Đình Làng Mông Phụ Sơn Tây (Hà Tây cũ)

Thảo luận trong 'Văn hóa đình làng Việt Nam' bắt đầu bởi Seo 1976, 16/2/19.

  1. Seo1976

    Seo1976 Hội Chắn Hà Tây

    VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG
     
  2. Seo1976

    Seo1976 Hội Chắn Hà Tây

    Lịch sử, kiến trúcSửa đổi
    Đình Mông Phụ được xây dựng trên một khu đất trung tâm và cao nhất của làng, rộng khoảng 1.800 . Mặt tiền Đại đình ngó ra hướng Tây Nam.

    Năm xây dựng ngôi đình 1533 thời Vua Mạc Đăng Doanh. Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng về kiểu dáng kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc thì đình được làm vào thời Lê trung hưng năm 1533 Nguyễn Kim đưa Vua Lê Trang Tông Lên Ngôi ở Ai Lao. Về sau, đình được tôn tạo, tu sửa vài lần; nhưng vẫn giữ nguyên dạng kiến trúc, điêu khắc ở đầu thế kỷ 19. Trong số ấy, theo tài liệu, thì năm 1858, dưới triều vua Tự Đức, đình được sửa chữa lần thứ nhất[1]. Gần đây (2006 - 2008), đình cũng đã được tu sửa lớn [2].

    [​IMG]
    Nhà Xích hậu ở phía trước đình Mông Phụ
    Diện mạo của ngôi đình hiện nay được xây dựng theo kiểu chữ "Công" (chữ Hán: 工), gồm Nghi môn (cổng chính), sân đình, Tả Mạc (nhà bên trái), Hữu mạc (nhà bên phải) và Đại đình (hay tòa Đại bái, tức tòa đình chính). Ngoài ra, ở bên ngoài đình (phía tay phải từ đình nhìn ra) có nhà Xích hậu. Đây là nơi tiếp khách, và là nơi chuẩn bị lễ trước khi vào đình. Lược kể:

    • Nghi môn: gồm bốn trụ vuông xây gạch, hai trụ lớn và hai trụ nhỏ. Bốn đầu trụ tạo tác lồng đền hình vuông có chạm nổi tứ linh, trên đỉnh hai trụ lớn có hai con sư tử ngồi nhìn ra phía giữa, đỉnh hai trụ nhỏ đội hai bình hoa. Ba mặt trụ có các câu đối chữ Hán chạm nổi.
    • Sân đìnhTả Hữu mạc: Sân đình rộng, lát gạch Bát Tràng, hai bên có Tả Hữu mạc, mỗi nhà có năm gian nhỏ. Đây là nơi thờ tổ tiên các dòng họ trong làng và người có công với làng…
    • Đình chính: gọi là tòa Đại bái gồm năm gian hai chái. Hậu cung (đình trong) là một tòa nhà nối ba gian giữa của đình ngoài kéo dài ra phía sau như cán chày. Hai bên đình có hai cái giếng cổ (tục gọi là hai mắt rồng). Mái đình hình võng nhẹ, lợp ngói mũi hài, hai đầu nóc có chạm hình hai con rồng. Góc mái uốn ngược lên thành hình rồng. Các vì kèo được thiết kế theo kiểu giá chiêng chồng rường, dựa trên sáu hàng chân. Những đầu dư của các xà ở gian chính và những kẻ hiên là những trọng điểm để trang trí. Những mô típ trang trí như rồng, hổ, , chim, hoa , mây,... đều được chạm nổi, chạm lộng hoặc chạm ren. Đình chính không có tường vách ngăn che, tất cả đều để trống, chỉ có một lan can có chấn song hình con tiện bao quanh ba mặt đến tường của Hậu cung. Đình có sàn ở hai gian bên, ở gian giữa có cửa võng hình lưỡng long chầu nguyệt sơn son thiếp vàng. Một bàn thờ lớn trang trí bằng tượng rồng, hổ phù ngậm chữ "Thọ" (chữ Hán: 壽), mây... Hậu cung chỉ có sườn gỗ bào trơn, có tường xây kín ba mặt, bệ thờ đặt giữa Hậu cung, có ngai và bài vị thờ Tản Viên Sơn Thánh.[3]
     
    TLMN_9791_HV thích điều này.
  3. Seo1976

    Seo1976 Hội Chắn Hà Tây

    • [​IMG]


    ĐÌNH MÔNG PHỤ
    Đến thăm Đường Lâm ta sẽ được chiêm ngưỡng một quần thể những di tích kiến trúc cổ đặc sắc của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đền chùa, miếu, nhà thờ họ, nhà cổ …Nhưng trong quần thể kiến trúc đó nổi bật hơn cả là Đình Mông phụ. Nơi đây chính là hình ảnh tiêu biểu cho lối kiến trúc cổ đặc sắc của người Việt xưa.

    Theo lời kể của các cụ già trong làng thì đình được xây dựng từ năm 1553 dưới thời vua Lê Thần Tông đình thờ Đức Thánh Tảng - đệ nhất phúc đẳng thần -một vị đứng đầu trong tứ bất tử của người Việt. Và đến đời vua Tự Đức thứ 12, năm Kỷ Mùi 1859 đình được mở rộng, xây thêm đình ngoài và hai nhà tả hữu mạc ở hai bên, xây tường hoa xung quanh và bốn cột trụ trước cửa, có đắp câu đối và phù điêu nổi hình tạo thành một khối kiến trúc hoàn chỉnh và khép kín.

    [​IMG]

    Cổng đình Mông Phụ.
    Đình Mông Phụ có quy mô lớn nhất xã Đường Lâm.được tọa lạc ngay trong trung tâm làng Mông phụ .Theo lời của cụ Phan Văn Tích (xóm Hề, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm) -một người trông coi đình làng nhiều năm cho biết: Đình tọa lạc ở vị trí đầu rồng nằm hai bên hông đình còn có hai cái giếng cổ được coi như mắt rồng.


    [​IMG]
    Nhà đại bái
    Đình gồm có hai toà đại bái và hậu cung, một gian hai chái lớn và cả hai toà nhà đều được làm theo kiểu 4 lá mái với họa tiết trang trí bay bổng hình mây cuộn. rồng bay.Đình được lợp bằng ngói di xếp vảy cá. Trên thân các cột xà, thanh xà đều được trạm khắc hết sức tinh sảo với họa tiết đầu rồng, tứ linh, tứ quý, chim phượng . Có thể nói đây chính là hình mẫu tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc trên gỗ hết sức tinh vi của người Việt cổ. Cụ Phan Văn Tích có kể lại rằng những tác phẩm điêu khắc độc đáo, tinh vi trong đình là của cụ Mục Hùng -một người thợ cả tài hoa, có bộ óc sáng tạo và có đôi bàn tay vàng, ông đã có công trực tiếp vẽ mẫu và hướng dẫn nhóm thợ mộc làng Mía xây dựng ngôi Đình này.

    [​IMG]

    Điêu khắc hình đầu rồng

    Ngôi đình được xây dựng mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt – Mường, có sàn gỗ cách mặt đất, mô phỏng kiến trúc nhà sàn, gỗ lát sàn trước là gỗ ba phân có nẹp gian, sau này được tu bổ lại và đổi thành gỗ bốn phân không có nẹp gian.Sàn nhà còn có lan can tiện gỗ bao quanh.

    [​IMG]

    Sàn nhà được bao quanh bởi hàng rào gỗ

    Nhà Đại bái của Đình được dựng bởi bốn mươi tám cột gỗ, mỗi cột có đường kính tầm 50-60 phân trên có trạm khắc nhiều hoa văn hình rồng bay, phượng múa. Tuy nhiên, do sư bào mòn của thời gian mà những họa tiết mày đã mờ dần.Đa số các cột trụ trong đình đều đã được thay mới do hầu hết chúng đã bị mối mọt và hư hỏng nặng.

    [​IMG]
    Cột trụ
    Đình Mông Phụ còn được trang trí bởi rất nhiều bức hoành phi,câu đối tiêu biểu như bức hoành phi “lão long huấn tử” (rồng già dạy con) hay bức hoành phi với 4 chữ “Dũng cảm cả tưởng” do vua Thành Thái ban tặng cho Làng sau một trận săn bắt cướp.

    [​IMG]
    Bức hoành phi với bốn chữ "Dũng - Cảm - Cả - Tưởng"
    Đình ngoài có 5 gian và 2 chái. Kết cấu bên trong theo lối “chồng giường- giá chiêng”. Đây là kiểu kiến trúc truyền thống rất phổ biến của nghệ thuật kiến trúc đình cổ của dân tộc.Đình ngoài thường là nơi tụ họp của bà con dân làng những lúc nông nhàn ngồi chơi vãn chuyện hay khi có việc làn, hội đình.

    [​IMG]
    Đình ngoài với kết cấu "chồng giường - giá chiêng"
    Bao quanh đình là một hệ thống hàng rào xây bằng đá ong , loại đá đặc trưng trong việc xây dựng các công trình kiến trúc tại khu vực này. Hàng rào đá ong này đã mang lại cho ngôi đình một nét trầm mặc cổ kính,một nét đẹp không giống bất cứ ngôi đình nào trên đất nước Việt Nam. Chính lối kiến trúc cổ truyền và đặc sắc của đình Mông Phụ mà vào ngày 20/5/1991 đình làng Mông Phụ được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích quốc gia cần được bảo tồn.Nhà nước đã đầu tư 11 tỉ đồng cho việc trùng tu và tôn tạo Đình làng, với mục đích là gìn giữ những di sản văn hóa vô giá của dân tộc . Đình được tu sửa trong vòng 3 năm từ 2004-2007.Đình Mông Phụ không chỉ có một ý nghĩa tinh thần to lớn đối với con người của mảnh đất này mà nó còn có một giá trị sâu sắc đối với mỗi người Việt Nam yêu quý những giá trị văn hóa truyền thồng của dân tộc.Có thể nói đình Mông Phụ chính là tinh hoa của kiến Trúc Việt
     
  4. Seo1976

    Seo1976 Hội Chắn Hà Tây

    CÁC QUẦN THỂ XUNG QUANH ĐÌNH LÀNG MÔNG PHỤ VÀ LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
    Vẻ đẹp uy nghiêm của ngôi đền thờ Phùng Hưng lớn nhất Việt Nam

    BÀI, ẢNH: HỒNG HẠNH 06-12-2016 11:22

    Kinhtedothi - Đền thờ Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) được lập ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, nhưng ngôi đền ở Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội) có quy mô lớn nhất, kiến trúc độc đáo nhất, chứa đượng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa nhất.


    [​IMG]


    Nằm cách Hà Nội hơn 50km, Làng cổ Đường Lâm là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Đây là ngôi làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia năm 2006.


    [​IMG]


    Với những nét đặc trưng về kiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cổ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, có thể nói làng cổ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cổ Hội An và phố cổ Hà Nội về quy mô cũng như giá trị nghệ thuật khiến cho nơi đây trở thành một điểm nhấn du lịch của Hà Nội.


    [​IMG]


    Ngoài ra, đây còn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi duy nhất “một ấp hai vua” – nơi sinh của vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền nên nơi đây còn gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa Nho học khiến du khách ai cũng một lần muốn ghé qua.


    [​IMG]


    Phùng Hưng là thủ lĩnh nghĩa quân khởi nghĩa vào tháng 4 năm Tân Mùi (791) chống lại ách đô hộ khắc nghiệt của nhà Đường.


    [​IMG]


    Ông làm tổng chỉ huy, chia quân làm 5 mũi, do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bố Bá Cần chỉ huy tiến đánh bao vây Thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay).


    [​IMG]


    Tên đô hộ Cao Chính Bình cùng 4 vạn quân đã ra sức chống cự, nhưng sau 7 ngày đã bị thất bại nặng nề. Quân địch bị tổn thất, Cao Chính Bình vì lo sợ mà sinh bệnh rồi chết.


    [​IMG]


    Sau khi chiếm được thành, Phùng Hưng tổ chức lại việc cai trị và xây dựng quyền tự chủ lâu dài. Ông coi chính sự được 7 năm rồi mất.


    [​IMG]


    Đền thờ Phùng Hưng được lập ở nhiều nơi, trong đó ở Đường Lâm đền thờ có quy mô lớn nhất nhưng chưa rõ niên đại xây dựng.



    [​IMG]


    Vì vậy đền thờ có kiến trúc đời nhà Nguyễn vào những năm đầu thế kỷ XX gồm các hạng mục công trình như: Tả – Hữu Mạc, Đại Bái, Hậu Cung.


    [​IMG]


    Tuy nhiên việc đền thờ có hình dáng như ngày nay là do có một đợt trùng tu lớn vào năm 1889 (đời vua Thành Thái).


    [​IMG]





    [​IMG]





    [​IMG]


    Một số hoa văn, linh vật được trang trí trong đình như: bờ nóc, đầu xà, điểm nối giữa các bộ vì, kèo, cột.


    [​IMG]


    Tượng Phùng Hưng được an toạ ở Hậu Cung.


    [​IMG]


    Xung quanh đền có một số cây lấy gỗ, ăn quả đã có niên đại lâu đời như: lim, nhãn, đa…


    [​IMG]





    [​IMG]


    Trong đền thờ có tấm bia Phùng tự bi ký ở đình Đoài Giáp được tạc vào năm Hồng Đức thứ 4 (1473) đã chép lại rất nhiều thông tin liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của Ngài.


    [​IMG]


    Ngày 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân Đường Lâm và con cháu họ Phùng, du khách thập phương lại hội tụ về đây để tỏ lòng thành kính đối với ông.
     
  5. Seo1976

    Seo1976 Hội Chắn Hà Tây

    CÁC QUẦN THỂ XUNG QUANH ĐÌNH MÔNG PHỤ
    ĐỀN THỜ VÀ LĂNG NGÔ QUYỀN

    Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây là nơi được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”. Đến làng quê yên ả này, du khách sẽ được thăm đền thờ và lăng Ngô Quyền, di tích đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, nơi thờ vị vua lừng danh trong lịch sử dân tộc, người nổi tiếng với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi, mở ra một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam.
    [​IMG]

    [​IMG]

    Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng trên một đồi đất cao, có tên là đồi Cấm, mặt hướng về phía đông. Đền thờ được xây ở phía trên, cách lăng khoảng 100m. Phía trước lăng là một cánh đồng rộng nằm giữa 2 sườn đồi; một nguồn nước gọi là vũng Hùm chảy ra sông Tích; bên cạnh đó là đồi Hổ Gầm, tương truyền xưa là nơi thuở nhỏ Ngô Quyền thường cùng bạn chăn trâu, cắt cỏ và tập luyện võ nghệ. Đây có lẽ là vị trí đẹp nhất của ấp Đường Lâm xưa.

    Đền thờ Ngô Quyền được xây dựng từ lâu đời và đã qua nhiều lần trùng tu. Lần tu sửa gần đây nhất là vào thời Vua Tự Đức (1848 – 1883). Đền có quy mô khá khiêm tốn, gồm: Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc, Đại Bái (Tiền Đường) và Hậu Cung1. Đền được xây bằng gạch, lợp ngói mũi hài, có tường bao quanh. Đại Bái đền thờ là một nếp nhà 5 gian, bộ khung bằng gỗ, được thể hiện chủ yếu thiên về sự bền chắc, tôn nghiêm; gian giữa có treo bức hoành phi đề bốn chữ Hán “Tiền vương bất vong” (Vua Ngô Quyền sống mãi). Hiện nay, Đại Bái còn được dùng làm phòng trưng bày về trận chiến thắng trên sông Bạch Đằng và thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền. Hậu Cung là một ngôi nhà dọc 3 gian, bộ khung nhà bằng gỗ được trang trí hình rồng, hoa, lá... Gian giữa có đặt tượng thờ Ngô Quyền .

    Lăng mộ Vua Ngô Quyền được xây dựng năm Tự Đức thứ 27 (1874) và trùng tu năm Minh Mệnh thứ 2 (1821). Lăng được xây kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng 1,5m. Giữa lăng là ngai, trong có bia đá ghi bốn chữ Hán “Tiền Ngô Vương Lăng” (Lăng mộ Vua Ngô Quyền). Đặc biệt, trong quần thể đền và lăng Ngô Quyền, 18 cây duối cổ - tương truyền là nơi Ngô Quyền buộc voi, ngựa - đã được công nhận là “Cây di sản” cấp quốc gia.

    Hàng năm cứ đến ngày 14 tháng 8 âm lịch (ngày giỗ Vua Ngô Quyền) nhân dân trong vùng lại về đây để tưởng nhớ công ơn của ông - vị vua “đã mở nước xưng vương”, kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở đầu một thời đại mới, độc lập, tự chủ cho lịch sử dân tộc.

    –––––––––––––––

    1- Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc, Đại Bái (Tiền Đường) và Hậu Cung: Các công trình trong kiến trúc đình, chùa cổ, tương đương với: Cổng chính, nhà bên trái, nhà bên phải, nhà phía trước, nhà phía sau
    Nguồn : ST