CHẮN HỘI HÀ NỘI

Thảo luận trong 'Chắn hội Hà Nội' bắt đầu bởi DẾ MÈN 80, 18/12/12.

  1. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    Đường đua F1 của Việt Nam tại Hà Nội đây!!!

     
    Gió Thoảng Sân Đình thích điều này.
  2. DẾ MÈN 80

    DẾ MÈN 80 TB Tài Chính

    Đua gì mà em nhìn chóng hết cả mẹt 8-}
    Vào họp lịch nhậu thôi anh, nhiều anh em mới - cũ chưa biết mặt nhau sợ vào bàn chơi không biết lại ném gạch u đầu :D


     
    giagia8668vuabip13 thích điều này.
  3. DẾ MÈN 80

    DẾ MÈN 80 TB Tài Chính

    Phi đội săn gà mà vẫn để sổng gà :x:x
    Em đã có cháo gà ăn đêm ấm bụng, chúc cả nhà ngủ ngon :-hI-)I-)

    ChanPro2019.5.8.23.57.12.WEB.

    ChanPro2019.5.9.1.18.4.WEB.
     
    longzenđa, nguyen904, vuabip135 others thích điều này.
  4. Chắn Hội Hà Nội

    Chắn Hội Hà Nội chắn hội hà nội

    Chắn hội Hà Nội chúc mừng hội trưởng @Sondat đã có mặt tại trận chung kết của Hội chắn Hà Tây!

    trao-thuong-tham-gia-ck-HCHT.
     
  5. Chắn hội Hải Phòng

    Chắn hội Hải Phòng Chắn hội Hải Phòng

    LỊCH THI ĐẤU VÒNG 1 GIẢI ĐẤU: “CHẮN HỘI HẢI PHÒNG MỞ RỘNG LẦN 5” CỦA CÁC CHẮN THỦ CHHN

    Ngày 15/5

    Bảng 1: Đảo Cát HP, Tuan6874, Đình Gừng, @Thành Nguyễn.HN
    Bảng 3: Duclh111, @Đăng Quang pro, _Dvb_, Cô đơn 1 cuộc tình​

    Ngày 16/5

    Bảng 6: Mattroihongkbta, Mod04, _Nguyễn Khuyến_, @Gadaubac Tueminh
    Bảng 9 : Thanhtuan67, @nguyen904 , Bến đò xưa, Mod22
    Bảng 10: Thích đàn ông, Thúy hải dương, @Nguyễn Tiểu Thương, @paminh74

    Ngày 17/5
    Bảng 13: Vũ Đình Vinh, @Nhất Chi Mai_84, Hoo_tal1, Heromediapro
    Bảng 14: Kichon1984, Cuongxadan, @vuabip13, Em cứ thế đấy​

    Ngày 18/5

    Bảng 20: Ngoc minh hp, Băng Tan 1972, @Snow Heart, Giám đốc U23 ViệtNam​

    Ngày 19/5
    Bảng 22: Moachaptat10, Linhlinh, Thuc0989, @danlangha09
    Bảng 24: Loiquanghp, Phan Đức Vinh, DuyHV, @Sondat
    Bảng 26: Hungcua219239, @chumso, Trái Tim Tuyết, Thế Kiệt​

    Ngày 20/5
    Bảng 28: Devil Soul, @longzenđa , Tiengia1951, Dangbotot

    Trân trọng thông báo!
     
  6. giagia86681

    giagia86681 Chánh tổng

    hic hic mình lại bị lãng quên rồi
     
    nguyen904, DẾ MÈN 80, baichanvn2 others thích điều này.
  7. Thành Nguyễn.HN1234

    Thành Nguyễn.HN1234 Chánh tổng

    tại chú không mang bánh đậu xanh bên mình :)):)):))
     
  8. DẾ MÈN 80

    DẾ MÈN 80 TB Tài Chính

    Thay mặt ban QT CHHN mình xin đính chính thông tin TV CHHN tham gia thi đấu như sau :
    Bảng 11 : có 1 thành viên của CHHN là nick giagia8668
    Bảng 28 : chắn thủ longzenđa đã có thông báo hủy DS và không còn là TV của CHHN.

    Trân trọng,
    DẾ MÈN 80
     
  9. DẾ MÈN 80

    DẾ MÈN 80 TB Tài Chính

    Ra phố mà anh cứ cởi trần thế kia thì anh em làm sao nhận ra đồng bọn được chứ ah =))
     
  10. baichanvn

    baichanvn Chắn hội Hà Nội

    :)):))
    Mà chị @DẾ MÈN 80 ơi, em thấy trên topic “Danh Sách Thành Viên CHHN” vẫn chưa đc cập nhật 2 năm nay rồi. Lần cuối là từ năm 2017 =P~, dẫn tới ở giao diện game khu Bang Hội cũng bị Sân Đình cập nhật sai nhiều.
     
    lê nguyên1981, DẾ MÈN 80Thành Nguyễn.HN thích điều này.
  11. Thành Nguyễn.HN1234

    Thành Nguyễn.HN1234 Chánh tổng

    7-8 ván cuối mạng bị đơ may mà vẫn được vào
     
    DẾ MÈN 80nguyen904 thích điều này.
  12. Thành Nguyễn.HN1234

    Thành Nguyễn.HN1234 Chánh tổng

    em vào trang 145 CHHN có đầy đủ thông tin ngày sinh ID em nhé.sinh nhật em 10-07-1987 yên tâm đến sinh nhật có hoa tặng và bảo :)):)):))
     
    baichanvnDẾ MÈN 80 thích điều này.
  13. DẾ MÈN 80

    DẾ MÈN 80 TB Tài Chính

    Vấn đề này chị ghi nhận lỗi chậm trễ và anh em ban QT sẽ cố gắng khắc phục sớm nhất em nhé.
     
    giagia8668, Thành Nguyễn.HNbaichanvn thích điều này.
  14. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

  15. Tào 1

    Tào 1 Chắn hội Hà Nội

    Người là Hồ Chí Minh!

    (Chinhphu.vn) - Năm 1987, Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Paris, nước Pháp đã ra Nghị quyết 24C/18.65 về việc kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1990, đúng 100 năm Ngày sinh của Người, vinh danh Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới”. Nhưng 64 năm trước, năm 1923, nhà thơ Xô viết Osip Mandelstam đã viết về Nguyễn Ái Quốc - tên Người lúc đó, trên tạp chí Ogoniok, số 39: “Từ Nguyễn Ái Quốc toả ra một nền văn hoá, không phải là văn hoá châu Âu mà có lẽ là nền văn hóa của tương lai”…

    Quê hương yêu dấu

    Quê Bác nằm ở hạ lưu Sông Lam của xứ Nghệ, nơi hội tụ của các trung tâm văn hoá vùng Bắc Trung Bộ; nơi phát tích nhiều nền văn hoá cổ, một vùng văn hoá - dân tộc học đặc sắc. Cụ nghè Nguyễn Xuân Ôn, một trong những lãnh tụ xuất sắc của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX từng ca ngợi quê hương mình: “Non nước châu Hoan đẹp tuyệt vời / Sinh ra trung nghĩa biết bao người”.


    [​IMG]
    Ngôi nhà ở quê nội Bác, làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

    Bác Hồ của chúng ta sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, ở một vùng quê giàu truyền thống văn hiến và cách mạng. Vùng quê ấy, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, thường xuyên đương đầu với muôn vàn thử thách, tàn phá do giặc giã, thiên tai, trong khổ đau vẫn gan góc, trong mất mát vẫn kiên cường, trong đói nghèo vẫn “đói sạch, rách thơm”; là “đất phên dậu”, “đất Cối Kê”, “thành đồng ao nóng của nước”.

    Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông hung bạo từng tung hoành vó ngựa xâm lăng suốt cả một vùng đất rộng dài từ Á sang Âu, khi đất nước ở vào tình thế nước sôi lửa bỏng, ngàn cân treo sợi tóc, vua Trần Nhân Tông vẫn tin tưởng: “Cối Kê cựu sự quân tu ký, Hoan Diễn do tồn thập vạn binh” (tạm dịch: chuyện cũ Cối Kê ngươi nên nhớ, Hoan Diễn kia còn chục vạn binh). Nhìn trong lịch sử dân tộc, những tên tuổi lớn như Mai Hắc Đế, Hồ Quý Ly, Nguyễn Huệ - Quang Trung, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ...hoặc sinh ra hoặc khởi nghiệp và thành danh ở nơi này.

    Ở thời hiện đại, cùng với Hồ Chí Minh, nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái, Lý Tự Trọng, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Sĩ Sách,…cũng là những người con ưu tú của đất Hồng Lam.

    Bác Hồ sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học nguồn gốc nông dân. Ông Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ Bác, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được cụ giáo Hoàng Đường đưa về nuôi dưỡng, cho ăn học, rồi gả người con gái yêu đầu lòng. Khi Bác cất tiếng khóc chào đời, khói lửa của phong trào Cần Vương - bên kia sông Lam là cuộc dấy nghĩa của Phan Đình Phùng, Cao Thắng, ở ngay núi Chung trước nhà là của Vương Thúc Mậu…dần lắng xuống. Thân mẫu Bác thường ru con những câu ca da diết: “Con ơi nhớ lấy câu này/ Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm/ Làm người đói sạch rách thơm/ Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền”.

    Lớn lên chút nữa, những cuộc đàm đạo văn chương, thế sự của thân phụ Bác với các vị túc nho như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Thân đã nhen lên trong tâm khảm Bác và người chị, người anh lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù lũ giặc sâu sắc. Ông Nguyễn Sinh Sắc, dù đậu Phó bảng, dù được bổ làm quan vẫn trước sau xa xót: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ hựu nô lệ” (quan trường là nô lệ trong đám người nô lệ nên càng nô lệ hơn). Chị gái của Bác - bà Nguyễn Thị Thanh, anh trai Bác - ông Nguyễn Sinh Khiêm, đều được học hành chu đáo, tham gia các hoạt động yêu nước, đều bị chính quyền thực dân, phong kiến cầm tù, quản chế.

    [​IMG]
    Chủ tịch Hồ Chí Minh

    Truyền thống vẻ vang của quê hương và gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến tuổi ấu thơ của Bác, đến việc hình thành nhân cách, tư tưởng, đạo đức của Bác. Sau này, trên con đường bôn ba tìm đường cứu nước, được hoà mình trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Á, Âu, Phi, Mỹ, Australia; được tiếp xúc với chủ nghĩ Mác - Lênin và ánh sáng Cách mạng Tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển truyền thống văn hoá, yêu nước và cách mạng của dân tộc, của quê hương lên tầm cao mới: chủ nghĩa yêu nước mang nội dung nhân bản sâu sắc; giải phóng dân tộc đi liền với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người; đề cao con người là nhân tố quyết định của lịch sử; cách mạng dân tộc, dân chủ phải phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa; sức mạnh dân tộc phải gắn liền với sức mạnh thời đại; đặc biệt coi trọng vai trò “là gốc”, “là người chủ” của nhân dân, sức mạnh to lớn đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là những đóng góp hết sức quan trọng của Người đối với giá trị văn hoá Việt Nam và cả nhân loại.

    Một con người của “Nền văn hóa tương lai”

    Năm 1987, Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 tại Paris, nước Pháp đã ra Nghị quyết 24C/18.65 về việc kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1990, đúng 100 năm Ngày sinh của Người, vinh danh Người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới”1 . Nhưng 64 năm trước, năm 1923, nhà thơ Xô viết Osip Mandelstam đã viết về Nguyễn Ái Quốc - tên Người lúc đó, trên tạp chí Ogoniok, số 39: “Từ Nguyễn Ái Quốc toả ra một nền văn hoá, không phải là văn hoá châu Âu mà có lẽ là nền văn hóa của tương lai”… “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị và lịch sự. Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai, thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”2 .

    [​IMG]
    Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc Tết đồng vào và chiến sĩ cả nước xuân Kỷ Dậu 1969

    Dẫu bôn ba bốn biển năm châu, dẫu xa quê khi còn rất trẻ, Người luôn yêu quý, luôn khắc khoải về đất nước, quê hương. Người nhớ nằm lòng nhiều làn điệu hát ví, hát giặm, hát phường vải của quê nhà. Người sử dụng rộng rãi, linh hoạt, tài tình các thể loại văn học truyền thống, các hình thức sinh hoạt văn hoá dân dã như tập Kiều, lẩy Kiều, vịnh Kiều, tập cổ, thơ lục bát, thơ tự vịnh, thơ cổ điển, thơ mừng tuổi, thơ chúc tết, chúc thọ. Người ưa lẩy Kiều và đã vận dụng nghệ thuật dân gian này đến độ sáng tạo, tinh tế. Người không nhận mình là một nhà thơ, nhà văn “Ngâm thơ ta vốn không ham”... Người làm thơ, viết văn, viết báo, chụp ảnh, ký hoạ có khi là để mưu sinh, nhưng cao hơn là để phong phú hóa, thanh bạch hóa cuộc sống thường nhật gian khổ, khó khăn của mình, là để phục vụ cách mạng.



    Trong thơ văn, Người hay dùng tục ngữ, ca dao, dân ca, lối nói ví von, so sánh sinh động, dễ hiểu của nhân dân lao động. Người yêu mến và say sưa nghiên cứu các tác phẩm văn chương cổ điển của Việt Nam, Trung Quốc, Pháp và các nước khác. Người nhắc nhở mình và mọi người “Nay ở trong thơ nên có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong”. Văn chương, thơ ca của Người giản dị, chân chất, nhân văn như tính mộc mạc, đằm thắm của người xứ Nghệ, lại có cái sâu sắc, thâm thuý, uyên bác của các nhà hiền triết phương Đông, phương Tây; cổ điển và hiện đại, xứ sở và dân tộc, bình dân và bác học... hoà quyện một cách nhuần nhuyễn, sống động, tài tình.

    [​IMG]
    Bác Hồ làm việc trong khuôn viên Phủ Chủ tịch tại Hà Nội

    Trên con đường hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân lên hầu khắp các châu lục, nhiều quốc gia, nhiều nền văn hoá, thông thuộc nhiều thứ tiếng nước ngoài. Vậy mà, một đêm ở Thái Lan xa xôi, Người thốt lên “Xa nhà chốc mấy mươi niên / Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con”. Người vẫn giữ cho mình giọng Nghệ nằng nặng, trầm ấm, chân chất, vang vọng của quê nhà. Sau hàng chục năm xa quê, ngày trở lại, Người xúc động nói: “Quê hương nghĩa trọng tình cao / Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”. Người không quên lối đi nhỏ vào nhà ngày xưa nơi có hàng râm bụt, cây bưởi, luống rau, luống lạc trước nhà, cây mít, hàng cau phía sau, chiếc võng tuổi thơ, chiếc rương gỗ nhỏ - của hồi môn ít ỏi của mẹ, khung cửi của bà, của mẹ, chiếc phản gỗ và mấy pho sách của cha, những câu chuyện kể của ông bà… Người nhớ và ghi sâu công đức người thầy khai tâm của mình, những kỷ niệm với người bạn câu cá, ông thợ rèn, bạn thả diều, chăn trâu, đánh trận giả…Người nhớ và nhắc giúp nghệ sỹ quê nhà hai câu cuối của một bài hát dân ca, về cách phát âm, cách luyến láy một số từ giọng Nghệ khi hát xướng. Trong bữa ăn thường nhật, Người ưa món tương, cà, nhút, vừng của quê nhà.

    Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

    Năm 15 tuổi, Nguyễn Sinh Cung cùng cha, mẹ và anh Khiêm vào Huế; năm 18 tuổi (1908), Anh tham gia các cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tại kinh đô Huế. Năm 1910, trong tên gọi Nguyễn Tất Thành, trên con đường mở mang tầm nhìn, khao khát con đường cứu nước, Bác của chúng ta dừng chân dạy học ở Trường Dục Thanh, thị xã Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở đây lập ra nhằm hưởng ứng phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng. Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành xuống tàu biển sang phương Tây, như sau này Người kể lại “Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”3.

    Trước đó, Phan Bội Châu đi về phương Đông, nhưng một thực tế hết sức phũ phàng là nước Nhật “đồng chủng”, “đồng cừu” đang phản bội người da vàng, xâm lược Trung Quốc, Triều Tiên, ra lệnh trục xuất chính Phan và các du học sinh Việt Nam yêu nước. Cải cách của Khang, Lương ở Trung Quốc thất bại, cho thấy Trung Quốc không thể đi theo con đường Duy Tân của Nhật Bản. Cách mạng Tân Hợi (1911) của Tôn Văn tuy lật đổ được ngai vàng đế chế, nhưng đã không lật đổ được quyền chiếm hữu ruộng đất và ách bóc lột của địa chủ phong kiến, ách nô dịch của đế quốc tư bản nước ngoài. Nhiều trí thức Việt Nam đương thời cũng sang Pháp, có người chỉ lo học hành, kiếm sống, làm giàu; có người vừa học chữ, vừa tìm đường cứu nước, cứu dân.

    Luật sư, Tiến sĩ Phan Văn Trường và Phó bảng Phan Châu Trinh tiêu biểu cho nhóm thứ hai. Tuy nhiên, sống và hoạt động ở Pháp nhiều năm, từng tiếp xúc với các lực lượng cánh tả Pháp, vậy mà các ông vẫn không tìm được con đường đúng đắn giải phóng dân tộc, không đến được với chủ nghĩa Mác - Lênin như Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc. Theo báo cáo của Trung ương Đảng Xã hội Pháp thì năm 1913 đã có 7 người Việt Nam vào Đảng Xã hội Pháp, năm 1919 có 80 người Việt Nam tham gia Đảng này, nhưng đến năm 1920 chỉ còn 20 người, duy chỉ có Nguyễn Ái Quốc (vào Đảng Xã hội Pháp năm 1918) trở thành người cộng sản 4 .

    [​IMG]
    Người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp (12/1920)

    Trên con đường bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc được hòa mình trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Á. Với sự thông minh, mẫn tiệp, nhạy cảm với cái mới, trăn trở, khát khao tìm con đường đúng đắn để cứu nước, cứu dân, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp xúc, gạn lọc, đón nhận những tư tưởng tiến bộ của văn hóa phương Tây: chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng, chủ nghĩa duy lý thế kỷ Ánh sáng, tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng Pháp, Anh, Mỹ…

    Ở Pháp, Người cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường gửi Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Versailles (1919); viết Bản án chế độ thực dân Pháp (1920); bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ Ba (tức Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và đương nhiên, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (1920); sáng lập báo Người cùng khổ (Le Paria, 1922), ngay bài viết cho số đầu tiên, Người tuyên bố sứ mệnh tờ báo là “giải phóng con người”.

    [​IMG]
    Ảnh tư liệu

    Ở Pháp, Người cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường gửi Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Versailles (1919); viết Bản án chế độ thực dân Pháp (1920); bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ Ba (tức Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và đương nhiên, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (1920); sáng lập báo Người cùng khổ (Le Paria, 1922), ngay bài viết cho số đầu tiên, Người tuyên bố sứ mệnh tờ báo là “giải phóng con người”.

    Hơn 10 năm ở trời Tây, vừa vất vả lao động kiếm sống, vừa đau đáu tìm kiếm con đường cứu nước, cứu dân, Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc càng nhận thức rõ: chủ nghĩa tư bản, bè lũ đế quốc, thực dân là những kẻ đã gây ra mọi áp bức, bóc lột, đau khổ cho công nhân, nông dân và các tầng lớp khác ở cả thuộc địa và ở ngay chính quốc.

    Theo Người: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ Ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”5. Người khẳng định: “Muốn giải phóng dân tộc phải tự mình làm lấy”. Người tin tưởng ở con đường đi của mình, tin tưởng ở sức mạnh của nhân dân, của dân tộc.

    Điều này, rất khác với quan điểm của Phan Bội Châu, của Phan Chu Trinh; vượt qua những giáo lý Khổng, Mạnh hẹp hòi, duy tâm; vượt qua sự hạn chế của chủ nghĩa yêu nước đã khá lỗi thời của các sĩ phu phong kiến và các nhà cách mạng có xu hướng dân chủ tư sản, tiểu tư sản đương thời. Từ chủ nghĩa yêu nước, Người đến với chủ nghĩa cộng sản khoa học, chủ nghĩa Mác - Lênin. Người bắt gặp, đón nhận Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin, và sự kiện này không hề là ngẫu nhiên, may mắn. Đó là một tất yếu khách quan mang tính khoa học và cách mạng. Chính Phan Châu Trinh, trong một bức thư đề ngày 18/2/1922 gửi từ Marseille cho Nguyễn Ái Quốc đang ở Paris, đã viết: “Thân tôi tựa như chim lồng, cá chậu… Cảnh tôi như hoa sắp tàn, hiềm vì quốc phá gia vong, mà hơi tàn cũng phải gào cho hả, may ra có tỉnh giấc hồn mê”. Cuối thư, Cụ ví Nguyễn Ái Quốc “như cây đương lộc, nghị lực có thừa, dày công học hành, lý thuyết tinh thông… không bao lâu nữa cái chủ nghĩa anh tôn thờ (ý nói chủ nghĩa Mác - Lênin) sẽ thâm căn cố đế trong đám dân tình chí sỹ nước ta”6 .

    [​IMG]
    Bác Hồ trong phòng làm việc
    Điều mà cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc cùng các chí sỹ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và cả dân tộc mong mỏi, đã theo bước chân của Nguyễn Tất Thành -Văn Ba- Nguyễn Ái Quốc, qua thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Á, Âu, Phi, Mỹ, Australia; qua ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và cách mạng Tháng Mười Nga, đã lan tỏa, “sâu rễ bền gốc” ở Việt Nam. Để có chuyến trở về nước lịch sử của Nguyễn Ái Quốc ngày 28/1/1941. Để có Ngày Quốc khánh 2/9/1945 với tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại “Người có tầm nhìn cao rộng và sâu xa, xuyên qua lịch sử, bao quát không gian, thấy sáng tương lai, mở ra những bước ngoặt vĩ đại, đưa dân tộc Việt Nam từ cảnh nô lệ lầm than ra ánh sáng độc lập tự do, từ một đất nước ít ai biết đến trở thành người chiến sỹ tiêu biểu cho cả loài người tiến bộ yêu mến và khâm phục. Đó là tầm nhìn mang ý nghĩa chiến lược, nhìn thấy con đường cứu nước là con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gặp gỡ và hòa nhập với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản, cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa quyện vào nhau trong không gian và thời gian, ở một nước và trên toàn thế giới”7 .

    Từ Làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An, Hồ Chí Minh đã hòa mình cùng cuộc đấu tranh vĩ đại của nhân dân, dân tộc mình; vươn ra biển lớn để từ một người yêu nước chân chính thành người cộng sản chân chính, một nhà văn hóa lớn của phương Đông và phương Tây. Từ thế giới, Người lại trở về với nhân dân mình, dân tộc mình, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; tạo những tiền đề quan trọng cho trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 trên bầu trời Hà Nội, cho Đại thắng mùa xuân 1975 hội tụ ở Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng.

    Người để lại cho muôn đời sau tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh, con đường Hồ Chí Minh. Người là đóa sen đẹp nhất của dân tộc Việt Nam và là đóa sen đẹp, thanh cao, mẫu mực của nhân loại./.
     
  16. Chắn Hội Hà Nội

    Chắn Hội Hà Nội chắn hội hà nội

    Một số bài viết không đúng chủ để, CHHN đã xoá.
    Các thành viên, những người chơi khác lưu ý: Diễn đàn đã có nội quy, quy định, có mục để post bài cho đúng chủ đề; vì vậy không post sai chủ đề; BQT CHHN sẽ xoá mà không cần lý do.
     
  17. DẾ MÈN 80

    DẾ MÈN 80 TB Tài Chính


    Có 1 người bạn ở bên ta, chính là 1 điều thật quý giá

    Vì tôi thấy lòng người sống quá vội vàng, sống quá vô tâm.
    Tôi chẳng biết mọi người tính toán làm gì cứ mãi hơn thua.

    Dòng đời đôi khi như cơn bão lớn, đường dài xa xôi tôi không thấy lối
    Mịt mờ phía sau cũng chẳng thể quay đầu.

    Chỉ cần đôi tay cho tôi nắm lấy, người nào bên tôi yêu thương giăng lối,
    Dẫu thế nào vẫn mãi là 1 người bạn

    Trích "Ông già mù và con chó" - Bùi Caroon
     
  18. Chắn hội Hải Phòng

    Chắn hội Hải Phòng Chắn hội Hải Phòng

  19. Mod04

    Mod04 Administrator

    Kính chào toàn thể Anh Chị Em thành viên Chắn Hội Hà Nội!

    Em Bách Mod04 đại diện cho Ban quản trị Sân Đình và Hội Yêu Chắn, xin trân trọng gửi lời mời đích danh đến Hội trưởng @Sondat và 02 đại diện của Chắn Hội Hà Nội tham gia giải đấu "Giải vô địch Hội Yêu Chắn lần 3". Sự tham gia của quý Anh Chị là niềm động viên rất lớn, là yếu tố làm nên sự thành công của giải đấu.
    Trân trọng!
    CHHN-min.

    Thông tin chi tiết về giải đấu kính mời quý Anh Chị theo dõi tại đây: https://www.facebook.com/groups/chanphom/permalink/691625331272261/
     
  20. Chắn Hội Hà Nội

    Chắn Hội Hà Nội chắn hội hà nội

    Hà Nội ngày 6/6/2019
    THÔNG BÁO

    Chắn Hội Hải Phòng có gửi thư mời ACE Chắn Hội Hà Nội tham gia giao lưu Offline Trận Chung kết và tổng kết giải đấu "Chắn Hội Hải Phòng mở rộng lần V"

    [​IMG] Thời gian Offline : 8h00 ngày Chủ Nhật (9/6//2019)
    Địa điểm Offline : Nhà hàng Tuấn Bảo - đường 25/10 Thị trấn Núi Đèo, Thủy Nguyên, Hải Phòng

    [​IMG] Kinh phí ủng hộ buổi Offline là do đóng góp của mỗi cá nhân.
    KHÔNG TRÍCH QUỸ CHHN.

    [​IMG] Hạn đăng ký đến 24h ngày 7/6/2019

    Để công tác đón tiếp của Chắn Hội Hải Phòng được chuẩn bị chu đáo và tránh lãng phí, ACE TV CHHN ai chắc chắn tham gia được thì mời đăng ký sớm cho ACE ban QT CHHN
    - Nick DẾ MÈN 80 : sđt 035.997.1064
    hoặc đăng ký trực tiếp cho Ban tổ chức Chắn Hội Hải Phòng :
    - Nick hoangcaloc (Hội trưởng): sđt 076.838.6101
    - Nick Nobitaviet05 (Trưởng ban TCSK): sđt 090.422.4722

    Lưu ý : Ban quản trị Sân Đình có tổ chức chuyến xe miễn phí về Hải Phòng
    Thời gian: Chủ Nhật 09/06/2019.
    - 07h00 khởi hành từ Hà Nội đi Hải Phòng.
    - 15h00 từ Hải Phòng về Hà Nội.​
    Địa điểm tập trung:
    Tòa nhà Toyota số 15 Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội (đối diện bến xe Mỹ Đình).
    .
    Anh Chị Em thành viên ai đi xe ô tô thì liên hệ đăng ký vé xe ngay với :
    - DẾ MÈN 80 (sđt 035.997.1064)
    hoặc
    - Mod04 Bách Bé Bỏng (sđt 097.325.8403)

    Ban QT Chắn Hội Hà Nội