Giải nghĩa thành ngữ dân gian (sưu tầm)

Thảo luận trong 'Góc lưu niệm - Giải trí' bắt đầu bởi Tôi yêu sandinh, 7/11/12.

  1. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Vắng như chùa Bà Đanh


    Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) ở làng Thụy Chương, Hà Nộị. Vì để tránh húy miếu vua Thiệu Trị nên sau này Thụy Chương phải đổi thành Thụy Khuệ vào thời đó, viện Châu Lâm được dùng làm chỗ ở cho những người Chiêm Thành được đưa về sau các cuộc chiến tranh, còn chùa Châu Lâm là nơi dành cho họ cúng lễ (vì hầu hết những người này đều theo đạo Phật).

    Sau khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đã chiếm khu vực đất này để lập trường Trung học bảo hộ (1907) - nay là trụ sở của trường trung học Chu Văn An, vì thế chùa Châu Lâm phải dời về phía Tây Nam, ở cuối làng và đổi sang tên mới là chùa Phúc Lâm.

    Dấu tích của chùa Phúc Lâm hiện vẫn còn giữ lại được tấm bia ghi rõ: Bà Đanh tự (chùa Bà Đanh). Theo tục truyền, Bà Đanh là một người đàn bà đã có công dựng lên chùa này, vì thế mà ngôi chùa mang tên bà. Từ khi viện Châu Lâm bị bãi bỏ, số người đến lễ bái chùa này ngày một ít đị Chính vì thế mà không khí ngôi chùa này ngày càng trở nên vắng vẻ. Trong bài "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng có ghi lại cảnh vắng của chùa này:

    Dấu bố cái rêu in nền phủ
    Cảnh Bà Đanh hóa khép cửa chùạ


    Cảnh vắng vẻ, thiếu người đến lễ bái của chùa Bà Đanh dần dần đã trở thành một hình ảnh để so sánh với bất cứ một cảnh vắng vẻ nàọ "Vắng như chùa Bà Đanh" là một sự vắng vẻ yên tĩnh gợi nên vẻ lạnh lẽo, cô quạnh, thiếu hơi ấm của con ngườị Ca dao Hà Nội có câu:

    Còn duyên kẻ đón người đưa
    Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh.
     
    doc_co_cau_bai2 thích điều này.
  2. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Thần Tài
    Theo truyền thuyết, thần tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bịnh trừ taị Hơn nữa, ai bị oan ức đến cầu cứu ông thì được giúp đỡ. Người buôn bán thì cúng cầu ông để được phát đạt may mắn.

    Người ta thường vẽ ông thành hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm coi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân hay Triệu Công Nguyên Soái.
     
    doc_co_cau_bai2 thích điều này.
  3. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Giấc mộng Nam Kha


    Thuần Vu Phần ngày xưa rất nghèo, nằm ngủ bên gốc cây hòe, chiêm bao thấy hai sứ giả mời ông làm phò mã, rồi được vua phong làm Thái thú ở đất Nam Kha rất vinh hiển. Khi tỉnh giấc chỉ thấy một đàn kiến bên mình.

    "Giấc mộng Nam Kha", ý nói giấc mộng đẹp đẽ và ngắn ngủi (tương tự như "Giấc mộng hoàn").
     
  4. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Giá áo túi cơm


    Thời Ngũ Đại, có một người tên là Mã Ân, tiến ngôi vua Mã Ân nguyên trước chỉ là một vị quan võ nhỏ, bộ hạ của quan Vũ An Tiết Độ Sứ đời Đường là Lưu Kiến Phong. Rồi sau, Lưu Kiến Phong bị bộ hạ giết, Mã Ân được tôn lên làm Thống soái.

    Rồi đến khi Chu Ôn soái được thiên hạ của nhà Đường, đổi quốc hiệu là Lương (sử gọi là nhà Hậu Lương), thì Mã Ân được phong làm Sở Vương, làm chủ cả một giải
    đất Đông Bắc tỉnh Hồ Nam và Quảng Tây, quyền uy lừng lẫy một thời.

    Nhưng Mã Ân thật sự lại chỉ là một kẻ tầm thường, bất tài, chuyên lo hưởng thụ, người đương thời rất khinh thường Mã Ân, và gọi Mã Ân là "Tửu nang phạn đại",
    ý nói rằng Mã Ân chỉ là cái túi để chứa rượu, đựng cơm mà thôi.

    Về sau, người đời biến "Tửu nang phạn đại" thành thành ngữ để chỉ hạng người bất tài vô đức, không giúp gì được cho quốc gia xã hội, trái lại chỉ chạy theo lợi
    danh, mưu cầu cơm áo cho mình mà thôi.
     
  5. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Hương Lửa Ba Sinh


    Trong sách "Quần ngọc chú" có ghi lại chuyện Tỉnh Lang đi chơi chùa Nam Huệ Tự. Ở chùa, Tỉnh Lang nằm chơi một lúc đã ngủ thiếp đi không hay biết gì. Trong giấc ngủ, Tỉnh Lang mơ thấy mình đi chơi Non Bồng. Ở chốn ấy, Tỉnh Lang gặp một ông thầy ngồi niệm kinh, trước mặt có một cây hương đang cháy.

    Do tò mò, Tỉnh Lang bèn hỏi về nguyên do cây hương nàỵ Thầy tăng đáp lại rằng, trước đó đã có một người lên chùa và thắp cây hương này để khấn nguyện, cầu phúc. Nay cây hương vẫn còn cháy mà người ấy đã sinh được ba kiếp rồị Kiếp đầu tiên là vua Huyền Tôn, kiếp thứ hai là vua Hiến Tôn ở đời Đường, và kiếp thứ ba là Tỉnh Lang. Nghe đến tên mình, Tỉnh Lang giật mình tỉnh giấc, lòng nửa tin nửa ngờ. Về sau, điển tích này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian và dần dà đã hình thành nên thành ngữ "tam sinh hương lửa" hay "hương lửa ba sinh" để chỉ lời nguyện có hiệu lực đến ba đời người.

    Về nguyên do của thành ngữ này, có sách cũng ghi lại nhưng đôi chỗ có khác đi chút ít. Theo "Từ điển truyện Kiều" của cụ Đào Duy Anh thì sách "Truyền đăng lục" chép là: có người mộng thấy một vị lão tăng, trước mặt có tia khói rất nhỏ. Vị tăng nói rằng: "Đó là khói hương của một người đàn việt kết nguyện, người đàn việt đã trải qua ba kiếp mà hương vẫn còn".

    Như vậy, tuy các dị bản có khác nhau ở một số chi tiết, nhưng về cơ bản nguồn gốc và con đường hình thành thành ngữ "hương lửa ba sinh" đều thống nhất. Trong tiếng Việt, thành ngữ "hương lửa ba sinh" được dùng để chỉ lời nguyền, lời thề có ứng nghiệm đến ba kiếp, ba.
     
  6. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Mài dao dạy vợ


    Ngày xưa có một người nhà quê lấy phải vợ độc ác. Người vợ này đối xử với mẹ chồng rất là hỗn láo vô lễ. Người chồng khuyên hoài không được, bèn nghĩ ra một kế.

    Anh ta sắm một con dao bầu thật sắt. Mỗi ngày lấy ra mài. Người vợ lấy làm lạ hỏi, nhưng anh ta không đáp. Người vợ tò mò hỏi hoài, cuối cùng anh ta trả lời: "Tôi mài dao để có dịp giết mẹ đi thôi. Mẹ đã già, sống mà ngày nào cũng cãi cọ với mình vậy thì thà chết đi cho rồi".

    Người vợ thấy thế hoảng hốt, rồi ăn năn: "Xin mình đừng giết mẹ, từ nay tôi hứa sẽ không có điều chi to tiếng trong nhà nữa".

    Từ đó trong nhà thuận hòa vui vẻ.

    "Mài dao dạy vợ" ý nói sự khôn ngoan của người chồng để khuyên bảo vợ mình làm điều phải.
     
    đỗ thành chung_Thu Hương_ thích điều này.
  7. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Công tử Bạc Liêu


    Tục truyền rằng người giàu nhất Bạc Liêu ngày xưa là ông Hội đồng Trạch, vốn là thư ký làng.

    Hội đồng Trạch có cả chục ngàn mẫu ruộng. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu bấy giờ có 13 lô ruộng thì hết 11 lô là của ông Trạch. Ông có 3 con trai và 4 con gái.

    Trong số 3 người con trai của ông Trạch có cậu ba Trần Trinh Huy là ăn chơi phung phí hơn hết.Mỗi lần đi xem ruộng, cậu ba Huy mướn máy bay nhẹ có phi công người Pháp chở. Mỗi lần đi đòi nợ, cậu đi một chiếc xe khác. Có lần cậu đi hóng gió, dùng cả chục chiếc xe kéo, mỗi chiếc chở một món đồ của cậu như cái mũ, cây can... Người ta còn kể nhiều truyền thuyết về cuộc sống đào hoa, phóng khoáng của cậu ba Huy nữa...

    Ngôi nhà của công tử Bạc Liêu nay trở thành bảo tàng tỉnh Minh Hải. (*)

    Chú thích: Minh Hải (tên cũ) nay là tỉnh Bạc Liêu.
     
  8. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Dây tơ hồng


    Điển tích tơ hồng do chuyện ngày xưa, bên Tàu có một người tên là Vi Cố, một bữa đi chơi trăng, bắt gặp một ông già đang ngồi xe các sợi dây đỏ. Hỏi ra thì ông ta nói ông là Nguyệt Lão, chuyên coi việc xe duyên vợ chồng nhân gian.

    Ông nói "ta buộc dây tơ này vào chân người nào thì dù thế nào cũng phải lấy nhau". Vi Cố bèn hỏi sau này ông sẽ lấy ai, Nguyệt lão nói Vi Cố sẽ lấy một cô gái hàng rau rách rưới bẩn thỉụ Vi Cố giận lắm toan giết cô gái, nhưng rồi cuối cùng hai người cũng lấy nhau.

    Người Việt Nam tin tình duyên do tiền định trước, cho nên thành vợ thành chồng rồi thì phải tạ ơn ông Nguyệt Lão và cầu mong dây tơ hồng được cột chặt bền lâu.
     
  9. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Sợ Truông Nhà Hồ, ngại phá Tam Giang

    Sử còn ghi lại, nơi địa đầu tỉnh Quảng Bình ngày nay có một vùng đất rộng lớn cạnh là Hồ Xá, nên gọi là Truông Nhà Hồ. Ngày xưa vùng này nổi tiếng nhiều trộm cướp. Về sau, ông Nguyễn Khoa Đăng được chúa Nguyễn ủy thác đi dẹp loạn. Ông liền nghĩ ra kế giả làm khác bộ hành đi ngang Truông Nhà Hồ, để cho bọn cướp bắt đem về giam ở sào huyệt, nhưng đi đến đâu ông rải lúa để làm dấu, nhờ đó mà quân lính của ông vào tận sào huyệt dẹp tan quân cướp.

    Phá Tam Giang có khúc cạn khúc sâu bất thường nên việc đi lại rất khó khăn nguy hiểm. Nhiều thuyền bè qua lại bị sóng cuộn bất ngờ bị đắm chìm.

    Cho nên trong dân gian có câu:

    "Thương em anh cũng muốn vô,
    Sợ Truông Nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang"

    Câu đó ý nói nhiều trở ngại khó khăn khó mà vượt qua được.
     
  10. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Luận bàn về con số 4


    Tiền nhân ta thường nghiền ngẫm những hiện tượng quan trọng, lặp đi lặp lại trong cuộc sống để đánh giá, tổng kết và sắp hạng ưu tiên. Mục đích là để người đương thời và hậu thế noi theo, ứng dụng trong đời sống. Phần lớn những nhận xét đến nay vẫn còn giá trị, nhưng cũng có một số đã lỗi thời, theo biến chuyển của thời gian.

    Ngoài ra, dân gian thỉnh thoảng cũng tham gia ý kiến và xếp hạng với một tinh thần bông lơn, trào phúng. Có một điều thú vị là dân ta thường dùng con số 4 để xếp hạng những nhận định của mình. Cũng có lúc dùng các con số 2, 3, 5, 6, 7... nhưng ít hơn.

    I. Nhận định về hiện tượng thiên nhiên:

    1. Về phương hướng có tứ phương: Ðông, Tây, Nam, Bắc.
    2. Về thời tiết có tứ quí (cũng gọi là tứ thời): Xuân, Hạ, Thu, Đông.
    3. Có 4 loại cây tiêu biểu cho 4 mùa: Mai, Lan, Cúc, Trúc.
    4. Tứ hải: Thời xưa người Trung Hoa cho rằng 4 mặt chung quanh đất liền là biển cả. Thuở ấy, người xưa chưa biết trái đất là một quả cầu tròn vĩ đại, gồm nhiều lục địa, bao quanh bởi nhiều biển, chứ không phải chỉ có 4 biển mà thôi. Cho nên họ nói, cả nước, thậm chí cả thiên hạ (tức là cả thế giới) đều là "tứ hải". Do đó mới có các thành ngữ sau đây:
    - Tứ hải giai huynh đệ: Trong bốn biển đều là anh em, tất cả loài người là đồng bào.
    - Tứ hải vi gia: Bốn biển là nhà, nghĩa bóng là nói về con người giang hồ, đi phiêu lưu khắp đó đây, không ở nơi nào cố định.

    II. Nhận định về hiện tượng xã hội:

    1. Về ngành nghề, theo quan niệm xưa, có 4 thứ hạng, gọi là tứ dân: sĩ, nông, công, thương.
    2. Về nghệ thuật có 4 ngành: cầm, kỳ, thi, họa.
    3. Về nghề lao động có: ngư, tiều, canh, mục. Tức là nghề đánh cá, nghề đốn củi, nghề làm ruộng, nghề chăn nuôi. Ngày nay, ta gọi là ngư nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp (gồm cả trồng trọt và chăn nuôi).
    4. Trong nghề nông có 4 yếu tố sau đây vẫn còn giá trị: Nhấtt nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
    5. Tứ thi: Bốn bộ sách được coi là kinh điển của Nho giáo (Ðại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử).
    6. Tứ bảo: Bốn đồ vật quí báu của người trí thức: Giấy, bút (lông), mực, nghiên. Ngày nay, máy điện toán (computer) đã thay thế ba đồ vật ngày xưa (trừ giấy).
    7. Tứ táng: Thời phong kiến 4 cách an táng người chết (Thủy táng, hỏa táng, thổ táng, điểu táng).
    8. Tứ đại đồng đường: Cha, con, cháu, chít, dân chúng rất xa lạ về cách sống này. Xưa kia, Việt Nam đã trải hơn 1000 năm Bắc thuộc, bị ảnh hưởng sâu xa về văn hóa Trung Hoa, cho nên trong xã hội ngày nay, "nhị đại đồng đường" và "tam đại đồng đường" vẫn còn phổ biến.
    9. Tứ sắc là một trò chơi bài có 112 quân với 4 màu: Xanh, vàng, đỏ, trắng.
    10. Trong sinh hoạt thời trước tại nước ta, có 4 việc mà ta nên cẩn thận, không nên tùy hứng sáp vô, vì hậu quả có thể đem lại nhiều phiền toái:
    Ở đời có bốn cái ngu,
    Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu.

    III. Nhận định về con người:

    1. Ở Trung Quốc, vào thời quân chủ, người ta quan niệm về trách nhiệm của một công dân như sau: Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ (Trau dồi bản thân, lo việc gia đình, điều khiển đất nước, đem lại hòa bình cho nhân loại).
    2. Ðạo đức của con người, theo quan niệm xưa:
    Ðối với phái nam: hiếu, đễ, trung, tín (thờ cha mẹ, trọng người lớn, hết lòng với nước, trọng lời hứa)
    Ðối với phái nữ: Công, dung, ngôn, hạnh (Nữ công, nét mặt, nói năng, tính nết).
    3. Tứ duy. Ðạo đức xưa để duy trì lòng người : Lễ, nghĩa, liêm, sỉ.
    4. Theo quan niệm của Phật giáo, có:
    a. Tứ vô lượng tâm là tiêu chuẩn cho lối sống của người Phật tử: Từ, bi, hỉ, xả (Từ: tình thương, cứu khổ; Bi: thương xót, ban vui; Hỉ: vui mừng; Xả: bông bỏ, tha thứ)
    b. Tứ diệu đế là 4 lẽ mậu nhiệm của Phật giáo (Sinh, khổ, diệt, đạo).
    c. Tứ khổ là 4 cảnh khổ của đời người: Sinh, lão, bệnh, tử.
    5. Tứ bất tử.
    a. Theo quan niệm duy tâm, có 4 hạng người bất tử: Thần, Tiên, Phật, Thánh.
    b. Trong đời thường có 4 hạng người cũng được xem là bất tử:
    - Người có đạo đức lớn
    - Người có sự nghiệp lớn
    - Người có tác phẩm văn học bất hủ lưu truyền lâu dài
    - Người có công lao lớn
    6. Tứ linh: Theo quan niệm xưa, có 4 con vật linh thiêng (long, lân, qui, phụng).
    7. Tứ đổ tường: Bốn điều ham mê tai hại, là tửu, sắc, tài, khí (rượu, gái, đánh bạc, hút thuốc phiện)
    8. Con người có 4 điều khác thường về diện mạo và ngoại hình : Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ móm
    9. Tứ khoái. Con người có 4 khoái cảm :
    Cữu hạn phùng cam vũ
    Tha hương ngộ cố tri
    Ðộng phòng hoa chúc dạ
    Kim bảng quải danh thì


    Nghĩa: Nắng lâu ngày gặp mưa ngọt, tức khổ lâu ngày gặp được sướng. Sống xa quê hương gặp bạn cũ. Ðêm tân hôn của vợ chồng. Tên được yết trên bảng vàng, tức bản đề tên các thí sinh đậu tiến sĩ trong thời đại khoa cử ngày xưa.
     
  11. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Áo gấm đi đêm


    Áo gấm về làng là mang vinh hiển trở về quê hương, áo ấy mặc vào ban ngày. Còn như áo gấm mà đi đêm thì ắt là sự sang trọng ấy hẳn có sự mờ ám, khuất tất. Câu thành ngữ còn muốn phê phán sự không hợp lý, không đúng lúc, đúng chỗ của một hành động nào đó xét cho cùng là sự lãng phí, là không có tác dụng nếu không muốn nói là hành động ấy còn mang mục đích thiếu trong sáng như anh chàng ở chuyện trên.

    Áo gấm: một loại áo dệt bằng tơ lụa, nhiều màu sắc, có hình hoa văn đẹp và quý.

    Còn có câu: Áo gấm mặc ban ngày; Áo gấm về làng; Y cẩm hoàng lương.

    Nghĩa bóng: Ăn diện sang trọng đẹp đẽ không một ai biết đến. Tốn phí, phô trương tốn kém mà không đàng hoàng.

    Chuyện kể:

    Có một người học trò học dốt, nhưng hay khoác lác. Chàng ta nói vớ vợ:

    - Ta phen này đi thi nhất định đỗ. Nhà rồi sẽ thấy, ta sẽ có áo gấm mặc về làng, cả làng ra đón. Bọn quan lại nhãi nhép ở cái tổng này phải ra mà cúi lạy ta. Lúc ấy ta thật là danh giá, mình cũng thơm lây.

    Người vợ chẳng chút nghi ngờ, nàng vẫn ngày đêm tần tảo lo toan cho chồng ăn học và mong có ngày chồng đỗ đạt cho cả nhà vinh hiển.

    Kỳ thi đến, chàng trai khoác lác kia không học đến bến, trượt đầu nước. Nghĩ lời ngày nào đã trót hãnh diện với vợ rằng sẽ được ban áo gấm, nên chàng xấu hổ lắm không dám về làng. Nhưng đi đâu cho được, chàng ta đành làm thân với một người học trò thi đỗ đã được bổ làm quan, mượn cái áo gấm. Anh chàng mừng lắm, nhưng không biết mặc nó vào lúc nào để về làng. Mặc ban ngày thì không tiện, sợ có người biết mình thi trượt sẽ kêu quan. Anh ta đành chờ đêm tối, mặc áo gấm vào rồi lẻn về nhà. Về đến nhà, vợ thấy chồng mặc áo gấm mới lấy làm vinh dự lắm. Đoạn nàng nói với chồng:

    - Sáng mai, tôi sẽ mời nội ngoại đến nhà mình, ta ăn mừng thầy nó được ban áo gấm.

    Anh chàng sợ, sáng ra mới cởi áo cất vào tay nải. Người trong làng được tin kéo đến đông lắm. Người thì mừng cho anh chàng nọ, kẻ thì hiếu kỳ muốn được xem áo gấm thực hư thế nào. Chờ mãi, sốt ruột, một người bảo:

    - Áo gấm đâu, mặc vào cho cả làng thơm lây.

    Anh chàng học trò nọ, mới lúng túng nói:

    - Áo gấm của tôi, vua ban chỉ được mặc đi đêm thôi.

    Biết chuyện, từ bấy làng có câu:

    Vẻ vang gì áo gấm đi đêm
    Khác gì cái mảnh chăn mền vắt vai.
     
    doc_co_cau_bai2 thích điều này.
  12. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Ăn cháo đái bát

    Một ai đó, khi được người khác giúp đỡ thoát khỏi khó khăn, hoạn nạn mà sau đó lại phụ ơn, bội nghĩa thậm chí phản lại ân nhân của mình, thì dân gian thường phê phán, chỉ trích bằng thành ngữ ăn cháo đái bát.

    Thí dụ: “Nhà mày trước nghèo đói, nhờ khởi nghĩa được tí ruộng vườn, tí vợ con. Thế mà rồi ăn cháo đái bát.” (Vũ Cao. “Những người cùng làng”).

    Thành ngữ ăn cháo đái bát gồm hai vế: vế thứ nhất nói về việc nhận ân nghĩa (ăn cháo), về thứ hai nói về sự bội bạc ân nghĩa đó (đái bát). \/ề thành ngữ này, một số người còn băn khoăn, không hiểu dạng đích thực của nó là ăn cháo đái bát hay ăn cháo đá bát. Thực ra, điều đó chẳng có nghĩa lý gì, bởi vì hành vi đái bát hay đá bát đều biểu thị sự phũ phàng đến thô bạo của người đời. Dĩ nhiên, hành vi đái bát gây ấn tượng mạnh mẽ, nặng nề hơn và phù hợp với cách nói khoa trương, phóng đại mà dân gian vẫn ưa dùng. Hơn nữa, trên thực tế sử dụng, hầu như ta chỉ gặp dạng ăn cháo đái bát mà thôi. Như vậy, chẳng cần biện luận nhiều, chúng ta cũng dễ dàng chấp nhận dạng thức ăn cháo đái bát là dạng đích thực của thành ngữ đang xét. Vấn đề đáng quan tâm hơn là tại sao dân gian lại dùng cụm từ ăn cháo để biểu hiện việc ân nghĩa? Có bao nhiêu thứ khác, quý hiếm hơn, đáng giá hơn sao không được chọn dùng, trong khi đó lại dùng cháo , một thức ăn bậc thấp nhất, để chỉ cái ân cái nghĩa do người khác mang lại? Thông thường cháo là món ăn nhẹ, dễ tiêu thích hợp với người bệnh đuối sức, không ăn được cơm. Bát cháo từ tay người khác mang lại chăm sóc lẽ nào người bệnh chẳng biết nâng niu trân trọng? Lại nữa cháo trong dân gian các cụ bà thường dùng để cúng lễ ở các miếu dưới gốc đa, sau đó ban phát cho trẻ để lấy phước. Vì thế mà có chuyện “cướp cháo gốc (lá) đa”. Khi gặp nạn đói kém nhiều người quẫn bách cơm không có ăn, áo không có mặc, sống thoi thóp trong hoạn nạn, những người có lòng nhân đức thường nấu cháo để phát chẩn, giúp cho người bị nạn bát cháo cầm hơi. Bát cháo cứu giúp con người ra khỏi cái đói đến chết người cũng chẳng đáng ghi lòng tạc dạ hay sao? Một miếng khi đói bằng mót gói khi no là thế! Những điều liên tưởng ở trên cho thấy cách lập ý lập tứ của thành ngữ ăn cháo đái bát vùa cụ thể vùa rất sâu sắc. Với quan niệm sâu kín đó, nhân dân đã khéo léo tạo nên một sự đối lập gắt gao giữa một bên là ân nghĩa với một bên khác là hành vi phụ bạc đến mức thô bạo nhằm toát lên giá trị phê phán của thành ngữ ăn cháo đái bát đối với những kẻ sống không có trước có sau, sống vô ơn bạc nghĩa.

    “Cậu nào lấy mất bi đông người ta rồi. Chỉ được cái ăn cháo đái bát, uống cho khỏe vào rồi vất cả bi đông người ta đi”. (Lê Khánh. “Những ngày vui”).

    Cùng nghĩa với ăn cháo đái bát, trong tiếng Việt còn có những thành ngữ như qua cầu rút ván, qua sông đấm vào sóng... Tuy vậy, khi sử dụng cần chú ý đến sự khác nhau rất tinh tế về sắc thái ý nghĩa của chúng.
     
  13. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Ba hồn bảy vía - Ba hồn chín vía


    Ai đã đọc “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hẳn không quên hình ảnh chị Dậu chạy ra ngõ hú gọi ba hồn bảy vía anh Dậu “về với vợ con” trong khi anh bị bọn cường hào đánh trói nằm bất tỉnh nhân sự trong nhà. Còn trong dân gian, theo mê tín, khi xem bói bài tây hoặc chữa bệnh bằng mẹo, người ta thường bắt buộc phải tráo quân bài hoặc làm một động tác quy ước nào đó bảy lần (với nam) và chín lần (với nữ). Ấy là do “đàn ông có bảy vía, đàn bà có chín vía”, theo sự mê tín của dân gian.

    Xưa nay, người bình dân chỉ quan niệm giản đơn rằng, người ta sống là do có tinh thần tức là “hồn vía” nhập vào thể xác. Khi hồn vía lìa khỏi xác thể thì cũng là lúc con người từ bỏ thế giới này mà về nơi “chín suối” với tổ tiên. Tất cả cái tinh anh khí phách của người đàn ông hợp thành ba hồn bảy vía, còn tất cả cái khôn ngoan tháo vát ở người đàn bà hợp thành ba hồn chín vía. Chính vì thế, ở dân tộc Kinh, mỗi khi có người ốm “thập tử nhất sinh” hoặc bị tai nạn “bất tỉnh nhân sự”, tính mạng bị đe dọa thì người ta thường trèo lên mái nhà hoặc chạy ra ngã bảy, ngã ba mà vừa đi về và vừa gọi hồn vía người bị nạn để mong cho họ đừng “bỏ đi” xuống “suối vàng”. Hoặc giả, nếu họ có chết thì hồn khỏi bị lạc đường, bơ vơ dễ sa vào bàn tay bọn ma quỷ “vô lại”, làm công cụ để hại người lương thiện. Sự gọi hồn ấy, tuỳ theo người bị nạn là nam hay nữ mà gọi ba hồn bảy vía hay ba hồn chín vía.

    Đồng bào dân tộc thiểu số cũng có quan niệm về hồn vía như trên, có điều hồn vía được phân biệt thêm là có vía lành, vía dữ. Khi chết, vía lìa khỏi xác và hồn đi sau cùng. Người Tày, Nùng không gọi hồn như người Kinh, người ta tổ chức hát then, cúng tế để gọi hồn người chết về.

    Nhưng nguyên do của ba hồn bảy vía và ba hồn chín vía là ở đâu? Tại sao đàn ông lại chỉ có “bảy vía” mà đàn bà lại “chín vía”?

    Đó là những câu hỏi không dễ giải thích ngọn ngành, chỉ biết rằng từ xưa người Việt đã có quan niệm và xử sự như vậy.

    Tìm về với tôn giáo, chúng ta thấy sáng rõ được nguồn gốc của quan niệm trên. Thật ra, đó là xuất phát từ quan điểm duy tâm của Đạo Giáo. Theo kinh sách của Lão Tử, hồn là cái linh, thuộc vào phần khí của con người, phách (vía) là cái linh, phụ thuộc vào phần hình của con người. Hồn là phần khinh thanh (nhẹ) phách là phần trọng trọc (nặng). Vì vậy, khi nguời ta chết, hồn bay về trời, còn phách thì tiêu xuống đất theo thể xác. Hồn thì tồn tại mãi mãi, phách và xác thì sẽ tiêu tan. Đàn ông và đàn bà đều có ba hồn phụ vào tam tiêu (tam tiêu là ba miền thượng tiêu là phần trên dạ dày, trung tiêu là miền giữa dạ dày và hạ tiêu là miền trên bàng quan), song chỗ khác nhau giữa đàn ông và đàn bà là: Đàn ông có ba hồn và bảy phách phụ vào thất khiếu (thất khiếu là bảy lỗ trên mặt: hai mắt, hai tay, hai mũi và miệng), còn đàn bà có ba hồn và chín phách phụ vào cửa khiếu là thất khiếu + lỗ sinh dục và hậu môn). Quan niệm về hồn vía ở trên, không ai khác, chính là do các bậc nho học truyền bá và ảnh huởng sâu rộng trong dân gian đến mức người ta chỉ còn biết cái ngọn của nó và tin theo, làm theo.

    Trở lại với thành ngữ trên, do có nguồn gốc tôn giáo như vậy, mỗi khi gặp một trường hợp “bất tỉnh nhân sự”, cần “cấp cứu” trong khi không có thầy thuốc, người Việt, theo thói quen mê tín, thường hú gọi hồn vía người ấy quay về, đừng bỏ phần xác mà ra đi theo ma quỷ!
     
  14. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

    Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.


    Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

    Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

    Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

    Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.
     
  15. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Ba hồn bảy vía - Ba hồn chín vía


    Ai đã đọc “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hẳn không quên hình ảnh chị Dậu chạy ra ngõ hú gọi ba hồn bảy vía anh Dậu “về với vợ con” trong khi anh bị bọn cường hào đánh trói nằm bất tỉnh nhân sự trong nhà. Còn trong dân gian, theo mê tín, khi xem bói bài tây hoặc chữa bệnh bằng mẹo, người ta thường bắt buộc phải tráo quân bài hoặc làm một động tác quy ước nào đó bảy lần (với nam) và chín lần (với nữ). Ấy là do “đàn ông có bảy vía, đàn bà có chín vía”, theo sự mê tín của dân gian.

    Xưa nay, người bình dân chỉ quan niệm giản đơn rằng, người ta sống là do có tinh thần tức là “hồn vía” nhập vào thể xác. Khi hồn vía lìa khỏi xác thể thì cũng là lúc con người từ bỏ thế giới này mà về nơi “chín suối” với tổ tiên. Tất cả cái tinh anh khí phách của người đàn ông hợp thành ba hồn bảy vía, còn tất cả cái khôn ngoan tháo vát ở người đàn bà hợp thành ba hồn chín vía. Chính vì thế, ở dân tộc Kinh, mỗi khi có người ốm “thập tử nhất sinh” hoặc bị tai nạn “bất tỉnh nhân sự”, tính mạng bị đe dọa thì người ta thường trèo lên mái nhà hoặc chạy ra ngã bảy, ngã ba mà vừa đi về và vừa gọi hồn vía người bị nạn để mong cho họ đừng “bỏ đi” xuống “suối vàng”. Hoặc giả, nếu họ có chết thì hồn khỏi bị lạc đường, bơ vơ dễ sa vào bàn tay bọn ma quỷ “vô lại”, làm công cụ để hại người lương thiện. Sự gọi hồn ấy, tuỳ theo người bị nạn là nam hay nữ mà gọi ba hồn bảy vía hay ba hồn chín vía.

    Đồng bào dân tộc thiểu số cũng có quan niệm về hồn vía như trên, có điều hồn vía được phân biệt thêm là có vía lành, vía dữ. Khi chết, vía lìa khỏi xác và hồn đi sau cùng. Người Tày, Nùng không gọi hồn như người Kinh, người ta tổ chức hát then, cúng tế để gọi hồn người chết về.

    Nhưng nguyên do của ba hồn bảy vía và ba hồn chín vía là ở đâu? Tại sao đàn ông lại chỉ có “bảy vía” mà đàn bà lại “chín vía”?

    Đó là những câu hỏi không dễ giải thích ngọn ngành, chỉ biết rằng từ xưa người Việt đã có quan niệm và xử sự như vậy.

    Tìm về với tôn giáo, chúng ta thấy sáng rõ được nguồn gốc của quan niệm trên. Thật ra, đó là xuất phát từ quan điểm duy tâm của Đạo Giáo. Theo kinh sách của Lão Tử, hồn là cái linh, thuộc vào phần khí của con người, phách (vía) là cái linh, phụ thuộc vào phần hình của con người. Hồn là phần khinh thanh (nhẹ) phách là phần trọng trọc (nặng). Vì vậy, khi nguời ta chết, hồn bay về trời, còn phách thì tiêu xuống đất theo thể xác. Hồn thì tồn tại mãi mãi, phách và xác thì sẽ tiêu tan. Đàn ông và đàn bà đều có ba hồn phụ vào tam tiêu (tam tiêu là ba miền thượng tiêu là phần trên dạ dày, trung tiêu là miền giữa dạ dày và hạ tiêu là miền trên bàng quan), song chỗ khác nhau giữa đàn ông và đàn bà là: Đàn ông có ba hồn và bảy phách phụ vào thất khiếu (thất khiếu là bảy lỗ trên mặt: hai mắt, hai tay, hai mũi và miệng), còn đàn bà có ba hồn và chín phách phụ vào cửa khiếu là thất khiếu + lỗ sinh dục và hậu môn). Quan niệm về hồn vía ở trên, không ai khác, chính là do các bậc nho học truyền bá và ảnh huởng sâu rộng trong dân gian đến mức người ta chỉ còn biết cái ngọn của nó và tin theo, làm theo.

    Trở lại với thành ngữ trên, do có nguồn gốc tôn giáo như vậy, mỗi khi gặp một trường hợp “bất tỉnh nhân sự”, cần “cấp cứu” trong khi không có thầy thuốc, người Việt, theo thói quen mê tín, thường hú gọi hồn vía người ấy quay về, đừng bỏ phần xác mà ra đi theo ma quỷ!
     
    mod09 thích điều này.
  16. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Đồng không mông quạnh


    Với người Việt Nam, ý nghĩa chung của thành ngữ đồng không mông quạnh không có gì là phức tạp khó hiểu. Trong mọi trường hợp, thành ngữ này đều được dùng để chỉ một không gian trống trải, vắng lặng đến mức gây cho con người cảm giác choáng ngợp vì cô đơn.

    “Chàng về đồng không mông quạnh, gió lạnh sương sa
    Em ở nhà lụy lâm, lâm lụy nước mắt sa theo chàng”.
    (Dân ca Bình Trị Thiên)

    Nếu chỉ dừng lại ở việc tìm ý nghĩa đương đại, ý nghĩa chung của thành ngữ, thì rõ ràng đây là một thành ngữ đơn giản, không có điều gì cần phải bàn. Nhưng thực ra thành ngữ đồng không mông quạnh lại chính là một thành ngữ phức tạp đối với những ai muốn hiểu rõ từng chữ, từng từ cấu tạo nên thành ngữ này. Cho đến nay, cách hiểu ý nghĩa của một vài từ trong thành ngữ vẫn còn là điều “thách đố” chúng ta. Xét về mặt chữ nghĩa, các từ đồng, mông được bàn đến nhiều và có ý kiến trái ngược nhau.

    Từ cách nhìn đồng đại, các từ đồng và không đều được coi là dễ hiểu, không cần phải lý giải gì thêm. Nhưng từ mông và từ quạnh thì nên hiểu thế nào? “Từ điển Hán - Việt” của Đào Duy Anh giải thích mông nghĩa là “tối tăm” còn quạnh là “vắng vẻ”. Ở các từ điển khác kết cấu mông quạnh được giải thích nghĩa là “rộng rãi và vắng vẻ”. Dù giải thích tách riêng thành hai yêu tố mông, quạnh hay thành một cấu kết mông quạnh, thì ý nghĩa của chúng vẫn được nhận diện phù hợp với ý nghĩa chung của toàn thành ngữ. Theo cách hiểu này thì đồng là một danh từ và ba yếu tố không, mông, quạnh được xem là các tính từ bổ nghĩa cho danh từ trung tâm có chức năng lột tả cảnh rộng rãi, tối tăm, vắng vẻ mà thành ngữ đồng không mông quạnh hàm chỉ. Song khi khảo sát loại thành ngữ có bốn yếu tố, chúng ta chưa gặp một dạng thức nào có cấu tạo gồm một trung tâm và ba yếu tố phụ làm định ngữ như cách giải thích ở trên. Tính cá biệt và phi hệ thống này đã khiến chúng ta phải tìm một cách lí giải khác.

    Nhìn chung, đồng không mông quạnh được xem là một thành ngữ đối ứng, trong đó đồng đối với mông, không ứng với quạnh. Các từ không, quạnh, đối ứng với nhau là hiển nhiên và hợp quy tắc. Vấn đề chủ yếu là ở cặp đồng và mông. Xung quanh cặp từ này cũng có lắm cách hiểu khác nhau. Có thể thấy ít nhất là có những cách hiểu sau đây:

    1. Trong tiếng Việt có các từ mông và đồng có nghĩa gần nhau và đều chỉ trẻ nhỏ. Đó là nghĩa trong các từ nhi đồng, đồng dao, mông học, mông huấn. Cách Ií giải này thỏa mãn được sự đối ứng và tương hợp về nghĩa của cặp từ mông đồng trong thành ngữ đồng không mông quạnh vì theo quan niệm dân gian, trẻ con gắn liền với cảnh đầm ấm, yên vui, nếu đến một nơi nào đó mà vắng vẻ, trống thiếu trẻ con thì người ta cũng cảm nhận thấy sự trống vắng và buồn tẻ. Điều này khá gần gũi với ý nghĩa chung của thành ngữ đồng không mông quạnh hiện đang được dùng trong tiếng Việt. Nhưng rất tiếc là ý nghĩa chung của thành ngữ đang xét lại thiên nói về không gian hơn là nói về quan hệ giữa nguời với người, cho nên, cần xem xét lại cách luận giải này.

    2. Theo cuốn Từ điển từ nguyên tiếng Hán, có một từ mông chỉ một loài cỏ. Với nghĩa này, mông có thế đối ứng và tương hợp được với đồng (cánh đồng). Quả là đồng và cỏ gắn liền với nhau và có thể đối ứng, tương hợp về nghĩa như đồng khô cỏ úa hay đồng khô cỏ cháy. Song điều khó giải thích là ở chỗ, nếu mông là từ chỉ cây cỏ thì ít khả năng kết hợp được với quạnh. Do đó, sẽ hoàn toàn có lý khi người ta nghi ngờ tính đúng đắn của cách giải thích này.

    3. Cách luận giải thứ ba cho rằng mông vốn là một từ cổ, chỉ bãi trống giữa những cánh đồng. Từ này đang được lưu giữ trong một số thổ ngữ ở Nghệ Tĩnh. Nếu quả đúng là như thế thì ý nghĩa của thành ngữ đồng không mông quạnh là sáng rõ.

    Như vậy, cho dù ý nghĩa của các yếu tố trong thành ngữ đồng không mông quạnh còn cần được tìm hiểu thêm, nhưng đối với mọi người, ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ này đều thống nhất. Những khoảng không gian trống trải, vắng lặng, quạnh hiu đều có thể ví với cảnh đồng không mông quạnh.
     
  17. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Cáo mượn oai hùm

    Cáo thì chỉ “bắt nạt” được gà, còn hùm (tên nôm của hổ) là chúa tể của muôn loài! Hùm giỏi giang ở đâu thì chưa biết nhưng riêng cái khoản tục ăn thì không ai bằng (ăn như hùm đổ) và gian ác thì cũng đáng được xếp hạng “miệng hùm nọc rắn”. Vô phúc con vật nào - cả con người nữa, để nó vồ được thì chỉ có mà về... chầu tiên tổ. Vậy nên, trong tiếng Việt đã sinh ra câu “cáo mượn oai hùm” để chỉ hạng người luôn mượn thế kẻ mạnh, nấp dưới ô quyền lực đi hù dọa, lòe bịp người khác hoặc lấy đó làm lá chắn để thỏa sức lộng lành.

    Thành ngữ này vốn bắt nguồn từ một câu chuyện kể về sự gian ngoan, ma lanh của cáo đã khéo uốn ba tấc lưỡi để lừa “thầy hùm”, còn hùm thì đúng là “to đầu mà dại”.

    … Có một con hùm đói mồi, đang lang thang trong rừng kiếm ăn, thì gặp ngay con cáo. Hùm sướng rơn và chắc mẩm phen này được bữa chén no say. Nhưng con cáo gian ngoan đã nói ngay với hùm rằng: “Này, cái ông hùm ông hổ kia ơi! Ông đừng có mà ăn thịt tôi. Thượng đế đã giao cho tôi làm chúa tể muôn loài. Ông mà ăn tôi là làm trái ý của thượng đế! Không tin, ông cứ đi đằng trước, tôi đi đằng sau, thử hỏi có con vật nào trông thấy tôi mà không sợ?” Và hùm đã làm theo. Quả nhiên, chúng đi đến đâu, mọi thú vật đều chạy toán loạn. “Sự thật” đó đã làm cho hùm tin lời cáo, và đương nhiên cáo đã thoát chết! Hùm có biết đâu rằng, những con vật kia sợ mình, sợ từ cái bóng của mình, chứ đâu có sợ cáo!...

    Trong dân gian, bên cạnh thành ngữ “cáo mượn oai hùm” còn có cách nói “cáo đội hổ uy” với nghĩa tương tự nhưng ít dùng. Tiếc thay, đến nay trong tiếng Việt từ hùm, từ hổ chưa có được cái nét nghĩa “khờ dại và cả tin đến mức ngu xuẩn”. Còn nét “tinh khôn, ranh mãnh, quỷ quái” (Thằng cha ấy cáo lắm. Bọn thực dân cáo già) đã trở thành một trong những nghĩa phổ biến của từ cáo.
     
    mod09 thích điều này.
  18. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Nói nhăng nói cuội


    Trong dân gian Việt Nam “Cuội” vốn đã mang cái tiếng xấu là hay nói dối, “nói dối như Cuội” mà lại! “Bắc thang lên đến tận mây, hỏi sao Cuội phải ấp cây cả đời ? Cuội nghe hỏi thế Cuội cười. Bởi hay nói dối lên ngồi ấp cây” (Ca dao). Và những người nói lăng nhăng, không thật thì gọi là nói nhăng nói cuội.

    Để cắt nghĩa thành ngữ trên có hai ý kiến. Một ý kiến cho rằng vì “nhăng” có nghĩa là quấy phá nhăng nhít cho nên nó đi với “cuội” là thích hợp để diễn tả cái ý nói năng dối trá không đáng tin cậy. Còn ý kiến khác lại cho rằng “nhăng cuội” chính là do “giăng cuội” nói chệch ra mà thôi. Vì vậy nhăng cuội (hay giăng cuội) thường được dùng ở dạng tách đôi xen vào giữa là hình thức lặp của một động từ nói để biểu thị sự nói năng nhảm nhí, vu vơ, dối trá, chuyện nhăng cuội, hứa nhăng hứa cuội, nói nhăng nói cuội, tán nhăng tán cuội, v.v...

    Thành ngữ nói nhăng nói cuội (hay nói giăng nói cuội) mang nét nghĩa chung là nói không thật, nói vu vơ, hão huyền. Trong tiếng Việt còn có thành ngữ gần nghĩa là nói hươu nói vượn. Song ở thành ngữ nói hươu nói vượn không có nét nghĩa dối trá.
     
  19. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Chết đứng như Từ Hải


    Hình tượng Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du đã để lại cho nhân dân ta những ấn tượng sâu sắc. Đây là một bậc trượng phu khác người. Cái diện mạo “râu hùm, hàm én, mày ngài, vai năm tấc rộng thân mười thước cao” đã thể hiện một con người có sức mạnh vô song. Hơn thế nữa Từ là kẻ ngang tàng, “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Không chịu luồn cúi triều đình phong kiến, Từ đã dấy binh khởi nghĩa. Với tài thao lược “gươm đàn nửa gánh non sông một chèo” chàng đã lập nên một vương quốc, một triều đình riêng. Trong con mắt của triều đình phong kiến chính thống, Từ là kẻ phiến loạn, là giặc mang tội bất trung. Tội ấy đáng chém đầu. Nhưng với một vương triều mạnh, với một con nguời tài giỏi như Từ, đánh đổ đâu dễ dàng. Chúng nghĩ ngay kế mua chuộc và dụ hàng. Nhà vua cử tên tổng đốc trọng thần “mặt sắt đen sì” Hồ Tôn Hiến làm nhiệm vụ này. Hồ Tôn Hiến nghĩ ngay ra diệu kế. Bấy giờ, nàng Kiều sau bao năm lưu lạc đã thành vợ của Từ Hải. Hồ Tôn Hiến dùng vàng bạc mua chuộc Kiều mong nàng tìm cách thuyết phục Từ Hải quy hàng triều đình. Cả tin lại chán ghét cảnh bèo dạt mây trôi, Kiều đành nhận lời. Bởi nghe lời Kiều, Từ Hải đã quy hàng. Những tưởng triều đình sẽ ban thưởng chức tước như đã hứa, nhưng tráo trở thay nhân cơ hội này, Hồ Tôn Hiến đã giết Từ Hải. Người anh hùng đã chết, chết trong sự oan ức. Từ chết đứng “trơ như đá, vững như đồng, ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng dời”.

    Từ hình ảnh chết đứng của Từ Hải như vậy, trong tiếng Việt xuất hiện thành ngữ “chết đứng như Từ Hải”. Thành ngữ này còn một biến thể khác là “như Từ Hải chết đứng”. Về ý nghĩa, thành ngữ “chết đứng như Từ Hải” biểu thị trạng thái đứng đờ ra của con người khi bị tác động đột ngột, không ứng xử kịp nhất là trước những niềm vui nỗi buồn, sự đau khổ bất ngờ.
     
  20. Tôi yêu sandinh

    Tôi yêu sandinh Lý trưởng

    Hồn xiêu phách lạc


    Hồn và phách (cũng gọi là vía) theo quan niệm dân gian, là phần tinh thần, phần linh hồn của con người ta đối với thể xác. Hồn và phách luôn tồn tại cùng thể xác khi người ta còn sống. Khi người ta chết thì hồn bay lên không, phách nặng, phụ thuộc vào phần hình của con người, thì tiêu xuống cõi âm.

    Với ý nghĩa như vậy, hồn và phách luôn là một nửa của sinh mạng con người. Trong tiếng Việt thành ngữ hồn xiêu phách lạc biểu thị cái ý “mất hết tinh thần và sinh lực do sự sợ hãi”.

    Thành ngữ đang xét có rất nhiều biến thể: hồn xiêu phách rụng, hồn kinh phách lạc, hồn kinh phách rời, hồn rơi phách lạc, hồn tan phách rời, hồn bay phách rụng.

    Trong thơ văn, các biến thể trên thường được dùng ở dạng đảo lại trật tự kiểu như hồn lạc phách xiêu, phách lạc hồn kinh, lạc phách xiêu hồn.

    Ngoài các biến thể trên, thành ngữ hồn xiêu phách lạc còn có hai thành ngữ đồng nghĩa là kinh hồn bạt vía và hồn vía lên mây.