTSĐ sẽ xem xét vận dụng.

    -Lệ Làng nhiều nơi cấm ăn thêm luôn khi chơi với qui định “Một Thành Hai Chờ”.Theo mình không nên cấm, để người chơi lựa chọn khi “Một Thành Hai Chờ”. Nếu đánh ra Quân Ù, người chơi sẽ phải Đền Làng.Không những Đền Làng, còn phải lộ toàn bộ bài ngay để làng bình xét, thua thiệt nhiều cho các ván sau.

    -“Được Ăn Thua Chịu” cũng vận dụng cho phép “Bất Thực Ăn Đón” khi chưa có phu nào theo Khàn.

    m-TIỀN ĐIỂM BINH, HÂU ĐIỂM BỐI(có nơi nói là KIỂM):

    m1: là yêu cầu, là kinh nghiệm của các ĐT khi bắt đầu ván bài hay khi Chờ Ù, Xướng Ù.Điều kiện này liên quan chặt chẽ qui định “THỪA THIẾU, KHÔNG LƯNG PHẢI CHÈO ĐÒ” là bắt Báo lỗi nặng.

    m2: TIỀN ĐIỂM BINH: đầu tiên là đếm bài mình có đủ quân.

    m3: HẬU ĐIỂM BỐI: sau khi Điểm Binh, xem bài có Lưng chưa.

    m4: TRong LT TTSĐ chia bài tự động, bao giờ cũng đủ Quân nên việc Điểm Binh đủ thiếu không cần. Có chăng xem còn Quân Rác ẩn náu, lẫn vào đâu thôi. Việc Điểm Bối vẫn phải nghiêm túc kiểm tra.

    n-BUÔN PHU: không ăn một quân đến trước,một phu có trước lại ăn một quân đến sau tạo thành phu có sau, bị làng bắt lỗi, bắt Báo. Buôn Phu là lỗi Ăn Đổi Phu mà không được Lợi Quân.
    -ĂN CHỌN PHU: nếu hai phu đều có sẵn trên tay thì phải ăn theo phu nhiều quân (khi phải đánh đi một mảng) hoặc tùy chọn nếu 2 mảng bằng quân. Nếu 2 mảng bằng quân không có cùng 1 lúc thì ưu tiên phu tạo thành trước.


    o-BẮT BÁO:

    o1: bắt người chơi phạm lỗi bị phạt Báo, đền làng.

    o2: Tổ Tôm Chiếu tùy Lệ Làng có các mức phạt Báo khác nhau. Bắt Báo do ĐT khác trong cùng chiếu chơi thực hiện.

    o3: LT TTSĐ Bắt Báo tự động, mức phạt cũng nêu sẵn trong Luật TTSĐ.

    o4: BÁO NGỒI ĐẤY: ĐT bị Bắt Báo, phải ngồi yên, đợi làng chơi tiếp hết ván bài, ai ù thì đền thay làng cả ván đó.Báo Ngồi Đấy do phạm lỗi nặng khi Ăn, Đánh.

    -TTSĐ là bài lá Online, các trường hợp Báo Ngồi Đấy đều chuyển thành Báo Đền Làng.

    o5: BÁO ĐỀN LÀNG: ĐT bị bắt báo và Đền Làng theo qui định. Tại TTSĐ khi Ăn Đánh sai bị Bắt Báo đều đền ngay bằng ván Thập Điều.

    o6: Ý kiến riêng: sau này Game lập trình sẽ có người chơi bắt báo ngoài việc Bắt Báo tự động. Bắt báo đúng, người bắt báo được người ù báo trả thêm 2 Dịch. Bắt báo sai, người bắt báo phải trả thêm cho người ù đúng 2 Dịch. Nếu ván bài đã xong, ĐT báo về nhà mạng, cũng được hồi trả số điểm thua oan và được thưởng, vì đây thuộc lỗi kỹ thuật từ nhà mạng.
    o7: CÁC LỖI TRONG TỔ TÔM:

    -LỖI Ù LÀNH LÀNG: ù không có điểm: Treo Tranh, Trái Bỉ(Trái Vỉ), Kẹp Cổ; Hô Ù(trong khi Xướng Ù) sai; Dậy Khàn, Trả Chén không đúng lúc; Khê và Treo Khàn, Thiên Khai; Bỏ Ù...

    -LỖI BẮT BÁO: Ăn Ít Đánh Nhiều; Đánh Phu dưới chiếu; Buôn Phu(Đổi Phu mà không Lợi Quân); Bất Thành Phu dưới chiếu; Không ăn quân trước, ăn quân sau;Ù không Lưng; Thừa Thiếu quân; Xướng thừa cước; Bất Thực Trùng Trục mà Ù...
    -LỖI KHI ĂN QUÂN, ĐÁNH QUÂN: chỉ xét khi có ăn, đánh những QUÂN LIÊN QUAN với phu, với quân hiện trên mặt chiếu.

    -LỖI KHI Ù: gồm có Ù Lành Lành và Ù Báo nêu trên.




    p-YÊU HOÀN YÊU, BÍ HOÀN BÍ:

    p1: cho các Quân Yêu về thành phu độc lập, cho các quân bài khác trở về phu bí của nó trong diễn biến Xoay Bài để Ăn Quân, Đánh Quân, Ù.

    p2: YÊU HOÀN YÊU: Quân Yêu ban đầu tổ hợp với quân bài khác thành phu bí, phu dọc(hoặc chỉ để ĂN ĐÓN) nay do diễn biến xoay bài còn đứng 1 mình, trở thành Phu tròn độc lập. Ví dụ ăn 1,2,3 văn; sau đó Xoay bài đưa 2 văn thành Bí Nhị, đưa 3 văn thành Bí Tam, còn độc lập 1 văn trên chiếu là Quân Trôi, Phu Tròn gọi là Yêu Hoàn Yêu. Nếu Hoàn Yêu trong Bất Thực Yêu cần xướng “Bất Thực Nhất Văn, Yêu Hoàn Yêu, ăn cả trả chén làng”.

    p3: BÍ HOÀN BÍ: quân thường A ban đầu(có 2,3,4 quân này) đã nằm trong phu bí A của nó lại tổ hợp với quân khác thành phu dọc(hoặc phu bí khác hoặc ĂN ĐÓN), sau đó xoay bài tất cả quân A đều trở về phu bí A. Ví dụ Bất Thực khàn Thất Văn, có phu bí Tôm(coi là phu A), có 789 văn, có phu bí Thất với 7 vạn, 7 sách. Xoay bài, 8 văn tạo thành Bí Bát; 9 văn tạo thành Bí Cửu vậy là trơ ra 1 con 7 văn; 7 vạn tạo thành dọc 567 vạn, 7 sách tạo thành 567 sách vậy là trơ ra thêm 1 con 7 văn. Khi Trả Chén Bất Thực trong ván hay khi Ù, hai con 7 văn bị trơ ra đó trở về Bí Tôm là hợp lệ, nhớ xướng “Bất Thực 7 văn,Bí Hoàn Bí, ăn cả trả chén làng” là được. Khi Bất Thực Khàn, Bất Thực Thiên Khai không có phu dọc, nhưng lại tạo ra hơn một phu bí, thì cũng không phải hô Bí Hoàn Bí.

    q- TỔ TÔM ĐIẾM,TỔ TÔM BÍ TỨ, TÀI BÀN, CHẮN có một số Từ, Thành Ngữ riêng, qui định riêng được dành cho phần Luật khác,lĩnh vực khác không nêu tại đây. Một số từ ngữ trong Tổ Tôm đi vào đời sống hoặc “Tên Lóng Quân Bài” cũng không cần giải thích như “GÀN BÁT SÁCH”, “THÂN CỬU VẠN”, “Ngôi Chùa”, “Con Cá”....

    Game Tổ Tôm có khác với Tổ Tôm Chiếu vì tính chất mạng Internet như Chia Bài, Bắt Cái, Mở Nọc Chờ Chi Nẩy, Phân Biệt Chén...

    r-LỆ LÀNG TRONG LT TTSĐ: TTSĐ lập ra Game bài lá dân gian, là tiếp thu tinh hoa cơ bản của các Lệ Làng, có bổ sung, hoàn thiện để thích hợp thời nay , phù hợp mạng Internet. Khi lập thành văn bản, công bố rồi đưa vào sân chơi, Sân Đình đã tạo ra LUẬT TỔ TÔM GAME BÀI LÁ DÂN GIAN đầu tiên, duy nhất tại Việt Nam và quốc tế.
    -Một số điều “dị biệt” trong Luật TTSĐ so với nhiều Chiếu Làng khác, được coi là “Lệ Làng” của Game Sân Đình, các Tôm Thủ lưu ý kẻo bị phạt oan:

    r1-Phải Phỗng Ù, khi có phỗng trên tay trùng với Quân Ù. Nếu là “Ù Không Phỗng” thì phải hô ù. Nếu không sẽ bị phạt Ù Lành Làng.

    r2-Nếu Quên Phỗng A, được Phỗng Ù A.

    r3-Bất thực Khàn hay Bất Thực Thiên Khai không bắt buộc có Phu Dọc kèm theo.

    r4-Bất Thực Khàn nếu không có phu dọc kèm theo thì không được đánh xén.

    -Điều này mâu thuẩn với 2 qui định: “Bất Thực Khàn A được đánh xén 1 quân A” + “Đánh xén phu trên tay khi Ù không bị hồi tố”.

    r5-Không cho Bất Thực Ăn Đón với Khàn.

    r6- Được Ù Bạch Thủ Chạm Thành.

    r7-Ù Xuyên là phải Ù thành phu với BỐN QUÂN RÁC.

    r8-Chưa lập trình được cho Luật “MỘT THÀNH HAI CHỜ”.

    -Chưa Lập Trình được Ù với Quân Thiên Khai Dậy khi Động Nọc.

    -Lập Trình còn bỏ sót lỗi bị Báo, bị bỏ Ù.

    r9-Hạ Ù còn quân trong Khàn Bất Thực là Quân Rác(1,2 hoặc cả 3 quân không xếp vào phu nào) được Ù Lành Làng.


    :):):)
     
    Chỉnh sửa lần cuối: 24/7/22
    Mod01mod02 thích điều này.